Zalo

Chất béo có biến thành cơ bắp không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Giảm mỡ và xây dựng cơ bắp là mục tiêu chung của nhiều người. Trong số những lầm tưởng về thể hình thì 1 trong những điều phổ biến nhất là ý tưởng rằng bạn có thể biến chất béo thành cơ bắp bởi những bài tập tạ và duy trì lối sống lành mạnh. Tuy nhiên, quá trình giảm mỡ và xây dựng cơ bắp không đơn giản như vậy. Vậy chất béo có biến thành cơ bắp không?

1. Chất béo có biến thành cơ bắp không và tại sao?

Câu trả lời đơn giản là không có. Biến chất béo thành cơ bắp là điều không thể về mặt sinh học vì cơ bắp và chất béo được tạo thành từ các tế bào khác nhau. Một sự tương đồng tốt với điều này là bạn không thể biến một quả chuối thành một quả táo - chúng là 2 thứ riêng biệt. Cơ bắp có liên quan đến thành phần của cơ thể đó là cơ xương và được gắn vào xương bởi gân. Mô cơ xương bao gồm các bó sợi cơ hay còn gọi là myofibrils. Myofibrils chứa các sợi nhỏ hơn bao gồm các chuỗi axit amin dài, là các khối cấu tạo của protein. Các axit amin chứa một nhóm nito duy nhất trong cấu trúc hoá học của chúng. 

Ngược lại, chất béo trong cơ thể cách gọi khác là mô mỡ bao gồm chất béo trung tính, xương ba chuỗi axit béo và sống glycerol. Mặc dù tồn tại nhiều loại chất béo trong cơ thể nhưng chất béo chỉ được tạo thành từ các nguyên tử cacbon, hydro và oxy. Vì các tế bào cơ và mỡ có thành phần hoá học khác nhau nên không thể chuyển đổi từ tế bào này thành tế bào kia nên chất béo cũng không thể biến thành cơ bắp.

chất béo trong cơ thể
Có nhiều loại chất béo trong cơ thể 

2. Điều gì thay đổi trong quá trình giảm cân?

Giảm cân thường là sự kết hợp giữa giảm cơ và giảm mỡ nhưng hầu hết việc giảm cân nên đến từ việc giảm mỡ. Để giảm cân, bạn phải đạt được mức thâm hụt calo bằng cách ăn ít calo hơn nhu cầu hàng ngày của cơ thể, tăng hoạt động thể chất để đốt cháy calo hoặc đồng thời kết hợp cả 2 để mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, mức thâm hụt calo quá lớn có thể dẫn đến mất khối lượng cơ nhanh chóng vì cơ thể sẽ phân huỷ cơ để sử dụng làm nguồn nhiên liệu khẩn cấp. Do đó, mức thâm hụt vừa phải khoảng 500 calo hoặc 10 - 20% tổng nhu cầu calo mỗi ngày của bạn. Thời điểm thiếu hụt calo ở mức vừa phải thì chất béo trong cơ thể được sử dụng làm nhiên liệu để hỗ trợ các chức năng thông thường của cơ thể. 

Chất béo trung tính được lưu trữ trong các tế bào mỡ, được chia nhỏ và chuyển đến ty thể để tạo ra adenosine triphosphate (ATP), đây là nguồn năng lượng chính của cơ thể và được gọi là quá trình oxy hóa beta, quá trình này tạo ra carbon dioxide và nước. Như vậy, khi chất béo được đốt cháy, nó không biến thành cơ bắp mà được chia thành năng lượng có thể sử dụng được. 

Để duy trì khối lượng cơ bắp trong quá trình giảm cân, bạn nên tham gia tập luyện thể dục thể thao ít nhất 2 - 3 lần mỗi tuần. Hơn nữa, cần điều chỉnh chế độ ăn giàu protein để làm giảm sự mất cơ bắp trong quá trình thiếu hụt calo.

