Zalo

Lưu ý về lượng calo trong cá và các loại hải sản

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Cá và hải sản là những thực phẩm tốt cho sức khỏe với nguồn dinh dưỡng dồi dào. Tuy nhiên, cá và hải sản có nhiều calo không lại là vấn đề ít được quan tâm. Sau đây là một số thông tin giúp bạn đọc hiểu và nắm rõ hơn về dinh dưỡng của cá và hải hải.

1. Những nét chính về thành phần dinh dưỡng trong cá

1.1 Calo trong cá và hải sản

Theo những kết quả phân tích dinh dưỡng, Lượng calo trong hải sản có xu hướng thấp hơn calo trong các loại thịt động vật khác. Hầu hết calo trong cá là calo từ chất đạm vì cá chứa thịt nạc và thường rất ít mỡ.  Chính vì thế, các loại hải sản ít chất béo có năng lượng khoảng 100 calo còn hải sản chứa nhiều chất béo có thể chứa khoảng 200 calo. 

Các chế độ ăn kiêng có thể sử dụng hải sản để giảm calo nạp vào cơ thể. Calo trong hải khá thấp nhưng dinh dưỡng trong hải sản lại cần thiết cho cơ thể. Chính vì thế chế độ ăn giảm cân giảm mỡ sẽ phù hợp với hải sản.

1.2 Chất đạm trong hải sản và cá

Mặc dù lượng chất đạm trọng hải sản không cao như thịt động vật trên cạn nhưng đây vẫn là một thực phẩm giàu đạm. Khi sử dụng hải sản cơ thể được tổng hợp axit amin hình thành các chuỗi axit amin giúp chất đạm được tổng hợp tốt hơn. Thông thường thịt hải sản có thể cung cấp 34% nhu cầu chất đạm cho cơ thể nếu dùng vừa phải.

Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng, chất đạm trong hải sản có đặc điểm dễ tiêu không gây táo bón khó tiêu như thịt động vật trên cạn. Do đó, với bệnh nhân không thích ăn thịt hoặc khó tiêu hóa khi dùng thịt có thể nhận chất đạm từ hải sản để cân bằng dinh dưỡng cơ thể.

1.3 Chất béo trong cá và hải sản

Tổng chất béo trong hải sản chiếm lượng không lớn so với thịt động vật. Tuy nhiên trong thành phần chất béo được phát hiện vẫn tồn tại cả axit béo lẫn chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa. Với lượng chất béo ít hải sản sẽ giảm gần 30% năng lượng từ chất béo so với thịt chứa nhiều chất béo.

Theo đánh giá tỷ lệ chất béo trong toàn thành phần dinh dưỡng, tổng các chất béo có trong hải sản thường chiếm không quá 5% thành phần dinh dưỡng. Đặc biệt là những loại cá béo cũng không có tỉ lệ chất béo cao hay calo trong hải sản đến từ chất béo dường như rất thấp. Các loại hải sản có hàm lượng chất béo cao có thể chứa lượng chất béo tổng 15% thành phần là cá thu, cá trích và các hồi. Tuy nhiên tỷ lệ chất béo của các loại cá này vẫn chứng minh calo trong cá và calo trong hải sản đến từ chất béo rất ít.

Phần lớn chất béo tìm thấy trong hải sản là chất béo không bão hòa và axit béo. Lượng chất béo có lợi này đặc biệt có nhiều trong hải sản và các thực phẩm khác khó sánh được. Do đó sử dụng hải sản điều độ sẽ giúp cơ thể hấp thụ chất béo lành mạnh nhiều hơn.

Cá và hải sản là những thực phẩm tốt cho sức khỏe với nguồn dinh dưỡng dồi dào
Cá và hải sản là những thực phẩm tốt cho sức khỏe với nguồn dinh dưỡng dồi dào

1.4 Cholesterol trong cá và hải sản

Cholesterol có trong mọi thực phẩm. Tuy nhiên với cơ thể bình thường các chuyên gia thường khuyên dùng dưới 300 miligam mỗi ngày để tránh bệnh tim mạch. Theo đánh giá cholesterol trong hải sản thì các loại hải sản có vỏ chứa khoảng 118 miligam cholesterol còn các loại cá thì chứa 70,6 miligam cholesterol sau khi nấu chín.

