Zalo

Các hậu quả của béo phì là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Theo thống kê, hiện nay số lượng người bị béo phì, kể cả trẻ em đang tăng cao với mức độ báo động gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ và là mối đe dọa tiềm ẩn, đem lại nhiều hệ luỵ cho tương lai. Vậy hậu quả của béo phì là gì?

1. Bệnh béo phì là như thế nào?

Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ thừa quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân gây suy giảm sức khỏe. Để đánh giá tình trạng béo phì có thể dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI) với 2 yếu là chiều cao và cân nặng. Một người được đánh giá là thừa cân khi chỉ số BMI cao hơn 25, còn người béo phì sẽ có chỉ số BMI trên 30. 

2. Nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ béo phì

Nguyên nhân chính gây ra béo phì là sự mất cân bằng giữa lượng calo nạp vào cơ thể và lượng calo tiêu hao. Các chất dinh dưỡng được cung cấp nhiều mà sự tiêu hao quá ít sẽ dẫn tới tình trạng tích lũy mỡ thừa và dần dần thừa cân, béo phì. Các nhóm nguyên nhân chính gây nên tình trạng béo phì ở dân số cụ thể như sau:

  • Chế độ ăn thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, ăn ít rau và uống nhiều nước ngọt.
  • Người làm việc văn phòng ít đi lại, lười vận động.
  • Phụ nữ sau sinh không có chế độ ăn uống và tập luyện trở lại.
  • Thiếu ngủ cũng là một thay đổi lối sống gây ra hậu quả trao đổi chất tiêu cực vì thiếu ngủ sẽ gây tăng thèm ăn kéo theo các bữa phụ dẫn tới thừa cân.
Nhiều người không biết các hậu quả của béo phì là gì? 

3. Béo phì có tác hại gì với sức khỏe? Béo phì gây bệnh gì?

Hậu quả của béo phì đối với sức khỏe rất nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh trong tương lai. Các hệ luỵ của béo phì đối với sức khoẻ con người như sau:

  • Đau lưng, thoái hoá khớp: Béo phì là khi trọng lượng cơ thể tăng quá mức so với chiều cao vì vậy sức nặng đè lên các khớp sẽ vô cùng lớn nhất là vùng lưng, háng, gối và cổ chân. Theo thời gian các khớp này sẽ dần bị tổn thương và lão hoá gây hậu quả đau đớn, khó khăn trong vận động, sinh hoạt hàng ngày.
  • Rối loạn chuyển hoá, nội tiết: Béo phì cũng làm gia tăng nguy cơ bị kém dung nạp glucose, kháng insulin và cuối cùng là bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, bệnh gout do tăng acid uric,…
  • Rối loạn tiêu hoá: Béo phì cũng làm gia tăng nguy cơ bị sỏi mật, gan nhiễm mỡ do tiêu thụ lượng lớn fructose và chất tạo ngọt có trong nước ngọt có ga và các loại thực phẩm đóng hộp. Đường fructose và chất tạo ngọt đến gan sẽ chuyển hóa một phần thành acid béo gây gan nhiễm mỡ.
  • Tăng nguy cơ bệnh tim mạch: Béo phì cũng là nguyên nhân gây ra tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não và hẹp tắc động mạch chi.
  • Ảnh hưởng hệ hô hấp: Người bị béo phì dễ gặp hội chứng giảm không khí, ngưng thở khi ngủ là các biến chứng rất nguy hiểm.
  • Ảnh hưởng tâm lý: Những người bị béo phì đặc biệt là trẻ em sẽ có ngoại hình khác biệt hơn những đứa trẻ khác dẫn tới dễ mắc phải các vấn đề về tâm lý, dần dần khiến trẻ thụ động, thiếu linh hoạt và thậm chí là trầm cảm. Người lớn béo phì cũng gặp nhiều khó khăn trong học tập và làm việc hơn. 
  • Tăng nguy cơ vô sinh: Béo phì làm ảnh hưởng tới hoạt động của hệ nội tiết cơ thể, trong đó có cả các hormon quan trọng cho sức khỏe tình dục như testosterone. Nữ giới béo phì có nguy cơ rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn khó thụ thai trong khi đó nam giới có khả năng bị rối loạn cương dương, giảm ham muốn, vô sinh,… Ngoài ra, béo phì còn làm tăng nguy cơ biến chứng khi mang thai ở phụ nữ như đái tháo đường thai kỳ, sinh non và dị tật bẩm sinh….
  • Các bệnh ngoài da: Người béo phì thường có các nếp gấp da mỡ trên cơ thể dễ gây phát ban da hay bệnh gai đen (đổi màu da ở các nếp gấp và nếp nhăn trên cơ thể liên quan tới bệnh tiểu đường).
  • Tăng nguy cơ ung thư: Một số nghiên cứu còn cho thấy sự liên hệ giữa béo phì và các loại ung thư như ung thư thực quản, ung thư trực tràng, ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư gan mật và ung thư tiền liệt tuyến. 
Một trong những hậu quả của béo phì là rối loạn tiêu hóa

Tóm lại, béo phì là bệnh lý nguy hiểm nhưng đang rất phổ biến trong xã hội. Béo phì có thể để lại nhiều hậu quả không chỉ cho hiện tại mà còn là sức khoẻ trong tương lai. Vì vậy việc giảm cân, duy trì một chế độ dinh dưỡng phù hợp và tập luyện tích cực cần được thực hiện càng sớm càng tốt với những người có nguy cơ béo phì. 

Hiện nay, phương pháp truyền tiêu hao năng lượng được nhiều người dùng đánh giá rất cao, có thể giúp đào thải mỡ ở cấp độ tế bào, đặc biệt dành cho những ai đã từng giảm béo thất bại, đạt chuẩn y khoa tối giản từ Hoa Kỳ. Phương pháp giảm cân đa trị liệu này không xâm lấn - không hút - không tác động sâu mà được truyền trực tiếp vào cơ thể người dùng bằng đường tĩnh mạch. Hiệu quả đạt được sau liệu trình là giảm mỡ nội tạng; Ngăn ngừa, giảm các bệnh lý do thừa cân; Bảo toàn và siết cơ, định hình vóc dáng; Tăng chuyển hoá cơ bản; Tăng khả năng trao đổi chất; Tăng cường năng lượng và hiệu suất vận động; Ngăn tái béo và tích lũy mỡ thừa… Truyền tiêu hao năng lượng có khả năng can thiệp từ trong ra ngoài nhờ sự kết hợp tuyệt vời của các vi hoạt chất và quy trình ăn uống hợp lý. Sử dụng giảm cân đa trị liệu không chỉ giúp bạn giảm mỡ nội tạng mà còn giải quyết cả các vấn đề về mỡ bệnh lý trong máu và mỡ dưới da nếu có dư thừa.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn 1 ngày?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn 1 ngày?

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Nhịn ăn gián đoạn bao lâu thì giảm cân?

Nhịn ăn gián đoạn bao lâu thì giảm cân?

Uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không?

Uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không?

15

Bài viết hữu ích?