Zalo

Cơn đau thắt ngực: Dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo bệnh tim mạch

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Cơn đau thắt ngực là 1 trong những dấu hiệu quan trọng cảnh báo bệnh lý mạch vành hoặc một số bệnh lý tim mạch khác. Nếu không được chẩn đoán kịp thời, đau thắt ngực có khả năng dẫn đến nhồi máu cơ tim và dẫn đến tử vong ở người bệnh.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Võ Ngọc Nhi - Bác sĩ Nội

1. Cơn đau thắt ngực là gì?

Cơn đau thắt ngực là tình trạng đau tức ở vùng ngực xảy ra khi không có đủ lượng máu đến tim. Bình thường tim được cấp máu bởi hệ thống mạch máu gọi là động mạch vành, khi mạch máu này bị tắc nghẽn do một nguyên nhân nào đó thì sẽ gây ra triệu chứng đau thắt ngực. Sự tắc nghẽn này thường do xuất hiện mảng xơ vữa trong lòng mạch.

Đau ở vùng ngực cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý khác chẳng hạn như: Thuyên tắc phổi, hen suyễn, tràn dịch màng phổi, trào ngược dạ dày thực quản, sỏi mật, thoát vị dạ dày hoặc bóc tách động mạch chủ ngực, viêm cơ tim, tràn dịch màng ngoài tim,... Đôi khi nó cũng là dấu hiệu của bệnh zona, viêm khớp ức sườn, đau cơ thành ngực do vận động nhiều, bệnh lý gây chèn ép dây thần kinh cổ hoặc xương đòn,…

Đau thắt ngực
Cơn đau thắt ngực là tình trạng đau tức ở vùng ngực xảy ra khi không có đủ lượng máu đến tim 

2. Triệu chứng cơn đau thắt ngực

Một số triệu chứng cơn đau thắt ngực mà người bệnh gặp phải bao gồm:

  • Có cảm giác như bị đè nén, tức nặng ngực, bóp chặt hoặc đôi khi âm ỉ trong lồng ngực. Vị trí thường gặp là sau xương ức, vùng giữa ngực hoặc vùng tim.
  • Cơn đau có thể lan sang các bộ phận khác trên cơ thể như cổ, hàm, vai, cánh tay, lưng hoặc bụng của người bệnh.
  • Đôi khi có một số triệu chứng khác như: Mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn và nôn mửa, hụt hơi, đổ mồ hôi.
  • Thời gian xuất hiện cơn đau khác nhau ở các loại đau thắt ngực, có 2 loại đau thắt ngực thường gặp:
    • Cơn đau thắt ngực ổn định: Cơn đau xảy ra khi hoạt động thể chất hoặc căng thẳng tinh thần, cơn đau thuyên giảm khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc, các triệu chứng thường biến mất trong vòng 5 phút.
    • Cơn đau thắt ngực không ổn định: Cơn đau kéo dài hơn 20 phút, xuất hiện khi nghỉ ngơi hoặc khi ngủ, cơn đau tiến triển ngày càng nặng hơn và không thuyên giảm khi nghỉ ngơi hay dùng thuốc. Đây là một biểu hiện nghiêm trọng báo hiệu một cơn nhồi máu cơ tim.

Mức độ nghiêm trọng, thời gian và tính chất của cơn đau có thể khác nhau ở mỗi người bệnh.

3. Cơn đau thắt ngực nguy hiểm như thế nào?

Các cơn đau thắt ngực ổn định là thường gặp nhất và phần lớn không nguy hiểm vì nó không gây tổn thương vĩnh viễn cho tim.

Tuy nhiên, khi xuất hiện cơn đau thắt ngực không ổn định nghĩa là sự tắc nghẽn của động mạch đã đạt đến mức nghiêm trọng, các triệu chứng xuất hiện ngày càng nhiều và cơn đau ngực có thể ngày càng trầm trọng hơn. 

Nếu tình trạng tắc nghẽn nặng hơn có thể dẫn đến thiếu máu cung cấp cơ tim gây hoại tử cơ tim và gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim - một tình trạng rất nguy hiểm là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong hàng đầu trên thế giới và mang đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như: Suy tim và rối loạn nhịp tim,...

4. Các yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện cơn đau thắt ngực

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện cơn đau thắt ngực bao gồm:

  • Yếu tố di truyền, gia đình có người mắc bệnh lý tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành
  • Tăng huyết áp
  • Đái tháo đường
  • Tuổi cao
  • Tăng cholesterol máu
  • Hút thuốc lá
  • Thừa cân, béo phì
  • Ít vận động
  • Căng thẳng.

Ngoài ra, việc xây dựng một lối sống lành mạnh như: Áp dụng chế độ ăn hạn chế chất béo xấu, tăng cường chất xơ, luyện tập thể dục thể thao, bỏ thuốc lá, thư giãn, tránh căng thẳng cũng như quản lý chặt chẽ các bệnh lý mãn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường là những biện pháp quan trọng để giảm và ngăn ngừa các cơn đau thắt ngực.

Tóm lại, cơn đau thắt ngực không chỉ là một triệu chứng đơn giản mà còn là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo về các vấn đề tim mạch nghiêm trọng. Đừng bỏ qua bất kỳ biểu hiện nào của đau thắt ngực, đặc biệt là khi có sự kết hợp với các triệu chứng khác như khó thở, buồn nôn, hoặc mệt mỏi. Việc nhanh chóng tham khảo ý kiến của bác sĩ và tiếp cận các phương pháp kiểm tra sẽ giúp định rõ nguyên nhân và đảm bảo rằng biện pháp điều trị được thực hiện kịp thời. 

Tài liệu tham khảo

  • Angina (Ischemic Chest Pain). WebMD
  • Surpring cause of chest pain. WebMD
  • Angina: Symtoms, causes and treatment. Cleveland clinic
  • What to Know About Unstable Angina. WebMD
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Võ Ngọc Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Võ Ngọc Nhi

BS.Võ Ngọc Nhi

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Tuổi trung niên tăng mỡ máu có tác hại gì?

Tuổi trung niên tăng mỡ máu có tác hại gì?

Muốn sống khỏe: Cần biết tác hại của việc ăn quá mặn

Muốn sống khỏe: Cần biết tác hại của việc ăn quá mặn

Các cơ chế tăng huyết áp là gì?

Các cơ chế tăng huyết áp là gì?

Bị tăng huyết áp độ 2 có nguy hiểm không?

Bị tăng huyết áp độ 2 có nguy hiểm không?

Cảnh giác đột quỵ tái phát khi rét đậm

Cảnh giác đột quỵ tái phát khi rét đậm

32

Bài viết hữu ích?