Zalo

Cơ thể sẽ ra sao nếu thiếu vitamin B12 và acid folic?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Vitamin B12 và acid folic là những chất dinh dưỡng quan trọng trong sự phát triển và hoạt động bình thường của các cơ quan cơ thể. Tình trạng thiếu acid folic và B12 không thường gặp nhưng có thể gây ra nhiều hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Cùng tìm hiểu những dấu hiệu và hậu quả khi cơ thể thiếu vitamin B12 và acid folic qua bài viết dưới đây.

1.Thiếu vitamin B12 và acid folic là gì và có phổ biến không?

Vitamin B12 là một vitamin tan trong nước, tham gia vào sự chuyển hóa của các carbohydrate, lipid và protein. Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng cho sự sản sinh các hồng cầu trong tủy xương, các vỏ bọc dây thần kinh và các protein. 

Thiếu vitamin B12 có thể là kết quả của một số vấn đề sau:

  • Lượng vitamin B12 cung cấp cho cơ thể không đầy đủ do chế độ ăn chay. Trẻ sơ sinh bú sữa từ những bà mẹ ăn chay có thể bị thiếu vitamin B12 ở độ tuổi từ 4 đến 6 tháng, vì ở những trẻ này nồng độ vitamin B12 lưu trữ trong gan còn hạn chế và tốc độ tăng trưởng nhanh dẫn đến nhu cầu vitamin B12 tăng cao.
  • Sự hấp thu vitamin B12 không đủ là nguyên nhân phổ biến dẫn đến sự thiếu hụt vitamin B12. Ở người cao tuổi, sự hấp thu không đầy đủ có thể do giảm tiết axit dạ dày. Trong trường hợp này, vitamin tinh chế có trong chất bổ sung vitamin có thể được hấp thu, trong khi vitamin B12 trong thực phẩm không được giải phóng và hấp thu bình thường.
  • Giảm cung cấp vitamin B12 từ thực phẩm.
  • Sử dụng một số loại thuốc nhất định có thể gây thiếu hụt vitamin B12.

Acid folic và folate hay còn được gọi là vitamin B9 tham gia vào quá trình tổng hợp DNA, cần thiết cho sự phân chia tế bào bình thường và đặc biệt quan trọng trong quá trình thai nghén cũng như quá trình phát triển của trẻ. Acid folic và folate cũng đóng vai trò quan trọng trong sự sản sinh các hồng cầu.

Những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng thiếu acid folic và folate, bao gồm:

  • Lượng folate ăn vào không đủ, thường gặp ở những bệnh nhân nghiện rượu và suy dinh dưỡng. 
  • Nhu cầu sử dụng acid folic gia tăng trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú.
  • Hấp thu kém acid folic như trong bệnh celiac hoặc do một số thuốc.

Acid folic và B12 là những vitamin cơ thể không thể tự sản xuất được và phải được cung cấp từ chế độ ăn uống hàng ngày. Vitamin B12 thường có trong bánh mì, ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc khác. Folate thường có trong các loại trái cây họ cam quýt, các loại đậu khô, đậu Hà Lan, các loại rau lá xanh, gan và nấm men.

Vitamin B12 có trong bánh mì và các sản phẩm từ ngũ cốc
Vitamin B12 có trong bánh mì và các sản phẩm từ ngũ cốc

2. Dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin B12 và acid folic

Acid folic và B12 thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, khi cơ thể thiếu vitamin B12 và acid folic có thể xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Thiếu năng lượng để duy trì các hoạt động hàng ngày như học tập và làm việc
  • Da nhợt nhạt
  • Ăn không ngon
  • Lưỡi đau và đỏ
  • Loét miệng
  • Yếu cơ
  • Ngứa, nóng ran hoặc tê ở bàn tay, cánh tay và bàn chân
  • Tầm nhìn hạn chế
  • Chóng mặt
  • Các vấn đề tâm lý, có thể từ trầm cảm nhẹ hoặc rối loạn lo âu đến nhầm lẫn và mất trí nhớ
  • Suy giảm trí nhớ, sự hiểu biết và phán đoán

3. Hậu quả nếu cơ thể thiếu vitamin B12 và acid folic

Khi cơ thể thiếu vitamin B12 và acid folic có thể gây ra bệnh lý thiếu máu hồng cầu to hay còn gọi là thiếu máu hồng cầu khổng lồ. Thiếu máu hồng cầu to đặc trưng bởi tình trạng cơ thể sản xuất số lượng hồng cầu ít hơn nhưng kích thước lớn hơn hồng cầu bình thường. Ngoài ra, trong bệnh thiếu máu hồng cầu to thì số lượng tiểu cầu giảm và số lượng bạch cầu có thể tăng.

