Zalo

9 lợi ích sức khỏe của Vitamin B6 (Pyridoxine)

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Vitamin B6 (Pyridoxine) thuộc nhóm vitamin hòa tan trong nước và là vitamin cần thiết cho cơ thể. Vai trò của vitamin B6 trong cơ thể giúp chuyển hóa protein, chất béo, carbs đồng thời giúp tạo các tế bào hồng cầu và các chất dẫn truyền cho hệ thần kinh. Khi cơ thể thiếu vitamin B6 sẽ xảy ra một số ảnh hưởng tới tình trạng sức khoẻ. Vì vậy, cần thực hiện bổ sung vitamin B6 từ thực phẩm hoặc từ các sản phẩm bổ sung.

1. Pyridoxine là gì?

Vitamin B6 là một loại vitamin B. Pyridoxine, pyridoxal và pyridoxamine đều là các dạng vitamin B6 và được tìm thấy trong một số loại thực phẩm và cũng được sản xuất trong phòng thí nghiệm.

Vitamin B6 là dưỡng chất cần thiết thực hiện các chức năng của carbs, chất béo và protein khi đưa vào cơ thể. Đồng thời vitamin B6 cũng cần thiết cho sự phát triển của não, dây thần kinh, da và nhiều bộ phận khác của cơ thể. Vitamin B6 được tìm thấy trong ngũ cốc, các loại đậu, trứng và thường được sử dụng cùng với các vitamin B khác trong các sản phẩm phức hợp vitamin B.

Để sử dụng các sản phẩm vitamin B6 một cách hiệu quả và an toàn thì cần được tư vấn bởi bác sĩ để lựa chọn liều dùng phù hợp với mục tiêu. 

2. Vitamin B6 có tác dụng gì cho cơ thể?

Vitamin B6 có cần thiết cho cơ thể không? Với những ảnh hưởng liên quan đến hệ thần kinh, hệ miễn dịch… thì vitamin B6 là một trong những chất dinh dưỡng luôn cần thiết được cung cấp cho thể. Vậy vitamin B6 có tác dụng gì cho cơ thể. Sau đây là 9 tác dụng của vitamin B6 đối với cơ thể:

2.1. Giúp cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng trầm cảm

Vitamin B6 đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết cảm xúc. Điều này một phần là do B6 cần thiết để tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh điều hoà cảm xúc, bao gồm serotonin, dopamine và axit gamma-aminobutyric (GABA).

Vitamin B6 cũng có thể đóng một vai trò trong việc làm giảm nồng độ axit amin homocysteine ​​trong máu cao, có liên quan đến trầm cảm và các vấn đề tâm thần khác.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các triệu chứng trầm cảm có liên quan đến nồng độ vitamin B6 trong máu thấp, đặc biệt là ở người cao tuổi có nguy cơ thiếu vitamin B cao. Một nghiên cứu ở 250 người lớn tuổi cho thấy nồng độ vitamin B6 thấp làm tăng gấp đôi nguy cơ bị trầm cảm. Tuy nhiên, sử dụng vitamin B6 để ngăn ngừa hoặc điều trị trầm cảm chưa được chứng minh là có hiệu quả.

Vitamin B6 giúp cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng trầm cảm
Vitamin B6 giúp cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng trầm cảm

2.2. Có thể thúc đẩy sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Vitamin B6 đóng một vai trò trong việc cải thiện chức năng não bộ và ngăn ngừa bệnh Alzheimer, tuy nhiên nhận định này còn đang gây ra nhiều tranh cãi trong giới chuyên môn.

Một nghiên cứu ở 156 người trưởng thành có nồng độ homocysteine ​​cao và suy giảm nhận thức nhẹ cho thấy dùng B6, B12 và folate (B9) liều cao làm giảm homocysteine ​​và giảm tổn thương ở một số vùng não dễ bị Alzheimer. Tuy nhiên, nghiên cứu không chỉ ra rõ về vấn đề nếu nồng độ homocysteine ​​giảm sẽ giúp cải thiện chức năng não hay làm giảm tốc độ suy giảm nhận thức.

