Zalo

Chỉ số Ig trong xét nghiệm máu là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Một số tình trạng có thể khiến cơ thể tạo ra quá ít hoặc quá nhiều globulin miễn dịch (Ig). Lúc này, chỉ số Ig trong xét nghiệm máu có thể giúp đánh giá tình trạng hệ thống miễn dịch của một người, phát hiện và theo dõi sự dư thừa hoặc thiếu hụt một hoặc nhiều globulin miễn dịch.

1. Ig trong xét nghiệm máu là gì?

Trước khi tìm hiểu Ig trong xét nghiệm máu là gì, chúng ta cần biết globulin miễn dịch (Ig) là gì. Globulin miễn dịch còn được gọi là kháng thể, là các protein mà hệ thống miễn dịch tạo ra để chống lại vi trùng. Khi bạn tiếp xúc với vi trùng, cơ thể bạn sẽ tạo ra các kháng thể đặc biệt được thiết kế đặc biệt để chỉ tiêu diệt những vi trùng đó.

Vậy chỉ số chỉ số Ig trong máu là gì? Xét nghiệm chỉ số Ig trong máu là xét nghiệm đo lượng globulin miễn dịch A, G và M (IgA, IgG, IgM) trong máu và trong một số trường hợp nhất định là ở dịch não tủy hoặc nước bọt. Có năm loại globulin miễn dịch và một số phân lớp. Mỗi lớp đại diện cho một nhóm kháng thể và có vai trò khác nhau, cụ thể là:

  • Globulin miễn dịch M (IgM): Kháng thể IgM được tạo ra như phản ứng đầu tiên của cơ thể đối với một bệnh nhiễm trùng mới hoặc đối với một kháng nguyên “không tự thân” mới, mang lại sự bảo vệ ngắn hạn. Chúng tăng lên trong vài tuần và sau đó giảm dần khi bắt đầu sản xuất IgG.
  • Globulin miễn dịch G (IgG): Khoảng 70-80% globulin miễn dịch trong máu là IgG. Kháng thể này được tạo ra trong lần nhiễm trùng đầu tiên hoặc khi tiếp xúc với kháng nguyên khác. IgG tăng lên vài tuần sau khi tiếp xúc với kháng nguyên, sau đó giảm dần và ổn định. Kháng thể IgG tạo thành cơ sở bảo vệ cơ thể lâu dài chống lại vi sinh vật xâm nhập. Ở những người có hệ miễn dịch bình thường, lượng IgG được sản xuất đủ để ngăn ngừa tái nhiễm. Tiêm chủng sử dụng cơ chế này để ngăn ngừa nhiễm trùng ban đầu và bổ sung kháng thể IgG cho cơ thể, bằng cách cho một người tiếp xúc với vi sinh vật sống, được làm yếu yếu đi hoặc với một kháng nguyên kích thích sự nhận biết của vi sinh vật. IgG là globulin miễn dịch duy nhất có thể qua được nhau thai. Kháng thể IgG của người mẹ bảo vệ thai nhi trong thời kỳ mang thai và em bé trong những tháng đầu đời. Có 4 phân lớp của IgG là IgG1, IgG2, IgG3 và IgG4.
  • Globulin miễn dịch A (IgA): IgA chiếm khoảng 15% tổng số globulin miễn dịch trong máu, chúng cũng được tìm thấy trong nước bọt, nước mắt, dịch tiết đường hô hấp và dạ dày, sữa mẹ. IgA bảo vệ chống nhiễm trùng ở các vùng niêm mạc của cơ thể như đường hô hấp (xoang và phổi) và đường tiêu hóa (dạ dày và ruột). Khi được truyền từ mẹ sang con qua sữa mẹ, IgA có vai trò bảo vệ đường tiêu hóa của trẻ. IgA có hai lớp là IgA 1 và IgA 2 .
  • Globulin miễn dịch D (IgD): vai trò của IgD chưa được hiểu đầy đủ và IgD không được đo thường xuyên.
  • Globulin miễn dịch E (IgE): IgE có liên quan đến dị ứng, bệnh tự miễn và nhiễm ký sinh trùng. Nó hầu như luôn được đo như một phần của xét nghiệm dị ứng nhưng thường không được đưa vào như một phần của xét nghiệm globulin miễn dịch định lượng.

Ig trong xét nghiệm máu là gì? Xét nghiệm Ig máu đo tổng lượng của từng loại globulin miễn dịch chính là IgA, IgM và IgG mà không phân biệt giữa các phân lớp. Một loạt các tình trạng có thể gây ra sự gia tăng hoặc giảm trong việc sản xuất globulin miễn dịch. Một số gây ra sự dư thừa hoặc thiếu hụt tất cả các loại globulin miễn dịch trong khi những loại khác chỉ ảnh hưởng đến một loại.