Triệu chứng của thiếu máu hồng cầu to do thiếu vitamin B12 và acid folic, bao gồm:

  • Cực kỳ mệt mỏi
  • Khó thở
  • Chóng mặt
  • Nhức đầu
  • Da nhợt nhạt
  • Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực hoặc rối loạn nhịp tim
  • Ăn không ngon miệng và gầy sụt cân
  • Người lớn tuổi bị thiếu máu nặng có nguy cơ bị suy tim
Thiếu vitamin B12 và acid folic gây ra bệnh lý thiếu máu hồng cầu to
Thiếu vitamin B12 và acid folic gây ra bệnh lý thiếu máu hồng cầu to

Không chỉ gây thiếu máu hồng cầu to, vitamin B12 cũng đóng vai trò quan trọng cho việc duy trì sức khỏe thần kinh và sự thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau như tổn thương thần kinh, gây ngứa và tê ở tay chân.

Trong khi đó, folate cần thiết cho sự phân chia tế bào ở bào thai đang phát triển. Thiếu hụt folate trong thời kỳ đầu mang thai có thể làm tăng nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở trẻ như tật nứt đốt sống ở bào thai đang lớn.

Vì vậy, mặc dù hiếm gặp nhưng tình trạng thiếu vitamin B12 và acid folic có thể gây ra một số biến chứng, đặc biệt khi cơ thể bị thiếu vitamin B12 và acid folic trong thời gian dài. Các biến chứng có thể gặp, bao gồm:

  • Vấn đề với hệ thống thần kinh
  • Vô sinh tạm thời
  • Bệnh tim mạch
  • Biến chứng thai kỳ và dị tật bẩm sinh

Khi xuất hiện những triệu chứng bất thường nghi do thiếu vitamin B12 và acid folic, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu của bạn và kết quả xét nghiệm máu. Điều quan trọng là tình trạng thiếu vitamin B12 và acid folic cần phải được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. 

Hầu hết các trường hợp thiếu vitamin B12 và acid folic có thể được điều trị dễ dàng bằng cách tiêm hoặc uống thuốc để bổ sung lượng vitamin bị thiếu. Ban đầu, việc bổ sung vitamin B12 thường được tiêm bằng đường tiêm. Sau đó, tùy thuộc vào việc thiếu vitamin B12 có liên quan đến chế độ ăn uống hay không mà bạn sẽ cần dùng viên vitamin B12 bổ sung giữa các bữa ăn hoặc tiêm vitamin B12 thường xuyên. Việc điều trị có thể kéo dài cho đến khi mức vitamin B12 được cải thiện hoặc bạn có thể cần điều trị suốt đời. 

Trong trường hợp không biết nên bổ sung vitamin B12 như thế nào thì hãy thực hiện liệu pháp truyền phục hồi sức khỏe - nâng cao miễn dịch. Đây là liệu pháp giúp chăm sóc sức khỏe từ cấp độ tế bào. Sự kết hợp theo công thức đặc biệt chất điện giải, vitamin, chất chống oxy hóa, vi hoạt chất độc quyền giúp tăng cường năng lượng, bù nước, thải độc, cân bằng điện giải, tăng sinh collagen, chống lão hoá da cấp độ tế bào và phục hồi sức khỏe từ bên trong. Liệu trình truyền sẽ được cá nhân hóa theo tình trạng sức khỏe cụ thể của khách hàng.

Nguồn: nhs.uk 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Chu Yến Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vitamin B12 có tác dụng tạo năng lượng không?

Vitamin B12 có tác dụng tạo năng lượng không?

Vì sao người ăn chay thiếu vitamin B12? Cách nào bổ sung?

Vì sao người ăn chay thiếu vitamin B12? Cách nào bổ sung?

3 nhóm người sau có thể hưởng lợi từ việc bổ sung vitamin

3 nhóm người sau có thể hưởng lợi từ việc bổ sung vitamin

Vitamin B12 dạng tiêm: Tốt hay không tốt?

Vitamin B12 dạng tiêm: Tốt hay không tốt?

Các thực phẩm tốt cho sức khỏe giàu vitamin B nhất

Các thực phẩm tốt cho sức khỏe giàu vitamin B nhất

35

Bài viết hữu ích?