Tuy nhiên khi nghiên cứu kỹ hơn về các loài hải sản thì có một số hải sản hoặc thành phần của hải sản khiến cơ thể tăng cholesterol. Tôm có nồng độ cholesterol nhỉnh hơn thông thường 200 miligam cholesterol , mực thì 470 miligam cholesterol. Các con số được đo lượng với 100 gam hải sản. Ngoài ra có một số thành phần khác chứa nhiều cholesterol nên lưu ý:

  • Nội tạng cá
  • Trứng cá muối
  • Trứng cá
  • Thịt tôm hùm

1.5 Lượng natri trong cá và hải sản

Natri là muối cần thiết cho cơ thể nhưng không nên sử dụng quá nhiều để tránh mất nước. Theo nghiên cứu, cơ thể nên hấp thụ dưới 2300 miligam natri mỗi ngày ở độ tuổi trưởng thành. Với bệnh nhân không thể nạp nhiều muối sẽ hạ nhu cầu xuống còn 1500 miligam natri mỗi ngày.

Cá là loại hải sản có hàm lượng natri thấp nhưng sau khi nấu chín thì natri trong cá khá cao khoảng 118 miligam / 100 g thịt cá. Tương tự động vật có vỏ như hàu và cua cũng có chứa lượng natri cao và cao hơn cá gấp nhiều lần. Với cua phần thịt càng có vị mặn và cũng là nơi chứa hàm lượng natri cao cần chú ý. 

Theo một số nghiên cứu, không chỉ làm chín mà cấp đông cũng khiến natri trong thực phẩm tăng. Một số món ăn từ hải sản được muối để bảo quản có thể chứa lượng natri cao gây hại cho sức khỏe.

1.6 Những khoáng chất và vitamin cơ thể nhận từ cá và hải sản

Vitamin cùng khoáng chất được xác định trong hải sản khá phong phú. Một số thành phần khó kiếm ở thực phẩm trên cạn hoặc cơ thể không tự tổng hợp được. Trong đó vitamin B là minh chứng hải sản có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài ra, các loại cá giàu chất béo lành mạnh còn chứa vitamin A và vitamin D giúp phát triển xương và tăng cường miễn dịch.

Với thành phần khoáng hầu hết hải sản có chứa phốt pho, kali, kẽm, selen… những thành phần tốt cho cơ thể đặc biệt là phòng chống ung thư và ổn định nội tiết tố. Một số loại cá đóng hộp có thể sử dụng để bổ sung canxi, sắt, kẽm, đồng, iot….

2. Calo trong cá và calo trong hải sản 

Calo trong hải sản và calo trong cá được phân loại theo tình trạng chế biến và từng loại. Để có sự đánh giá khách quan, con số thống kê sẽ được tính trên 100 gam trọng lượng.

2.1 Thống kê calo trong cá

  • Cá hồi
    • Cá hồi Đại Tây Dương còn sống  208 calo
    • Cá hồi Đại Tây Dương nướng chín 206  calo
    • Cá hồi chinook sống 179 calo
    • Cá hồi chinook hun khói 116 calo
    • Cá hồi Sockeye sống 169 calo
    • Cá hồi Sockeye đóng hộp 166 calo
    • Cá hồi đỏ hun khói 206 calo
    • Thịt cá hồi làm burger 212 calo
  • Cá da trơn
    • Cá trê sống 119 calo
    • Cá trê nướng 144 calo
    • Cá trê tẩm bột chiên 229 calo
  • Cá minh thái
    • Cá minh thái sống 92 calo
    • Cá minh thái phi lê chiên giòn 232 calo
    • Sandwich cá minh thái 286 calo
  • Cá ngừ
    • Cá ngừ sống 104 calo
    • Cá ngừ ngâm dầu đóng hộp 198 calo
    • Cá ngừ đóng hộp 116 calo
    • Cá ngừ trắng ngâm dầu đóng hộp 186 calo
    • Cá ngừ trắng đóng hộp 222 calo
    • Salad cá ngừ  187 calo
  • Cá trích
    • Cá trích sống  158 calo
    • Cá trích nướng 204 calo
    • Cá trích ngâm dầu 262 calo
    • Cá trích Đại Tây dương 158 calo 
  • Cá cơm 131 calo
  • Cá thu Thái Bình Dương 158 calo
  • Cá tuyết đen Thái Bình Dương 82 calo
  • Cá rô phi 171 calo

