Zalo

Lưu ý khi dùng thuốc điều trị thiếu máu thiếu sắt

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Nguyên nhân của thiếu máu thiếu sắt do nhiều yếu tố như thiếu sắt trong chế độ ăn, hấp thụ sắt kém, mất máu nhiều. Việc điều trị bằng thuốc bao gồm cả việc sử dụng chất bổ sung sắt là một phương pháp phổ biến và hiệu quả cho tình trạng này. Dưới đây là một số lưu ý khi dùng thuốc điều trị thiếu sắt.

1. Các loại thuốc điều trị thiếu sắt phổ biến?

Khi có nhu cầu sử dụng thuốc sắt để bổ sung sắt cho cơ thể, bạn có thể tham khảo một vài loại thuốc điều trị sắt phổ biến hiện nay đang nhận được đánh giá tích cực từ người dùng như sau.

1.1. Thuốc điều trị thiếu máu thiếu sắt Tardyferon B9

  • Thương hiệu: Tardyferon (Pháp)
  • Thành phần: 50 mg sắt, 350 µg acid folic
  • Hướng dẫn sử dụng: Uống 1 viên mỗi ngày, đặc biệt là cho mẹ bầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ.
  • Giá tham khảo: Khoảng 100.000 VNĐ/hộp 3 vỉ x 10 viên.

1.2. Thuốc hỗ trợ điều trị thiếu máu thiếu sắt Avisure Safoli

  • Thương hiệu: CPC1 Hà Nội sản xuất tại Việt Nam
  • Thành phần: Sắt Hydroxide Polymaltose (hàm lượng 166.67 mg), Acid Folic 0.35 mg
  • Hướng dẫn sử dụng: Uống 1 viên/ngày trong ít nhất 3 tháng.
  • Giá tham khảo: Khoảng 170.000 VNĐ/hộp 30 viên.

1.3. Thuốc điều trị thiếu sắt Ferrovit

  • Thương hiệu: Mega Lifesciences (xuất xứ Australia)
  • Thành phần: Sắt fumarate 162mg, Vitamin B12 7.50 mcg, Acid folic 0.75 mg
  • Hướng dẫn sử dụng: Uống 1-2 lần/ngày sau bữa ăn.
  • Giá tham khảo: Khoảng 100.000 VNĐ/hộp 50 viên.
thuốc điều trị thiếu sắt
Thuốc điều trị thiếu sắt Ferrovit

1.4. Thuốc điều trị bệnh thiếu sắt Blackmores Bio Iron Advanced

  • Thương hiệu: Blackmores (Úc)
  • Thành phần: Sắt 76.88 mg, Vitamin C 170 μg, Folic acid 300mg, các loại vitamin B12, B6, B2
  • Hướng dẫn sử dụng: Uống 1 viên/ngày trong 3 tháng.
  • Giá tham khảo: Khoảng 270.000 VNĐ/hộp 30 viên.

1.5. Thuốc điều trị thiếu sắt Chela-Ferr Forte

  • Thương hiệu: Olimp Laboratories (Ba Lan)
  • Thành phần: Sắt fumarate 162 mg, Acid folic 400 mcg, Vitamin C, B6, B12
  • Hướng dẫn sử dụng: Mỗi ngày uống 1 viên
  • Giá tham khảo: Khoảng 300.000 VNĐ/hộp 30 viên.

1.6. Thuốc điều trị thiếu máu thiếu sắt Sidergin

  • Thương hiệu: Sanitas Farmaceutici S.r.i (sản xuất tại Italia)
  • Thành phần: Lactoferrin 50 mg, Sắt 30 mg, Acid Folic 400 mcg, Vitamin B6, B12
  • Hướng dẫn sử dụng: Uống 1 viên/ngày.
  • Giá tham khảo: Khoảng 720.000 VNĐ/hộp 30 viên.

1.7. Thuốc điều trị thiếu sắt Fumafer-B9 Corbiere

  • Thương hiệu: Sanofi – Synthelabo (sản xuất tại Việt Nam)
  • Thành phần: Acid folic 0.40 mg, Sắt 182.04 mg và các tá dược.
  • Hướng dẫn sử dụng: Dành cho người trên 10 tuổi, 1 viên/ngày trong ít nhất 3 – 6 tháng.
  • Giá bán: Khoảng 160.000 VNĐ/hộp 3 vỉ x 10 viên.
thuốc điều trị thiếu sắt
Thuốc điều trị thiếu sắt Fumafer-B9 Corbiere 

1.8. Thuốc điều trị thiếu máu thiếu sắt Ferlatum Fol

  • Thương hiệu: Italfarmaco S.A (Tây Ban Nha)
  • Thành phần: Sắt protein succinylat 40 mg và tá dược.
  • Hướng dẫn sử dụng: 1-2 lọ/ngày, điều chỉnh liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Giá bán: Khoảng 21.000 VNĐ/chai 15ml (hộp 10 chai).

