Zalo

Điều gì xảy ra với cơ thể sau 30 giờ nhịn ăn?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Để giảm cân 1 cách nhanh chóng, nhiều người lựa chọn phương pháp nhịn ăn dài và trường kỳ. Phương pháp này có thể làm cho cân nặng giảm nhanh và thân hình thon gọn hơn. Tuy nhiên, nếu thực hiện nhịn ăn, đặc biệt nhịn ăn 30 tiếng có thể mang lại những ảnh hưởng tới sức khoẻ. Vậy nhịn ăn 30 giờ có hại không? Nhịn ăn 30 giờ đốt mỡ gây hại như thế nào tới cơ thể? Có biện pháp nào khắc phục các nhược điểm của phương pháp 30 giờ nhịn ăn đốt mỡ hay không?

1. Nhịn ăn gián đoạn là gì?

Nhịn ăn gián đoạn là một thuật ngữ chung để chỉ về thời gian không ăn và ăn trong một khoảng thời gian nhất định. Trong những nghiên cứu về tác động của nhịn ăn gián đoạn với sức khoẻ thì đây chính là phương pháp nhịn ăn cách quãng và xen kẽ trong ngày. Các chuyên gia cho rằng: Việc nhịn ăn luân phiên trong ngày có xu hướng bao gồm cả việc ăn uống thường xuyên xen kẽ với việc nhịn ăn hoàn toàn, nghĩa là không ăn gì cả hoặc giảm đáng kể lượng thức ăn đưa vào cơ thể. Có thể chỉ cung cấp cho cơ thể khoảng 500 calo. 

Vậy nhịn ăn 30 giờ có hại không?  

Nhịn ăn có thể mang lại tích cực cho sức khoẻ nhưng nó cũng được coi là 1 chế độ ăn uống can thiệp khá cực đoan. Do phương pháp này là một trong những biện pháp can thiệp ăn kiêng khắc nghiệt nhất. Hơn nữa, phương pháp này chưa được nghiên cứu đầy đủ trong các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên.

Các nghiên cứu đã thực hiện xem xét nhiều dấu hiệu khác nhau của phương pháp nhịn ăn để thấy được các tác động của chế độ ăn. Khi nhịn ăn trong thời gian dài và áp dụng các biện pháp can thiệp vào chế độ ăn uống thì sẽ khác nhau về tác dụng sinh lý và phân tử. 

Nhịn ăn gián đoạn là thuật ngữ để chỉ về thời gian không ăn và ăn trong một khoảng thời gian nhất định
Nhịn ăn gián đoạn là thuật ngữ để chỉ về thời gian không ăn và ăn trong một khoảng thời gian nhất định

Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng được thực hiện với 60 người tham gia trong 4 tuần. Họ được chọn ngẫu nhiên vào nhóm nhịn ăn dài hạn hoặc nhóm đối chứng không thực hiện nhịn ăn. Những người tham gia của cả hai nhóm đều khỏe mạnh và có cân nặng bình thường. Nhóm nhịn ăn trong thời gian dài được theo dõi cẩn thận bằng xét nghiệm glucose để đảm bảo họ không ăn gì vào những ngày nhịn ăn.Những người tham gia cũng ghi nhật ký ăn uống để ghi lại những ngày nhịn ăn. 

Những đối tượng tham gia nghiên cứu thường xuyên đến cơ sở nghiên cứu, để được hướng dẫn tuân theo phương pháp nhịn ăn đang theo dõi hoặc chế độ ăn kiêng thông thường. Mặt khác, họ vẫn tuân theo những thói quen bình thường hàng ngày. Các nhà nghiên cứu cũng đã nghiên cứu 30 người đã thực hiện  phương pháp nhịn ăn dài hạn một cách nghiêm ngặt trong 6 tháng trước khi tham gia nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu đã xác nhận rõ ràng hơn về những lợi ích cũng như rủi ro tiềm ẩn mà phương pháp nhịn ăn 30 tiếng.