Globulin miễn dịch E (IgE) trong máu được đo như một phần của xét nghiệm dị ứng
Globulin miễn dịch E (IgE) trong máu được đo như một phần của xét nghiệm dị ứng

2. Ig trong xét nghiệm máu được sử dụng trong những trường hợp nào?

Xét nghiệm Ig máu được sử dụng để phát hiện sự dư thừa hoặc thiếu hụt trong ba loại globulin miễn dịch chính là IgG, IgA và IgM. Chỉ số Ig trong xét nghiệm máu cung cấp thông tin quan trọng về sức khỏe hệ thống miễn dịch của một cá nhân và được sử dụng để giúp chẩn đoán các tình trạng và bệnh khác nhau ảnh hưởng đến mức độ của một hoặc nhiều loại Ig này, cụ thể:

  • Kiểm tra sức khỏe hệ thống miễn dịch của bạn nếu bạn thường xuyên bị nhiễm trùng, tiêu chảy hoặc có các triệu chứng như giảm cân không rõ nguyên nhân, sốt không thể giải thích được bằng nguyên nhân khác, viêm da, dị ứng, bệnh sau khi đi du lịch, …
  • Giúp chẩn đoán và theo dõi nhiều tình trạng khác nhau có thể gây ra mức IgM, IgG và/hoặc IgA bất thường, chẳng hạn như:
  • Rối loạn tự miễn dịch: Với những rối loạn này, hệ thống miễn dịch tự tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh, bao gồm cả các tế bào tạo ra globulin miễn dịch. Ví dụ điển hình về rối loạn tự miễn dịch là bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh lupus.
  • Một số loại ung thư ảnh hưởng đến tủy xương, máu hoặc hệ thống miễn dịch.
  • Nhiễm trùng mãn tính
  • Bệnh di truyền bẩm sinh (không phổ biến)
  • Kiểm tra một số bệnh nhiễm trùng mà em bé có thể mắc phải khi sinh ra, bao gồm giang mai hoặc bệnh toxoplasmosis.
Hình: Xác định chỉ số Ig trong xét nghiệm máu được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi nhiều tình trạng bệnh lý
Hình: Xác định chỉ số Ig trong xét nghiệm máu được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi nhiều tình trạng bệnh lý

3. Ý nghĩa của chỉ số Ig trong máu là gì?

Kết quả xét nghiệm nồng độ IgG, IgA và IgM được phân tích cùng nhau. Kết quả xét nghiệm bất thường thường chỉ ra rằng có điều gì đó ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và cho thấy cần phải xét nghiệm thêm. Xét nghiệm globulin miễn dịch không có tác dụng chẩn đoán nhưng có thể là dấu hiệu rõ ràng về một căn bệnh hoặc tình trạng nào đó.

Dưới đây là giá trị tham chiếu của chỉ số Ig trong xét nghiệm máu mà bạn có thể tham khảo:

Bảng 1: Phạm vi tham chiếu của chỉ số Ig trong xét nghiệm máu

Giá trịIgPhạm vitham chiếuCác tình trạng liên quan đến giá trị Ig thấpCác tình trạng liên quan đến giá trị Ig cao
IgA0,8 – 3,0 g/LMột số loại bệnh bạch cầu
Tổn thương thận
Vấn đề về đường ruột
Mất điều hòa-telangiectasia,
Tăng nguy cơ phản ứng nặng sau khi truyền máu
Sản xuất iga thấp hoặc thiếu từ khi sinh ra
Bệnh gammopathy đơn dòng không rõ ý nghĩa (mgus)
Bệnh đa u tủy
Một số bệnh tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, xơ gan
IgD0,003 – 0,03 g/LCác nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng tìm hiểu các nguyên nhân khiến mức igd thấp.Gợi ý đa u tủy
IgE0,002 – 0,02 g/LCó thể xảy ra với một căn bệnh hiếm gặp gọi là mất điều hòa-telangiectasiaNhiễm ký sinh trùng
Phản ứng dị ứng
Bệnh hen suyễn
Viêm da dị ứng
Một số bệnh ung thư
Một số bệnh tự miễn
Hiếm gặp đa u tủy
IgG6,0 – 16,0 g/LBệnh macroglobulin máu của waldenstrom
Bệnh bạch cầu
Tổn thương thận
Hiếm khi có người sinh ra mà không có globulin miễn dịch IgG
Nhiễm trùng mãn tính như aidsMgus
Bệnh đa u tủy
Viêm gan mãn tính, bệnh đa xơ cứng
IgM0,4 – 2,5 g/LBệnh đa u tủy
Bệnh bạch cầu
MgusBệnh macroglobulin máu của waldenstrom
Viêm gan siêu vi sớm
Bệnh bạch cầu đơn nhân
Viêm khớp dạng thấp
Tổn thương thận
Nhiễm ký sinh trùng
Nhiễm trùng mới

Nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau có liên quan đến chỉ số Ig trong xét nghiệm máu cao hoặc thấp hơn giá trị tham chiếu. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên kiểm tra mức độ globulin miễn dịch nếu bạn có tiền sử gia đình bị suy giảm miễn dịch hoặc có các triệu chứng của tình trạng liên quan đến mức độ globulin miễn dịch không điển hình.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Chỉ số Ig trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Chỉ số Ig trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Xét nghiệm máu phát hiện được những bệnh gì?

Xét nghiệm máu phát hiện được những bệnh gì?

Chỉ số xét nghiệm máu CA 125 thế nào là bình thường?

Chỉ số xét nghiệm máu CA 125 thế nào là bình thường?

Xét nghiệm máu cho biết thiếu chất gì?

Xét nghiệm máu cho biết thiếu chất gì?

736

Bài viết hữu ích?