Zalo

Liên tục uống C sủi có bị sỏi thận không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Vitamin C là một trong những loại vitamin thiết yếu của cơ thể. Chúng ta không thể tự sản xuất vitamin C, do đó phải được bổ sung từ bên ngoài thông qua thực phẩm hoặc các chế phẩm tổng hợp, đặc biệt là viên C sủi. Câu hỏi đặt ra là uống C sủi có bị sỏi thận không?

1. Tìm hiểu về viên C sủi

Trước khi đi tìm đáp án cho thắc mắc, uống C sủi có bị sỏi thận không hay bị sỏi thận có uống được C sủi không, chúng ta cần có kiến thức cơ bản về loại viên uống này. Theo đó, viên C sủi là cách gọi vắn tắt của loại thuốc được bào chế dưới dạng viên nén với thành phần chính là vitamin C kết hợp với một số tá dược khác. Đúng với tên gọi C sủi, khi gặp nước viên thuốc này sẽ xuất hiện hiện tượng sủi bọt mạnh, kèm theo khí thoát ra và hoạt chất bên trong sẽ nhanh chóng hòa tan trong nước. Đa số các sản phẩm C sủi hiện này đều có vị ngọt, hơi chua nên rất dễ sử dụng, đặc biệt sản phẩm này đã được bào chế đi kèm với nhiều hương vị khác nhau nhằm đáp ứng với nhu cầu và sở thích của tất cả đối tượng người dùng.

Theo bác sĩ, việc sử dụng viên C sủi không chỉ nhằm mục đích cung cấp vitamin C (một loại vitamin thiết yếu tân trong nước) cho cơ thể mà còn mang đến nhiều lợi ích khác như sau:

  • Tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch;
  • Làm chậm quá trình lão hóa da tự nhiên;
  • Xúc tác các enzyme để tăng cường vận chuyển các chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể;
  • Ức chế một số yếu tố hay tác nhân gây hại cho cơ thể;
  • Bảo vệ sức khỏe tim và mạch máu;
  • Thúc đẩy quá trình thải trừ độc tố gây hại;
  • Hỗ trợ hấp thụ canxi và sắt.
Lạm dụng quá nhiều viên C sủi không chỉ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận
Lạm dụng quá nhiều viên C sủi không chỉ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận

2. Uống C sủi có bị sỏi thận không?

Nhiều người nhận định uống nhiều C sủi bị cặn thận hay sỏi thận, vậy thực hư về vấn đề này như thế nào. Theo bác sĩ, nguyên nhân chính dẫn đến sỏi thận là sự lắng đọng của muối và các khoáng chất "cứng" bên trong hai quả thận. Thận là cơ quan quan trọng của cơ thể với nhiệm vụ đào thải độc tố và nước thông qua nước tiểu. Trường hợp cơ thể không đảm bảo đủ dịch, các chất thải có thể tích tụ bên trong thận và đưa đến hình thành sỏi. Kích thước sỏi thận rất đa dạng khi có thể chỉ nhỏ như hạt muối nhưng đôi khi lại lớn bằng quả bóng golf.

Với câu hỏi uống C sủi có bị sỏi thận không, các chuyên gia cho biết quá trình hấp thụ vitamin C (hay Acid Ascorbic) được xác định là một trong các yếu tố nguy cơ hình thành sỏi thận, đặc biệt khi sử dụng thường xuyên hoặc lạm dụng quá mức. Nguyên nhân là vì chất dinh dưỡng này có thể kích thích tăng bài tiết oxalate qua nước tiểu. Oxalate là một loại muối khi kết hợp với canxi trong nước tiểu sẽ kết tủa để hình thành sỏi. Trong một nghiên cứu về quá trình trao đổi chất ở 24 người, nhóm tiêu thụ khoảng 2g vitamin C mỗi ngày ghi nhận hiện tượng tăng bài tiết oxalate qua nước tiểu lên khoảng 22%.

Cơ thể không thể tự sản xuất được vitamin C, do đó chúng ta bắt buộc phải bổ sung thông qua thực phẩm hoặc các chế phẩm tổng hợp, trong đó có viên C sủi. Thực tế cho thấy viên uống C sủi chính là giải pháp bổ sung vitamin C được nhiều người ưa chuộng nhất. Theo bác sĩ, nhu cầu vitamin C mỗi ngày của cơ thể dao động trong khoảng 60mg. Do đó, những trường hợp lạm dụng quá nhiều viên C sủi không chỉ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận mà còn gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực khác, cụ thể như sau:

  • Sử dụng quá 500mg vitamin C là yếu tố nguy cơ gây đầy hơi hoặc chướng bụng;
  • Sử dụng quá 1000mg vitamin C mỗi ngày có thể gây rối loạn tiêu hóa hoặc thừa sắt… 
Tuyệt đối không uống quá nhiều viên sủi C trong một ngày
Tuyệt đối không uống quá nhiều viên sủi C trong một ngày

