Zalo

Cơ thể thiếu vitamin B7 gây bệnh gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Vitamin B7 có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, bao gồm hỗ trợ sự phát triển tế bào, giúp cải thiện chức năng thần kinh và quá trình sản xuất năng lượng. Vậy nếu trong trường hợp cơ thể bị thiếu vitamin B7 gây bệnh gì không?

 1. Thiếu vitamin B7 gây bệnh gì?

Vitamin B7 hay còn được gọi với tên khác là biotin hoặc vitamin H hoặc coenzyme R là một trong những loại vitamin B phức hợp. Vitamin B7 có tác dụng phân hủy chất béo và carbohydrate từ thực phẩm đã ăn và chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể hoạt động. Năng lượng này cung cấp nhiên liệu cho nhiều chức năng cần thiết trong cơ thể. 

Đồng thời, vitamin B7 cũng có tác dụng thúc đẩy sức khỏe làn da và giúp điều chỉnh cholesterol LDL có hại cũng như lượng đường trong máu. Vitamin B7 cũng đóng vai trò cần thiết để sản xuất keratin, một loại protein giúp móng và tóc chắc khỏe.

Vitamin B7 là một loại vitamin được xếp vào nhóm vitamin tan trong nước. Điều này đồng nghĩa với việc vitamin này không được tích lũy trong cơ thể và cơ thể cũng không tự nhiên sản sinh ra nó. Tuy nhiên, vi khuẩn trong đường ruột cũng có thể tạo ra biotin với lượng nhỏ. Những vi khuẩn này, còn được gọi là hệ thực vật đường ruột, có tác động lành mạnh đến sức khỏe tổng thể nói chung.

Thiếu vitamin B7 gây bệnh gì? Sự thiếu hụt vitamin B7 không phổ biến như những thiếu hụt vitamin khác. Đó là bởi vì nhiều loại thực phẩm thông thường có chứa một lượng lớn vitamin một cách tự nhiên. Tuy nhiên, sự thiếu hụt biotin có thể xảy ra. Các dấu hiệu, triệu chứng thiếu hụt vitamin B7 bao gồm nổi mẩn đỏ trên da, đặc biệt là mặt; da khô hoặc có vảy; khô mắt; tóc dễ gãy; rụng tóc; mệt mỏi; mất ngủ hoặc khó ngủ; ăn mất ngon; buồn nôn; trầm cảm; cảm giác nóng rát hoặc châm chích ở tay và chân; đau mỏi cơ bắp; thay đổi trong đường ruột (thường xuyên khó chịu ở dạ dày); nứt ở khóe miệng; co giật và đi lại khó khăn.

Vậy thiếu vitamin B7 gây bệnh gì? Thiếu vitamin B7 gây ra các vấn đề sức khỏe liên quan đến da liễu. Bệnh này có đặc trưng là xuất hiện những vết thâm đen trên da, đặc biệt là trên mặt và các vùng khác của cơ thể. Đồng thời, người thiếu hụt vitamin B7 thường có làn da nhiều mụn và bong tróc, đặc biệt ở vùng bụng, vùng eo, vùng lưng và vùng chân. Tình trạng thiếu vitamin B7 có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác như đau nhức đầu, đau mỏi, suy nhược toàn cơ thể, huyết áp tăng cao, đau bụng, đau rát họng.

Thiếu vitamin B7 gây ra các vấn đề sức khỏe liên quan đến da liễu
Thiếu vitamin B7 gây ra các vấn đề sức khỏe liên quan đến da liễu

2. Làm sao để bù vitamin B7? Vitamin B7 trong thực phẩm nào?

Thiếu vitamin B7 cần bổ sung gì? Trong trường hợp cơ thể bị thiếu hụt vitamin B7 thì bạn có thể bù lại cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm và chất bổ sung.

2.1. Thực phẩm chứa vitamin B7

Nhu cầu hàng ngày về vitamin B7 khác nhau đối với từng lứa tuổi. Đối với người lớn lượng vitamin B7 nên đặt mục tiêu ăn 30 microgam (mcg) mỗi ngày, đối với trẻ em nên ăn 5 mcg mỗi ngày và bà mẹ đang mang thai là 35 mcg mỗi ngày.

Vitamin B7 trong thực phẩm nào? Nhiều loại thực phẩm thông thường có chứa một lượng lớn biotin, bao gồm các loại:

  • Đậu xanh, đậu lăng, đậu Hà Lan và các loại đậu khác;
  • Hạt hướng dương và bơ hướng dương;
  • Cà rốt, súp lơ và nấm;
  • Trứng chín, đặc biệt là lòng đỏ trứng gà;
  • Thịt nội tạng, bao gồm gan và thận của các loài động vật;
  • Các sản phẩm làm từ sữa bao gồm sữa, phô mai và sữa chua;
  • Các loại hải sản;
  • Ngũ cốc nguyên hạt, bao gồm các loại lúa mạch và ngô.