3. Đốt chất béo và xây dựng cơ bắp 

Nếu bạn đang muốn đốt chất béo và xây dựng cơ bắp một cách lành mạnh và hiệu quả thì đây là một số cách để bạn có thể thực hiện như sau:

  • Để đốt chất béo, cơ thể phải ở trong tình trạng thâm hụt calo. Để đạt được mức thâm hụt calo, bạn cần tăng hoạt động thể chất, ăn ít đi hoặc kết hợp cả hai. Tăng hoạt động thể chất ở mức vừa phải và giảm lượng calo hấp thụ là bền vững nhất. 
  • Ăn chế độ ăn giàu chất xơ, chất béo lành mạnh và protein sẽ giúp bạn đạt được mức thâm hụt calo và không cảm thấy thiếu hoặc đói.
  • Kết hợp rèn luyện tim mạch, rèn luyện thể chất như nâng tạ, đi bộ, đạp xe, sử dụng dây kháng lực hoặc Pilates,... từ 5 - 7 ngày mỗi tuần. 
chất béo trong cơ thể
Chế độ ăn giàu chất xơ giúp đốt cháy chất béo và xây dựng cơ bắp hiệu quả 

Rèn luyện thể chất giúp duy trì xây dựng cơ bắp, đồng thời có thể tăng tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể lên tới 72 giờ. Điều này có nghĩa là ngay sau 1 buổi tập luyện, cơ thể vẫn sẽ đốt cháy thêm calo. Hơn nữa, cơ bắp hoạt động trao đổi chất nhiều hơn chất béo vì thế cơ thể bạn có nhiều cơ bắp hơn sẽ đốt cháy nhiều calo hơn trong quá trình giảm cân. Do đó, kết hợp hai hình thức tập thể dục này cùng với chế độ ăn khoa học, cơ thể sẽ đạt được mức thâm hụt calo.

4. Xây dựng cơ bắp

Để thực hiện xây dựng cơ bắp và đốt cháy chất béo cùng lúc thì điều quan trọng là bạn cần phải tham gia tập luyện thể chất, đồng thời kết hợp với chế độ ăn giàu protein nhằm xây dựng các tế bào mới thông qua 1 quá trình gọi là tổng hợp protein cơ bắp. Hầu hết các chuyên gia khuyên rằng, có ít nhất 2 - 3 buổi tập luyện mỗi tuần. Cơ bắp hình thành từ chế độ ăn giàu nitơ và tìm thấy trong thực phẩm giàu protein. Protein từ thức ăn được phân giải và chuyển hoá thành axit amin để hỗ trợ xây dựng cơ bắp. Để duy trì cơ bắp trong quá trình giảm cân, cần đảm bảo ăn đủ chất đạm và tránh thâm hụt nhiều calo. Bạn nên đặt mục tiêu cung cấp 0,6 - 0,9 gam protein cho mỗi pound trọng lượng cơ thể hàng ngày hoặc khoảng 20 - 40 gam protein mỗi bữa ăn.

Tóm lại, béo là một vấn đề gây ra nhiều bệnh lý, chúng ta phải chung sống trọn đời. Giảm béo do đó không phải chỉ một lần là xong. Do đó, cần chọn phương pháp giảm béo nhanh, hiệu quả sớm có thể lặp đi lặp lại nhiều lần trong đời mà vẫn mang lại hiệu quả tốt. Giảm chất béo có trong cơ thể một cách lành mạnh mà vẫn giữ được chất béo trong cơ thể ta cần ăn ở mức thâm hụt calo vừa phải, tiêu thụ đủ chất đạm và tham gia các bài tập tim mạch, rèn luyện sức khoẻ mỗi tuần. 

Đặc biệt, nếu bạn đang thực hiện các chế độ ăn kiêng lành mạnh để giúp giảm cân thì có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp tiêu hao năng lượng để đạt được hiệu quả nhanh và bền vững hơn. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu, được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa. Cùng với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý, truyền tiêu hao năng lượng sẽ giúp bạn đào thải mỡ tới cấp độ tế bào và giảm cân hiệu quả mà không gây mệt mỏi hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Giá trị dinh dưỡng củ dền đỏ - ăn củ này có béo không?

Giá trị dinh dưỡng củ dền đỏ - ăn củ này có béo không?

Ăn đậu phụ có giảm béo được không?

Ăn đậu phụ có giảm béo được không?

Tiêm tinh chất giảm béo có hiệu quả không?

Tiêm tinh chất giảm béo có hiệu quả không?

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

62

Bài viết hữu ích?