Nhiều người thắc mắc chỉ số RF trong xét nghiệm máu là gì? Chỉ số RF trong xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ chẩn đoán rối loạn tự miễn dịch và ước tính mức độ nghiêm trọng của bệnh:
Mặc dù việc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp có thể làm giảm lượng RF trong máu, nhưng xét nghiệm RF lặp đi lặp lại thường không được sử dụng để theo dõi trong quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp.
Xét nghiệm RF định lượng đo lượng RF trong máu, có một số cách để đo RF, một trong số đó là xét nghiệm hiệu giá kháng thể. Những xét nghiệm này phát hiện lượng kháng thể cụ thể có trong máu, với kết quả được biểu thị bằng tỷ lệ.
Chỉ số xét nghiệm máu RF bao nhiêu là bình thường? Nói chung, hiệu giá bình thường là khoảng 1:80, trong khi hiệu giá cao hơn (>1:80) là kết quả dương tính. Kết quả này có thể khác nhau tùy theo từng phòng thí nghiệm.
Sau khi hoàn thành xét nghiệm máu RF, kết quả xét nghiệm sẽ được báo cáo là dương tính hoặc âm tính. Giá trị bằng số hoặc hiệu giá có thể được cung cấp để biểu thị mức RF được phát hiện trong máu. Kết quả âm tính cũng có thể được gọi là bình thường, trong khi kết quả dương tính có thể được gọi là bất thường.
Phạm vi tham chiếu cho thử nghiệm này khác nhau tùy theo phòng thí nghiệm và loại thử nghiệm RF được thực hiện trong phân tích. Điều quan trọng là sử dụng phạm vi tham chiếu do phòng thí nghiệm riêng lẻ cung cấp.
Nguyên nhân do xét nghiệm máu RF hiếm khi được sử dụng một mình nên kết quả xét nghiệm máu RF cần được giải thích một cách thận trọng. Kết quả xét nghiệm âm tính cho thấy có rất ít hoặc không có RF được tìm thấy trong máu, nhưng điều này không phải lúc nào cũng loại trừ được vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Có tới 20% số người bị viêm khớp dạng thấp có thể có kết quả xét nghiệm máu RF âm tính và kết quả của họ có thể thay đổi theo thời gian.
Xét nghiệm máu RF dương tính có thể chỉ ra tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nhưng không đủ để chẩn đoán bệnh. Khoảng 4% người khỏe mạnh được phát hiện có yếu tố RF trong máu.
Để chẩn đoán nguyên nhân gây ra các dấu hiệu triệu chứng lâm sàng của bạn thì các bác sĩ thường sử dụng kết hợp xét nghiệm RF với khám thực thể, xét nghiệm hình ảnh và xét nghiệm trong phòng thí nghiệm như xét nghiệm kháng thể CCP, xét nghiệm kháng thể kháng nhân (ANA) và phân tích dịch khớp. Có tới 30% người bị viêm khớp dạng thấp có thể âm tính với RF nhưng thường dương tính với antiCCP, một bất thường có thể xảy ra trước các triệu chứng rõ ràng của viêm khớp dạng thấp.
Chẩn đoán rối loạn tự miễn dịch có thể phức tạp. Điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến của bác sĩ thấp khớp, bác sĩ chuyên chẩn đoán và điều trị các rối loạn tự miễn dịch cũng như các tình trạng khác của khớp, cơ và xương. Bác sĩ thấp khớp có thể giúp bạn hiểu kết quả của mình cũng như trả lời các câu hỏi về quá trình chẩn đoán rối loạn tự miễn dịch.
Tóm lại, chỉ số xét nghiệm máu RF là một trong các thông số quan trọng để giúp chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp và các rối loạn tự miễn dịch khác. Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân có các vấn đề sức khỏe thì điều cần làm là đăng ký xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín, sau khi có kết quả xét nghiệm thì các bác sĩ điều trị sẽ đưa ra những tư vấn về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng xử lý cụ thể.
Nguồn: mayoclinic.org, medicalnewstoday.com.
1027
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
1027
Bài viết hữu ích?