2. Lợi ích tiềm năng của nhịn ăn 30 tiếng

Một số nghiên cứu thực hiện phương pháp nhịn ăn 30 tiếng đã cho ra kết quả như sau: 

  •  Giảm khối lượng mỡ bụng cũng như khối lượng của cơ thể.
  • Tăng lượng xeton cơ thể (được tạo ra bằng cách đốt cháy chất béo), ngay cả trong những ngày không ăn chay, được biết là có tác dụng tăng cường sức khỏe.
  • Giảm mức độ dấu hiệu sinh học liên quan đến chứng viêm và bệnh liên quan đến tuổi tác.
  • Giảm mức cholesterol.
Nhịn ăn 30 tiếng có thể mang lại những ảnh hưởng tới sức khoẻ
Nhịn ăn 30 tiếng có thể mang lại những ảnh hưởng tới sức khoẻ

3. Những rủi ro tiềm ẩn của 30 giờ nhịn ăn đốt mỡ

Ngoài mục đích thực hiện 30 giờ nhịn ăn đốt mỡ, thì việc thường xuyên thực hiện nhịn ăn với thời gian dài có thể gây ra những ảnh hưởng tới sức khoẻ của người thực hiện. Một số rủi ro tiềm ẩn có thể gặp ở những trường hợp này bao gồm: 

  • Cơ thể bị mất nước do nhịn ăn trong thời gian dài, đồng thời quá trình chuyển hoá năng lượng trong cơ thể cũng sẽ bị chậm lại. Hệ quả của tình trạng này sẽ làm cho người nhịn ăn hạ huyết áp, da khô, táo bón…
  • Tình trạng viêm loét dạ dày: Khi dạ dày bị bỏ đói quá lâu sẽ khiến cho dịch vị tiết ra nhưng không có gì để tiêu hoá gây nên tình trạng viêm và nặng hơn là dẫn đến loét dạ dày. Một trong những điều không thể bỏ qua của tình trạng này là do bỏ bữa nhiều với thời gian dài sẽ khiến cho việc sản xuất acid trong dạ dày bị giảm xuống. 
  • Trí nhớ suy giảm ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc: Khi nhịn ăn thì não sẽ thiếu hụt nguồn năng lượng cần thiết đặc biệt là các chất béo cung cấp cho chức năng của não. Khi nhịn ăn cơ thể còn thiếu hụt chất dinh dưỡng nghiêm trọng dẫn đến các cơ quan hoạt động không tốt. Kết quả nhịn ăn lâu với thời gian dài sẽ khiến cho não suy giảm chức năng làm giảm trí nhớ. 
  • Tình trạng táo bón thường xuyên xảy ra do hạn chế nguồn chất xơ cung cấp cho cơ thể. Và hệ tiêu hoá hoạt động không được trơn tru. Khi nhịn ăn thì các chất dinh dưỡng càng giamr khiến cho nguồn chất xơ được cung cấp giảm và đây cũng là nguyên nhân gây bệnh táo bón, trĩ,...
  • Mất ngủ: Khi cơ thể bị bỏ đói thì hàm lượng đường glucose cung cấp năng lượng sẽ giảm. Và nhịn ăn lâu ngày khiến cho lượng insulin suy giảm ảnh hưởng tới việc tạo ra năng lượng cũng như tăng enzyme orexin gây tình trạng mất ngủ. 
  • Hạ đường huyết: Do quá trình phân huỷ carbs trong thực phẩm sẽ giải phóng glucose cho cơ thể và cũng chính là nguyên liệu cho cơ thể hoạt động. Khi nhịn ăn lâu sẽ khiến suy giảm lượng đường huyết khiến cơ thể dễ rơi vào tình trạng hạ đường huyết, chóng mặt và hoa mắt….

Hy vọng đến đây bạn đã biết được điều gì xảy ra với cơ thể sau 30 tiếng nhịn ăn. Hãy nhớ, giảm cân là 1 quá trình cần sự kiên trì và nỗ lực, không nên vì quá nóng vội lấy lại vóc dáng mà áp dụng các biến pháp cực đoan làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi Xem thêm bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi
Đăng ký tư vấn
xem thêm
1 ngày ăn 2 bữa có giảm cân không? Ăn mấy bữa để kiểm soát cân nặng?

1 ngày ăn 2 bữa có giảm cân không? Ăn mấy bữa để kiểm soát cân nặng?

Nhịn ăn 2 ngày giảm bao nhiêu cân và nó có an toàn không?

Nhịn ăn 2 ngày giảm bao nhiêu cân và nó có an toàn không?

Có nên ăn theo chế độ 4-4-12 để giảm cân?

Có nên ăn theo chế độ 4-4-12 để giảm cân?

Cách lập kế hoạch nhịn ăn gián đoạn 16/8

Cách lập kế hoạch nhịn ăn gián đoạn 16/8

14 cách để giảm cân sau tuổi 40

14 cách để giảm cân sau tuổi 40

93

Bài viết hữu ích?