3. Triệu chứng và một số yếu tố nguy cơ gây sỏi thận

Thống kê cho thấy trong 10 người sẽ có khoảng 1 người bị sỏi thận. Bất kỳ ai cũng có thể bị sỏi thận nhưng những yếu tố sau đây, ngoài việc dùng C sủi thường xuyên, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Mất nước do các nguyên nhân như thời tiết khô hanh, tập thể dục cường độ cao hoặc không uống đủ nước;
  • Béo phì;
  • Một số rối loạn chuyển hóa như Cystinuria, Oxaluria hoặc gút;
  • Sử dụng một số loại thuốc đặc biệt như nhóm ức chế protease, kháng sinh, một số loại lợi tiểu và thuốc kháng acid dạ dày chứa gốc canxi;
  • Mắc các bệnh lý hoặc có tiền sử phẫu thuật đường tiêu hóa, bao gồm viêm ruột và phẫu thuật cắt bỏ dạ dày;
  • Chế độ dinh dưỡng quá nhiều muối, protein, đường tinh luyện và nước ngọt;
  • Tiền sử cá nhân hoặc gia đình từng bị sỏi thận trước đây;
  • Cấu trúc giải phẫu của thận bất thường, có thể kể đến như tắc nghẽn khúc nối bể thận niệu quản hay thận móng ngựa;
  • Bệnh thận đa nang hoặc các dạng bệnh nang thận khác;
  • Nước tiểu chứa nhiều cystine, oxalate, acid uric hoặc canxi.

Nếu nghi ngờ sỏi thận, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các cận lâm sàng để xác định chẩn đoán và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Quá trình điều trị sỏi thận sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như kích thước và bản chất của viên sỏi, đường tiết niệu có tắc nghẽn hay không và mức độ đau của bệnh nhân. 

Để chẩn đoán sỏi thận, bạn cần xác định được các triệu chứng đặc trưng và phổ biến, bao gồm: 

  • Cảm giác đau bụng dữ dội ở vùng hông một hoặc hai bên;
  • Tiểu đau, tiểu buốt;
  • Xuất hiện máu trong nước tiểu;
  • Buồn nôn, nôn ói khi đau nhiều;
  • Tiểu gấp.

Các chuyên gia cho biết, sỏi thận có nguy cơ mắc kẹt trong đường tiết niệu nếu kích thước của chúng quá lớn nên không thể tự đào thải ra ngoài. Tình trạng này sẽ dẫn đến các triệu chứng đặc trưng như đau vùng thận dữ dội kèm buồn nôn, nôn ói. Nếu đường tiết niệu bị tắc nghẽn, nguy cơ tổn thương thận vĩnh viễn có thể xảy ra nếu không được điều trị kịp thời.

Nghiêm trọng hơn nữa là tình trạng nhiễm trùng khi viên sỏi mắc kẹt trong đường tiết niệu. Đây là một dạng trường hợp cấp cứu nên bệnh nhân cần phải được xử trí nhanh chóng. Vì vậy các chuyên gia khuyến cáo khi bắt gặp bất kỳ triệu chứng nào của tình trạng kẹt sỏi hoặc có biểu hiện của nhiễm trùng, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ hoặc đến khoa cấp cứu càng nhanh càng tốt để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

4. Cách uống viên C sủi

Uống nhiều C sủi bị cặn thận và sỏi thận, vậy chúng ta cần sử dụng C sủi như thế nào để đảm bảo an toàn? Theo đó, các chuyên gia sẽ hướng dẫn cách uống viên C sủi đúng cách như sau:

  • Chỉ bổ sung vitamin C bằng viên C sủi sau khi được bác sĩ chẩn đoán thiếu hụt hoặc đang trong thời gian bị cảm cúm;
  • Thời điểm tốt nhất để uống viên C sủi là buổi sáng và phải đặc biệt chú ý không uống khi bụng đói. Trường hợp không thể uống được viên C vào buổi sáng thì người dùng vẫn có thể uống bất kỳ thời điểm nào khác với điều kiện phải trước 16 giờ;
  • Tuyệt đối không uống quá nhiều viên sủi C trong một ngày, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai;
  • Bệnh nhân tăng huyết áp hay mắc các bệnh lý về thận không được khuyến cáo sử dụng dạng bào chế C sủi;
  • Sản phẩm viên C sủi cần được bảo quản tốt trong hộp kín và ở nơi khô ráo nhằm hạn chế oxy hóa và các biến đổi khác.

Hiện nay để bổ sung vitamin C cho cơ thể thì ngoài sử dụng viên uống hay các thực phẩm bổ sung, bạn cũng có thể sử dụng đến liệu pháp truyền vi chất, bao gồm truyền các loại vitamin và khoáng chất vào cơ thể để giúp tăng cường sức đề kháng, cũng như sức khỏe tổng thể. Trước khi thực hiện bạn sẽ được thăm khám, làm xét nghiệm vi chất và đưa ra liệu trình truyền phù hợp.

Nguồn: nebraskamed.com - medicalnewstoday.com 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả

22

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách bổ sung vitamin C tự nhiên cho cơ thể

Cách bổ sung vitamin C tự nhiên cho cơ thể

Uống vitamin C mỗi ngày có tốt không? Hướng dẫn uống vitamin C đúng cách

Uống vitamin C mỗi ngày có tốt không? Hướng dẫn uống vitamin C đúng cách

Vitamin C có tác dụng gì với sức khỏe của con người?

Vitamin C có tác dụng gì với sức khỏe của con người?

Một đợt uống vitamin c bao lâu thì dừng?

Một đợt uống vitamin c bao lâu thì dừng?

Vitamin C nên uống lúc nào? Nên dùng sáng hay tối?

Vitamin C nên uống lúc nào? Nên dùng sáng hay tối?

22

Bài viết hữu ích?