2.2 Thống kê calo trong hải sản khác

  • Nghêu và hàu
    • Hàu tươi sống 59 calo
    • Hàu nướng 79 calo
    • Hàu tẩm bột chiên 199 calo
    • Nghêu sống 86 calo
    • Nghêu đóng hộp 142 calo
    • Nghêu nấu canh 181 calo
  • Tôm 
    • Tôm sống 71 calo
    • Tôm hấp 119 calo
    • Tôm chiên tẩm bột 242 calo
  • Cua
    • Cua xanh còn sống 87 calo
    • Cua xanh đóng hộp 84 calo
    • Bánh cua xanh 155 calo
    • Cua hoàng đế sống 84 calo
    • Cua hoàng đế hấp 96 calo
    • Surimi cua hoàng đế 95 calo
Phần lớn hải sản và cá là thực phẩm dinh dưỡng được khuyến khích sử dụng trong các khẩu phần ăn bồi bổ
Phần lớn hải sản và cá là thực phẩm dinh dưỡng được khuyến khích sử dụng trong các khẩu phần ăn bồi bổ

3. Lưu ý những loại cá nên ăn và không nên ăn

Calo trong cá khá thấp hơn nữa cá chứa nhiều axit béo omega 3 nên được ưa chuộng. Tuy nhiên không phải mọi loại cá đều có thể sử dụng. Sau đây là phân loại và một số loại cá tiêu biểu để bạn đọc tham khảo.

3.1 Cá tốt cho sức khỏe nên dùng

Cá béo là loại cá được khuyên dùng cho các chế độ ăn giàu dinh dưỡng. Hầu hết các loại cá béo chứa nhiều chất béo lành mạnh đặc biệt là axit béo omega 3 rất tốt cho sự phát triển trí não và phòng tránh tích tụ mỡ thừa

Mỗi tuần nên sử dụng khoảng 110 gam thịt cá để giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và alzheimer. Một số loại cá tốt cho sức khỏe nên dùng là cá hồi, cá trích, cá cơm, cá mòi.

Các loại cá nạc chứa nhiều chất béo có lợi đều phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của mọi đối tượng. Mỗi ngày có thể cân nhắc nạp 120 calo từ cá để giúp cơ thể hấp thụ thâm nhiều dinh dưỡng. Một số loại cá có vị tanh hoặc khó ăn có thể thay đổi cách chế biến để giúp người ăn ngon miệng hơn.

Ngoài ra tôm cũng là một loại hải sản tốt cho sức khỏe nên lựa chọn. Theo phân tích thành phần hóa sinh, Tôm không chứa nhiều thủy ngân và chúng được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên ăn nhiều tôm có thể gây tăng cholesterol và nhu cầu omega 3 tôm cung cấp rất ít so với cá béo.

3.2 Cá chứa thủy ngân không nên sử dụng

Cá biến thường có nguy cơ nhiễm độc thủy ngân và kim loại nặng. Một số loại cá được khuyến nghị không sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng vì nguyên do này. Do vậy bạn cần tránh ăn cá kiếm, cá mập, cá thu vua…

Cá thu vua có chứa nhiều omega 3 rất tốt cho phát triển trí não. Tuy nhiên loại cá này được đánh bắt ở Thái Bình Dương sẽ có lượng thủy ngân cao nên cần tránh sử dụng cho phụ nữ mang thai hay đang cho con bú vè trẻ nhỏ.

Cá cam cũng tương tự do chúng có tuổi đời kéo dài lên tới 150 năm dẫn đến thủy ngân tích tụ nhiều trong cơ thể. Vì thế không nên sử dụng loại cá này thường xuyên để tránh nhiễm độc thủy ngân.

3.3 Loại cá không nên ăn quá nhiều 

Cá ngừ không hoàn toàn xấu nhưng hàm lượng thủy ngân trong cá ngày có xuất hiện. Do đó cần đánh giá nhiều yếu tố trước khi lựa chọn cá ngừ. Với cá vây xanh và cá mắt to các chuyên gia thường khuyên không nên sử dụng. Bản thân cá ngừ albacore cũng chứa nhiều omega 3 nhưng không ăn ăn quá 1 lần mỗi tuần.

