Zalo

Lưu ý về lượng calo trong các loại bánh ngọt

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Bánh ngọt đã trở thành 1 trong những loại đồ ăn không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng calo trong bánh ngọt có thể ảnh hưởng đến trọng lượng và sức khỏe tổng thể của bạn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết 1 cái bánh ngọt bao nhiêu calo và những cách để thưởng thức đồ ăn này một cách có kiểm soát nhé!

1. Hậu quả khi không kiểm soát calo trong các loại bánh ngọt

Bánh ngọt chứa nhiều calo và cung cấp ít giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. Một số thành phần chính của bánh ngọt bao gồm: bột mì, đường, trứng và các nguyên liệu khác. Cụ thể: 

  • Bột mì: Bột mì là thành phần cơ bản của hầu hết các loại bánh ngọt. Tùy theo các loại bánh khác nhau mà loại bột mì được sử dụng có thể được làm từ lúa mạch hoặc ngô.
  • Đường: Đường thường được sử dụng để làm ngọt và tạo độ ngon cho bánh.
  • Trứng: Trứng thường được dùng để làm bánh nhằm tạo độ mềm và tăng độ đàn hồi cho bánh.
  • Bơ hoặc dầu: Bơ thường được sử dụng để làm cho bánh có hương vị béo ngậy, trong khi dầu thường được sử dụng trong một số loại bánh khác như bánh bí ngô.
  • Sữa: Sữa thường được thêm vào để làm bánh mềm và có độ ẩm nhất định.
  • Bột nở: Bột nở hoặc men nở làm cho bánh nở lên và có cấu trúc xốp.
  • Hương liệu: Hương liệu như vani, chanh, cam, hoặc các loại hương liệu tự nhiên khác được thêm vào bánh ngọt để tạo hương vị đặc trưng cho bánh.
  • Chất tạo màu và phụ gia: Một số loại bánh có thể cần thêm các chất tạo màu và phụ gia như bột cacao, các loại hạt hoặc hương liệu tự nhiên để tạo màu sắc và hương vị đặc biệt.
  • Muối: Muối thường được thêm vào bánh ngọt để cân bằng hương vị.

Việc ăn bánh ngọt mất kiểm soát sẽ gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe. Một số vấn đề sức khỏe mà bạn có thể gặp phải khi ăn nhiều bánh ngọt như:

  • Tăng cân và béo phì: Bánh ngọt thường chứa nhiều đường và calo. Ăn quá nhiều bánh có thể dẫn đến tăng cân nếu bạn không kiểm soát khẩu phần và không duy trì một lối sống lành mạnh.
  • Tăng nguy cơ bệnh tiểu đường: Việc tiêu thụ quá nhiều đường từ bánh ngọt có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
  • Răng sâu: Đường và acid có thể gây hại cho men răng và gây ra sâu răng, đặc biệt khi bạn không chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi ăn bánh.
  • Tăng nguy cơ bệnh tim mạch: Sự tiêu thụ quá nhiều đường và chất béo bão hòa (có thể có trong bánh) có thể tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
  • Tăng cảm xúc không ổn định: Ăn quá nhiều đường có thể gây tăng đường huyết và sau đó giảm đường huyết nhanh chóng, dẫn đến cảm xúc không ổn định, thường xuyên mệt mỏi và căng thẳng.
  • Vấn đề tiêu hóa: Bánh ngọt thường chứa nhiều chất béo và chất xơ ít, có thể dẫn đến vấn đề tiêu hóa như táo bón.

Do vậy, kiểm soát việc tiêu thụ calo trong các loại bánh ngọt sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh lý trên, đồng thời vẫn có thể thỏa mãn sở thích ăn bánh ngọt trong một mức độ nhất định.

calo trong bánh ngọt
Kiểm soát việc tiêu thụ calo trong các loại bánh ngọt sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh lý 

2. 1 cái bánh ngọt bao nhiêu calo?

Nhiều người thắc mắc một cái bánh ngọt bao nhiêu calo? Thực tế, calo trong các loại bánh ngọt sẽ khác nhau tùy thuộc vào thành phần và cách chế biến. Trong phần này, chúng ta hãy cùng giải đáp câu hỏi “1 cái bánh ngọt bao nhiêu calo?” trong mỗi loại sau đây. 