Một thử nghiệm ngẫu nhiên đối chứng trên hơn 400 người trưởng thành mắc Alzheimer nhẹ đến trung bình cho thấy liều cao B6, B12 và folate làm giảm nồng độ homocysteine ​​nhưng không làm chậm được tốc độ suy giảm chức năng não so với nhóm giả dược. Ngoài ra, một phân tích gộp trên 19 nghiên cứu đã kết luận rằng bổ sung B6, B12 và folate đơn thuần hoặc kết hợp không cải thiện chức năng não hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

2.3. Có thể ngăn ngừa và điều trị bệnh thiếu máu bằng cách hỗ trợ sản xuất Hemoglobin

Vitamin B6 được đánh giá có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh thiếu máu do không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng.

Hemoglobin là một protein cung cấp oxy cho các tế bào của cơ thể. Khi cơ thể có lượng huyết sắc tố thấp, các tế bào sẽ không nhận đủ oxy. Kết quả là bạn có thể bị thiếu máu và cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi.

Các nghiên cứu đã cho thấy mối liên quan mức độ thấp giữa vitamin B6 với thiếu máu, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên, thiếu vitamin B6 được cho là hiếm gặp ở hầu hết người trưởng thành khỏe mạnh.

Một nghiên cứu khác cho thấy dùng 75mg vitamin B6 mỗi ngày trong thai kỳ giúp giảm triệu chứng thiếu máu ở 56 phụ nữ mang thai không đáp ứng với điều trị bằng sắt.

2.4. Có thể hữu ích trong điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Vitamin B6 đã được sử dụng để điều trị các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (Premenstrual syndrome - PMS), bao gồm lo lắng, trầm cảm và khó chịu. B6 giúp cải thiện các triệu chứng cảm xúc liên quan đến PMS do vai trò trong việc tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh điều chỉnh tâm trạng.

Một nghiên cứu kéo dài ba tháng ở hơn 60 phụ nữ tiền mãn kinh cho thấy uống 50mg vitamin B6 hàng ngày giúp cải thiện các triệu chứng PMS của trầm cảm, khó chịu và mệt mỏi tới 69%. 

Một nghiên cứu nhỏ khác cho thấy bổ sung 50mg vitamin B6 cùng với 200mg magie mỗi ngày làm giảm đáng kể các triệu chứng PMS, bao gồm thay đổi tâm trạng, khó chịu và lo lắng, trong suốt một chu kỳ kinh nguyệt.

Mặc dù những kết quả này rất khả quan, nhưng các nghiên cứu bị giới hạn bởi thời gian ngắn. Vì thế cần nghiên cứu thêm về sự an toàn và hiệu quả của vitamin B6 trong việc cải thiện các triệu chứng PMS trước khi có thể đưa ra khuyến nghị

2.5. Có thể giúp điều trị buồn nôn khi mang thai

Vitamin B6 đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ để điều trị buồn nôn và nôn khi mang thai. Trên thực tế, B6 có một thành phần trong Diclegis, một loại thuốc thường được sử dụng để điều trị nôn nghén.

Các nhà nghiên cứu không hoàn toàn chắc chắn tại sao vitamin B6 giúp điều trị nôn nghén, nhưng có thể là do lượng B6 đủ có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.

Một nghiên cứu ở 342 phụ nữ trong 17 tuần đầu tiên của thai kỳ cho thấy bổ sung 30 mg vitamin B6 hàng ngày giúp giảm đáng kể cảm giác buồn nôn sau năm ngày điều trị, so với giả dược.

Một nghiên cứu khác đã so sánh tác động của gừng và vitamin B6 trong việc giảm các cơn buồn nôn và nôn ở 126 phụ nữ mang thai. Kết quả cho thấy, dùng 75 mg B6 mỗi ngày giúp giảm 31% triệu chứng buồn nôn và nôn sau bốn ngày.

Những nghiên cứu này cho thấy vitamin B6 có hiệu quả trong điều trị nôn nghén, thậm chí có hiệu quả trong thời gian dưới một tuần.

Pyridoxine đã được sử dụng để điều trị buồn nôn và nôn khi mang thai
Pyridoxine đã được sử dụng để điều trị buồn nôn và nôn khi mang thai

2.6. Có thể ngăn ngừa động mạch bị tắc và giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Vitamin B6 có thể ngăn ngừa các tắc mạch và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nghiên cứu cho thấy những người có nồng độ vitamin B6 trong máu thấp có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gần gấp đôi so với những người có mức B6 cao hơn. Điều này có thể là do vai trò của B6 trong việc giảm nồng độ homocysteine ​​liên quan đến một số quá trình bệnh lý bao gồm cả bệnh tim mạch.