2.2. Thực phẩm bổ sung

Thiếu vitamin B7 cần bổ sung gì? Bên cạnh việc bổ sung vitamin B7 thông qua các loại thực phẩm thì bạn có thể bổ sung vitamin này qua các chế phẩm khác. Vitamin B7 có sẵn trong các loại vitamin tổng hợp và thực phẩm bổ sung riêng lẻ. Chất bổ sung biotin thường có ba lượng là 10, 50 và 100 mcg.

Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi bắt đầu bổ sung vitamin B7 dưới dạng các thực phẩm bổ sung. Trên thực tế, hiếm gặp trường hợp nào vitamin B7 có thể tương tác với các loại thuốc khác. Điều này có thể gây ra các tác dụng ngoài ý muốn với sức khỏe.

Bổ sung vitamin B7 cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm và chất bổ sung
Bổ sung vitamin B7 cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm và chất bổ sung

3. Các lưu ý cần tránh khi bổ sung vitamin B7

Sau khi đã có câu trả lời cho câu hỏi thiếu vitamin B7 gây bệnh gì và thiếu vitamin B7 cần bổ sung gì thì có một vài chú ý trong quá trình sử dụng loại vitamin này. 

  • Bổ sung vitamin B7 qua đường ăn uống được xem là an toàn. Vì thế bạn nên thường xuyên thêm các loại thực phẩm giàu vitamin B7 vào chế độ ăn hàng ngày.
  • Vitamin B7 là vitamin tan trong nước nên không được tích trữ trong cơ thể mà được bài tiết ra ngoài qua nước tiểu nên phải được cung cấp đều đặn trong chế độ ăn uống hàng ngày. Ngoài ra một lượng vitamin B7 cũng có thể được tổng hợp bởi vi khuẩn sống trong ruột. Tuy nhiên, vì tình trạng thiếu hụt biotin rất hiếm và lượng biotin cần thiết cho cơ thể rất nhỏ nên nhiều quốc gia không thực sự cung cấp lượng biotin khuyến nghị hàng ngày. 
  • Lượng hàng ngày do Ủy ban Thực phẩm và Dinh dưỡng Hoa Kỳ đề xuất là 6 microgam cho trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi, 30 microgam cho người lớn từ 19 tuổi trở lên và 35 microgam cho phụ nữ đang cho con bú. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mọi người tiêu thụ trung bình 36 microgam biotin mỗi ngày, đáp ứng lượng tiêu thụ trung bình được khuyến nghị ở trên. Số lượng khác nhau có thể được khuyến nghị để điều trị tình trạng thiếu vitamin B7 và sẽ được tư vấn bởi chuyên gia y tế phù hợp.
  • Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào cho thấy khả năng sử dụng quá liều vitamin B7. Vì nó hòa tan trong nước nên lượng dư thừa không được lưu trữ trong cơ thể mà thay vào đó được thải ra ngoài qua nước tiểu.

Khi đã biết được thiếu vitamin B7 gây bệnh gì, chúng ta nên chủ động phòng tránh bằng cách bổ sung những thực phẩm giàu vitamin B7 trong chế độ ăn. Ngoài ra bạn có thể tiến hành làm các xét nghiệm vi chất và truyền tổ hợp các vi chất giúp cơ thể bổ sung các loại vitamin còn thiếu để từ đó giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống được tốt hơn.

Nguồn: healthline.com - news-medical.net

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Nên ăn gì để bổ sung vitamin B7 cho cơ thể?

Nên ăn gì để bổ sung vitamin B7 cho cơ thể?

Cơ thể thiếu vitamin B2 cần bổ sung gì để cải thiện?

Cơ thể thiếu vitamin B2 cần bổ sung gì để cải thiện?

Vitamin nhóm B có trong thực phẩm nào nhiều nhất?

Vitamin nhóm B có trong thực phẩm nào nhiều nhất?

Bạn nên dùng bao nhiêu vitamin B phức hợp mỗi ngày?

Bạn nên dùng bao nhiêu vitamin B phức hợp mỗi ngày?

9 lợi ích sức khỏe của Vitamin B6 (Pyridoxine)

9 lợi ích sức khỏe của Vitamin B6 (Pyridoxine)

9

Bài viết hữu ích?