  • Bánh Angel Food: 1 lát (57g) - 150 calo
  • Bánh táo: 1 miếng (150g) - 323 calo
  • Bánh táo nướng: 1 phần (109g) - 240 calo
  • Bánh mứt táo: 1 phần (85g) - 85 calo
  • Bánh xoài: 1 lát (80g) - 136 calo
  • Bánh rôti táo: 1 miếng (128g) - 298 calo
  • Bánh Bakewell: 1 phần (38g) - 157 calo
  • Bánh kem chuối: 1 miếng (144g) - 387 calo
  • Bánh Banoffee: 1 miếng (135g) - 500 calo
  • Bánh Muffin việt quất: 1 cái nhỏ (183g) - 557 calo
  • Bánh Brownie: 1 miếng nhỏ (30g) - 152 calo
  • Bánh Bundt: 1 miếng (50g) - 190 calo
  • Bánh Caramel: 1 miếng trung bình (82g) - 390 calo
  • Bánh phô mai: 1 lát nhỏ (80g) - 262 calo
  • Bánh Bakewell: 1 phần (38g) - 157 calo
  • Bánh socola với lớp phô mai: 1 miếng (125g) - 432 calo
  • Bánh kem socola: 1 lát (150g) - 437 calo
  • Bánh socola mousse: 1 phần (90g) - 370 calo
  • Bánh dừa: 1 miếng trung bình (109g) - 388 calo
  • Bánh ngô: 1 miếng nhỏ (66g) - 257 calo
  • Bánh quế: 1 miếng nhỏ (14g) - 55 calo
  • Bánh quế nhân phô mai: 1 miếng (46g) - 180 calo
  • Bánh Flan trứng: 1 miếng (136g) - 420 calo
  • Bánh hoa quả: 1 miếng trung bình (113g) - 132 calo
calo trong bánh ngọt
Calo trong các loại bánh ngọt sẽ khác nhau tùy thuộc vào thành phần và cách chế biến 

3. Cách giảm calo trong các loại bánh ngọt

Bạn có thể giảm lượng calo trong các loại bánh ngọt bằng cách thay đổi thành phần và cách chế biến.

  • Sử dụng bột mì nguyên hạt: Thay vì sử dụng bột mì trắng, hãy sử dụng bột mì nguyên hạt để tăng lượng chất xơ và giảm calo.
  • Dùng đường thay thế: Bạn có thể tự làm bánh tại nhà và sử dụng các loại đường thay thế như đường hạt dẻ, đường mật ong hoặc đường xylitol thay vì đường trắng. Điều này giúp giảm lượng calo và đường trong bánh.
  • Giảm lượng dầu hoặc bơ: Bạn có thể giảm lượng dầu hoặc bơ trong công thức bánh để giảm calo.
  • Sử dụng sữa không đường: Nếu công thức bánh ngọt yêu cầu thành phần sữa, bạn hãy sử dụng sữa không đường thay vì sữa có đường để giảm lượng calo và đường.
  • Thêm trái cây và các loại hạt: Bạn có thể thêm trái cây, các loại hạt để tăng cường chất xơ và giảm calo. Trái cây tươi cũng có thể được sử dụng để tạo độ ngọt tự nhiên cho bánh.
  • Loại bỏ lớp kem và lớp nhân: Nếu bánh có nhiều lớp kem hoặc nhân ngọt, bạn có thể cân nhắc giảm hoặc loại bỏ một số lớp này để giảm calo.
  • Nấu bánh bằng phương pháp nướng thay vì chiên: Nếu có thể, hãy nướng bánh thay vì chiên bằng dầu để giảm lượng dầu hấp thụ vào bánh.

Hiện nay, nhiều thương hiệu sản xuất các loại bánh ngọt được quảng cáo là không béo, tốt cho sức khỏe. Thực tế, bánh ngọt healthy có thể chứa ít calo hơn so với các loại bánh ngọt truyền thống do sử dụng các thành phần và phương pháp chế biến tốt hơn cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc việc tần suất cũng như khẩu phần ăn của các loại bánh này, đồng thời duy trì lối sống lành mạnh để đảm bảo bạn không nạp vào cơ thể quá nhiều calo. 

Calo trong các loại bánh ngọt có thể được thay đổi nếu tự làm bánh tại nhà và thay đổi thành phần, cách chế biến. Nếu ăn bánh ngọt ngoài cửa hàng, bạn cần xem xét thành phần dinh dưỡng trên bao bì để cân nhắc việc tiêu thụ đồ ăn này. Việc kiểm soát được calo trong bánh ngọt sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng tăng cân và giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác. Hy vọng bài viết đã đem lại những thông tin hữu ích đến bạn đọc.

Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Ăn sáng bằng khoai lang có giảm cân không?

Ăn sáng bằng khoai lang có giảm cân không?

Đường phèn bao nhiêu calo? Ăn vào vào béo không?

Đường phèn bao nhiêu calo? Ăn vào vào béo không?

Ăn mứt dừa có nhiều calo không và có béo không?

Ăn mứt dừa có nhiều calo không và có béo không?

Gân bò có mỡ không? Ăn vào có tăng cân không?

Gân bò có mỡ không? Ăn vào có tăng cân không?

Rau dền bao nhiêu calo? Ăn vào có giảm cân không?

Rau dền bao nhiêu calo? Ăn vào có giảm cân không?

118

Bài viết hữu ích?