2.7. Có thể giúp ngăn ngừa ung thư

Cung cấp đủ vitamin B6 có thể làm giảm nguy cơ phát triển một số loại ung thư. Lý do tại sao B6 có thể giúp ngăn ngừa ung thư vẫn chưa rõ ràng, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng nó có liên quan đến khả năng chống viêm và các bệnh mãn tính khác.

Một phân tích gộp trên 12 nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn uống đầy đủ và nồng độ B6 trong máu có liên quan đến nguy cơ ung thư đại trực tràng thấp hơn. Những người có nồng độ B6 trong máu cao nhất có nguy cơ mắc loại ung thư này thấp hơn gần 50%.

Nghiên cứu về vitamin B6 và ung thư vú cũng cho thấy mối liên quan giữa nồng độ B6 trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là ở phụ nữ sau mãn kinh. 

2.8. Có thể cải thiện sức khỏe của mắt và ngăn ngừa các bệnh về mắt

Vitamin B6 đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa các bệnh về mắt, đặc biệt là tình trạng mất thị lực ảnh hưởng đến người cao tuổi được gọi là thoái hóa điểm vàng.

Các nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa nồng độ homocysteine ​​trong máu cao với nguy cơ AMD. Vì vitamin B6 giúp giảm nồng độ homocysteine ​​trong máu, nên bổ sung đầy đủ B6 có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh này.

Một nghiên cứu kéo dài 7 năm trên hơn 5.400 chuyên gia sức khỏe nữ đã phát hiện ra rằng bổ sung vitamin B6, B12 và axit folic (B9) hàng ngày giúp giảm đáng kể nguy cơ AMD xuống 35 - 40%, so với giả dược.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã cho thấy mối liên quan giữa nồng độ vitamin B6 trong máu thấp với các tình trạng tắc nghẽn các tĩnh mạch lưu thông máu ở võng mạc.

2.9. Có thể điều trị giảm viêm trong viêm khớp dạng thấp

Vitamin B6 có thể giúp giảm các triệu chứng liên quan đến viêm khớp dạng thấp. Mức độ viêm tăng lên trong cơ thể do viêm khớp dạng thấp có thể làm giảm nồng độ vitamin B6.

Một nghiên cứu kéo dài 30 ngày ở 36 người trưởng thành bị viêm khớp dạng thấp cho thấy bổ sung 50mg vitamin B6 hàng ngày giúp điều chỉnh nồng độ B6 trong máu nhưng không làm giảm việc sản xuất các chất gây viêm trong cơ thể.

Tóm lại, vitamin B6 là một loại vitamin mang đến nhiều tác dụng cho sức khỏe, vì thế để có một cơ thể khỏe mạnh, ít bệnh tật bạn cần bổ sung đủ liều lượng lượng vitamin B cần thiết. Bạn có thể bổ sung vitamin B6 từ thực phẩm hàng ngày hoặc thông qua việc truyền vi chất. Việc này không chỉ đảm bảo cung cấp lượng vitamin B đầy đủ mà còn đảm bảo chất lượng, tránh sự độc hại.

Nếu bạn chưa biết bổ sung vitamin B6 với lượng bao nhiêu thì có thể đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám làm xét nghiệm vi chất, khi có kết quả thiếu hụt, bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị, đồng thời bổ sung các vi chất còn thiếu giúp bạn nâng cao và bảo vệ sức khỏe lâu dài.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Các thực phẩm tốt cho sức khỏe giàu vitamin B nhất

Các thực phẩm tốt cho sức khỏe giàu vitamin B nhất

Nên ăn gì bổ sung vitamin B6, hỗ trợ thúc đẩy tiêu mỡ thừa và giảm cân?

Nên ăn gì bổ sung vitamin B6, hỗ trợ thúc đẩy tiêu mỡ thừa và giảm cân?

Vitamin B6 có tác dụng gì và ảnh hưởng thế nào đến việc giảm cân?

Vitamin B6 có tác dụng gì và ảnh hưởng thế nào đến việc giảm cân?

Ai cần và khi nào cần bổ sung vitamin C?

Ai cần và khi nào cần bổ sung vitamin C?

Ăn gì để bổ sung vitamin B6? Bổ sung vitamin B6 bằng cách nào?

Ăn gì để bổ sung vitamin B6? Bổ sung vitamin B6 bằng cách nào?

23

Bài viết hữu ích?