Một số phát hiện về loài của cá ngừ có thấy cá ngừ vây vàng có nguy cơ gây hại cho sức khỏe vì tăng hấp thụ thủy ngân. Do đó , nên sử dụng cá ngừ đóng hộp có kiểm định chất lượng với tần suất tối đa 3 lần/ tuần để hạn chế cơ thể nhiễm thủy ngân.

3.4 Loại cá phù hợp với nhu cầu bình thường

Một số loại cá trong đại dương tuy không chứa thủy ngân nhiều nhưng lại ít omega 3 nên không được khuyến khích sử dụng. Tuy nhiên nếu bạn cần đổi món có thể tham khảo sử dụng cá chim, cá vược, cá hồng hay cá nục heo cờ.

4. Cách bảo quản hải sản và cá để sử dụng

Calo trong cá và calo trong hải sản là vấn đề quan trọng với giảm cân. Tuy nhiên bảo quản cá và hải sản đúng cách cũng là bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng thực phẩm. Sau đây là một vài chú ý để bảo quản hải sản và cá giúp tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm:

  • Cá và hải sản nên sử dụng tươi. Thông thường cá sẽ có thời gian dùng không quá 2 ngày kể từ khi đánh bắt. Tuy nhiên cá thường chỉ giữ độ tươi khi có môi trường sống tốt hoặc chế biến nhanh kể từ thời điểm đánh bắt.
  • Với các tàu thuyền việc bảo quản cá là vô cùng quan trọng. Thông thường cá sẽ được ướp đã hoặc làm chín sau khi đánh bắt. Với cá được bày bán nên cấp đông hoặc để mát tùy theo nhu cầu sử dụng. Với trường hợp vận chuyển xa cá cần được cấp đông.
  • Cá tươi sẽ có mùi giống nước biển còn cá ươn sẽ bốc mùi khó chịu. Nến phi lê cá sau khi mua về  rồi làm sạch và bảo quản. 
  • Mắt cá là cơ sở đánh giá độ tươi của cá do vậy cần kiểm tra mắt cá khi mua

Cá nuôi và cá tự nhiên có thể có cùng đặc điểm nhưng bị ảnh hưởng bởi môi trường. Tuy nhiên cá tự nhiên sẽ có nhiều dinh dưỡng hơn vì sự đa dạng về thức ăn ở dưới biển. Một số nghiên cứu đã phát hiện cá nuôi sẽ có nhiều omega 3 nhưng lại tăng chất béo bão hòa. Không những thế, cá nuôi hay cá tự nhiên đều có chứa một lượng thủy ngân trong thịt cá. Do đó sử dụng cá nuôi hay cá tự nhiên cần cân nhắc yếu tố dinh dưỡng để có quyết định phù hợp. 

Cá và hải sản có nhiều calo không đã được lý giải ở trên. Phần lớn hải sản và cá là thực phẩm dinh dưỡng được khuyến khích sử dụng trong các khẩu phần ăn bồi bổ. Tuy nhiên hải sản có vị tanh và tính lạnh nên không sử dụng cho người ốm. Với trẻ nhỏ và người cao tuổi khi ăn cá nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn. 

Giảm cân nhờ hấp thụ calo trong cá và calo trong hải sản có thể là một cách để tránh suy dinh dưỡng. Tuy nhiên quá trình giảm cân không chỉ nên chú trọng vào thực phẩm ít calo mà còn cần kết hợp những thói quen sinh hoạt điều độ. Nếu bạn cần hỗ trợ giảm cân hãy đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể về thực phẩm phù hợp cho bữa ăn hàng ngày.

Đặc biệt, nếu bạn đang thực hiện các chế độ ăn kiêng lành mạnh để giúp giảm cân thì có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp tiêu hao năng lượng để đạt được hiệu quả nhanh và bền vững hơn. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu, được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa. Cùng với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý, liệu pháp tiêu hao năng lượng sẽ giúp bạn đào thải mỡ tới cấp độ tế bào và giảm cân hiệu quả mà không gây mệt mỏi hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Những khó khăn khi giảm cân phổ biến nhất

Những khó khăn khi giảm cân phổ biến nhất

Các bài tập giảm vòng bụng cho nam giới hiệu quả nhất

Các bài tập giảm vòng bụng cho nam giới hiệu quả nhất

Danh sách các thực đơn giảm cân hiệu quả nhất

Danh sách các thực đơn giảm cân hiệu quả nhất

255

Bài viết hữu ích?