1.9. HealthAid Haemovit Plus

  • Thương hiệu: HealthAid (sản xuất tại Vương quốc Anh)
  • Thành phần: Vitamin C, Sắt, Vitamin B6, Kẽm, Đồng, Mangan, Acid folic, Vitamin B12.
  • Liều lượng: 1 viên/ngày cho người trên 12 tuổi.
  • Giá bán: Khoảng 420.000 VNĐ/hộp 30 viên.

1.10. Thuốc điều trị thiếu sắt Feroglobin B12

  • Thương hiệu: Vitabiotics (Anh)
  • Thành phần: Sắt fumarat, Kẽm sulfat, Vitamin B6, Đồng sulfat, Folic acid, Vitamin B12.
  • Hướng dẫn sử dụng: Uống 1 viên/ngày, dùng sau bữa ăn
  • Giá bán: Khoảng 297.000 VNĐ/hộp 30 viên (2 vỉ x 15 viên).

1.11. Thuốc điều trị thiếu máu thiếu sắt Iron Melts

  • Thương hiệu: SwissCo Services AG (Thụy Sĩ)
  • Thành phần: Ferrous Fumarate, Sắt, Vitamin C, Folic Acid, Vitamin B12.
  • Hướng dẫn sử dụng: Kẹo ngậm, 1 viên/ngày.
  • Giá bán: Khoảng 200.000 VNĐ/hộp 50 viên.

1.12. Thuốc điều trị thiếu sắt Nature Made Iron

  • Thương hiệu: Nature Made (Mỹ)
  • Thành phần: Sắt, Dibasic Phosphate, Gel Cellulose, Sáp ong, Sodium croscarmellose, Dibasic Phosphate Calcium, ...
  • Hướng dẫn sử dụng: 1 viên/ngày. Có thể uống trong hoặc sau bữa ăn
  • Giá bán: Khoảng 330.000 VNĐ/hộp 365 viên.

1.13. Thuốc điều trị thiếu máu thiếu sắt Swisse Ultiboost Iron

  • Thương hiệu: Swisse (Úc)
  • Thành phần: Sắt (từ iron amino acid chelate) 20 mg, Vitamin C 16.52 mg, Vitamin B6, Beta Carotene, Spirulina.
  • Hướng dẫn sử dụng: 1 viên/ngày sau bữa ăn, không sử dụng chung với trà, cà phê, sữa.
  • Thuốc này không chỉ định cho trẻ em và phụ nữ mang thai.
  • Giá bán: Khoảng 240.000 VNĐ/hộp 30 viên.

1.14. Thuốc điều trị thiếu sắt Pure Encapsulations OptiFerin-C

  • Thương hiệu: Pure Encapsulations nguồn gốc Hoa Kỳ
  • Thành phần: Sắt hữu cơ bisglycinate 28mg, Vitamin C 100mg.
  • Hướng dẫn sử dụng: 1 viên/ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không phù hợp cho trẻ em, người dị ứng với cây thuốc họ Cúc.
  • Giá bán: Khoảng 1.300.000 VNĐ/hộp 60 viên.

1.15. Thuốc điều trị thiếu sắt Garden of Life Vitamin Code Raw Iron

  • Thương hiệu: Garden of Life (Hoa Kỳ)
  • Thành phần: Sắt 22mg, Vitamin B12 500mcg, Vitamin C 25 mg, Folate 400 mcg, chiết xuất từ hơn 22 loại trái cây tự nhiên.
  • Hướng dẫn sử dụng: Uống trước hoặc sau bữa ăn, 1 viên/ngày.
  • Không phù hợp cho trẻ em, tham khảo ý kiến bác sĩ nếu sử dụng cho trẻ.
  • Giá bán: Khoảng 390.000 VNĐ/hộp 30 viên.

2. Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị thiếu sắt

Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị sắt mà bạn nên tham khảo để đạt được hiệu quả điều trị bệnh cao:

  • Thăm khám bác sĩ trước khi sử dụng: Điều này giúp xác định nguyên nhân thiếu máu, đưa ra liều lượng và thời gian sử dụng phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
  • Tìm hiểu về tác dụng phụ: Trước khi bắt đầu sử dụng, bạn nên biết các tác dụng phụ thường gặp và làm thế nào để giảm nhẹ triệu chứng của thuốc.
  • Chọn loại thuốc phù hợp: Dung dịch hoặc sirô thích hợp cho trẻ nhỏ, nhưng cần chú ý đến liều lượng và cách sử dụng. 
  • Tuân thủ liều lượng: Không sử dụng quá liều so với khuyến nghị của bác sĩ hoặc nhà sản xuất. Đặc biệt, tránh sử dụng chung nhiều loại thuốc sắt cùng một lúc.
  • Uống khi đói: Thuốc sắt thường hấp thụ tốt hơn khi dùng trong khi đói. Tuy nhiên, nếu có vấn đề dạ dày, bạn có thể uống thuốc sau bữa ăn.
  • Tránh uống vào buổi tối: Không nên uống thuốc sắt trước khi đi ngủ vì khó hấp thụ, có thể gây vấn đề về dạ dày hoặc tiết niệu.
  • Kết hợp với vitamin C: Sử dụng thuốc sắt kèm theo thực phẩm giàu vitamin C giúp cải thiện hấp thụ. Tránh uống cafe hoặc trà xanh cùng lúc với thuốc sắt.
  • Tránh uống canxi đồng thời với sắt: Không nên uống thuốc sắt cùng lúc với thuốc canxi hoặc sữa tươi để tránh ảnh hưởng đến hấp thụ sắt.
  • Tránh sự tương tác với các loại thuốc khác: Cần lưu ý đến sự tương tác của thuốc sắt với các loại kháng sinh, thuốc kháng acid, nhuận tràng chứa nhôm và magie.
  • Uống đủ nước: Đảm bảo uống đủ nước khi sử dụng thuốc sắt để hỗ trợ quá trình hấp thụ.
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng: Một chế độ ăn giàu chất sắt cũng là một phần quan trọng để hỗ trợ điều trị thiếu máu.

3. Cách dùng thuốc điều trị thiếu sắt an toàn

Vậy cách dùng thuốc thiếu sắt sao cho an toàn? Dưới đây là một số hướng dẫn về cách dùng thuốc an toàn:

  • Uống toàn bộ viên nén hoặc viên nang. Không nên nghiền nát hoặc làm vỡ thuốc, vì điều này có thể ảnh hưởng đến cách thuốc được hấp thụ và giảm hiệu suất điều trị.
  • Thuốc sắt thường hấp thụ tốt hơn khi dùng vào buổi sáng, khoảng 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn.
  • Uống thuốc với một cốc nước hoặc nước trái cây có thể giúp thuốc trôi qua dạ dày và tiêu hóa một cách dễ dàng hơn.
  • Thời gian điều trị thiếu máu do thiếu sắt tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Thông thường, việc điều trị kéo dài trong vài tháng, nhưng có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của người dùng.
  • Nếu bạn đang mang thai, việc sử dụng thuốc sắt thường cần tiếp tục trong khoảng 6 đến 8 tuần sau khi xác định mức sắt bình thường thông qua xét nghiệm máu.

Trên đây là những thông tin về cách dùng thuốc điều trị thiếu sắt an toàn. Người bệnh nên lưu ý, việc sử dụng thuốc điều trị sắt cần tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ nhằm đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả mong muốn.

Ngày nay, một số trường hợp người bệnh cần sắt gấp hay không dung nạp được sắt qua đường uống, bác sĩ có thể yêu cầu hoặc chỉ định bổ sung sắt qua đường tĩnh mạch bằng phương pháp Venofer. Đây là thủ thuật hỗ trợ điều trị thiếu máu do thiếu sắt nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi thực hiện thủ thuật này người bệnh phải được thăm khám, chẩn đoán và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Các dấu hiệu thiếu sắt có dễ phát hiện không?

Các dấu hiệu thiếu sắt có dễ phát hiện không?

Nên ăn các loại rau bổ sung sắt này để cung cấp sắt cho cơ thể

Nên ăn các loại rau bổ sung sắt này để cung cấp sắt cho cơ thể

Nên bổ sung sắt trước hay sau ăn để phát huy tối đa tác dụng?

Nên bổ sung sắt trước hay sau ăn để phát huy tối đa tác dụng?

Tìm hiểu nhu cầu sắt cho người trưởng thành

Tìm hiểu nhu cầu sắt cho người trưởng thành

Khi nào cần xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt?

Khi nào cần xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt?

35

Bài viết hữu ích?