Zalo

Xét nghiệm máu RF là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm RF là xét nghiệm máu có thể giúp chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, mức RF cũng chưa thể chẩn đoán đầy đủ, thực tế có thể xảy ra ở những người mắc các bệnh khác. Cùng tìm hiểu sâu hơn xét nghiệm máu RF là gì trong bài viết sau đây.

1.Xét nghiệm máu RF là gì?

Thông thường, hệ thống miễn dịch tạo ra các protein gọi là kháng thể để tấn công vi trùng có thể khiến cơ thể bị bệnh. Nhưng các yếu tố thấp khớp là các kháng thể đôi khi có thể tấn công nhầm vào những tế bào và mô khỏe mạnh trong cơ thể. Khi điều này xảy ra trong trường hợp bạn đang có vấn đề sức khỏe liên quan đến rối loạn tự miễn dịch.

Mức RF cao hơn trong cơ thể có thể chỉ ra rằng, có một số mức độ hoạt động tự miễn dịch đang diễn ra nên có thể chỉ ra sự hiện diện của một tình trạng sức khỏe đang tiềm ẩn. Xét nghiệm RF là gì? Xét nghiệm RF hay còn được gọi là xét nghiệm máu RF là một xét nghiệm được các bác sĩ sử dụng để giúp chẩn đoán các tình trạng tự miễn dịch.

Xét nghiệm RF chủ yếu được sử dụng đồng thời với các xét nghiệm máu khác để giúp chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp. Viêm khớp dạng thấp (RA) là một loại rối loạn tự miễn dịch làm tổn thương khớp và gây đau, sưng và cứng khớp. Đây là một tình trạng mãn tính kéo dài cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan của bạn và gây ra các triệu chứng khác.

Mức độ cao của các yếu tố thấp khớp trong xét nghiệm RF cũng có thể là dấu hiệu của các rối loạn tự miễn dịch khác, một số bệnh nhiễm trùng và một số loại ung thư.

Viêm khớp dạng thấp là một loại rối loạn tự miễn dịch làm tổn thương khớp
Viêm khớp dạng thấp là một loại rối loạn tự miễn dịch làm tổn thương khớp

2. Vai trò của xét nghiệm máu RF

Xét nghiệm RF để làm gì? Xét nghiệm RF là xét nghiệm máu thường được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp và các rối loạn tự miễn dịch khác. Xét nghiệm RF cũng có thể được sử dụng để hiểu mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm khớp dạng thấp và liệu nó có ảnh hưởng đến các cơ quan hay không. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào kết quả xét nghiệm máu RF thì không thể chẩn đoán bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bạn có thể cần thực hiện xét nghiệm máu RF nếu bạn có các dấu hiệu triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Các dấu hiệu triệu chứng thường bắt đầu ở vùng cổ tay, bàn tay và bàn chân. Chúng thường gây ra những ảnh hưởng đến các khớp tương tự nhau ở cả hai bên cơ thể và có xu hướng tự khỏi theo thời gian.

Các dấu hiệu triệu chứng lâm sàng của viêm khớp dạng thấp có thể bao gồm:

  • Đau mỏi tại vị trí các khớp;
  • Đau, sưng kèm theo nóng tại vị trí khớp;
  • Cứng khớp kéo dài trong thời gian hơn 30 phút;
  • Mệt mỏi;
  • Thỉnh thoảng có thể có sốt nhẹ;
  • Ăn mất ngon;
  • Các vấn đề bên ngoài khớp có thể bao gồm khô mắt hoặc miệng, nổi cục cứng dưới da hoặc thiếu máu

Bạn cũng có thể cần xét nghiệm RF nếu bạn đang thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán một tình trạng khác có thể gây ra mức độ yếu tố thấp khớp cao, như:

Các rối loạn tự miễn dịch khác, bao gồm:

  • Hội chứng Sjögren;
  • Lupus ban đỏ;
  • Xơ cứng bì;
  • Viêm khớp tự phát thiếu niên ở trẻ em và thanh thiếu niên;

Mắc các bệnh nhiễm trùng mãn tính, bao gồm:

  • Viêm gan virus C;
  • Bệnh lao chủ yếu gây ảnh hưởng đến phổi
  • Viêm nội tâm mạc- bệnh lý về tim

Một số loại ung thư, bao gồm cả ung thư dòng bạch cầu.

Xét nghiệm RF có giá trị hỗ trợ chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp
Xét nghiệm RF có giá trị hỗ trợ chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp

3. Ý nghĩa kết quả xét nghiệm máu RF

Nếu chỉ thực hiện độc lập riêng xét nghiệm RF không có giá trị chẩn đoán bất kỳ tình trạng nào. Để chẩn đoán bệnh bác sĩ điều trị sẽ xem xét kết quả của các xét nghiệm khác cùng với các triệu chứng và tiền sử bệnh của bạn. Kết quả xét nghiệm máu RF thường được báo cáo theo một trong hai cách:

  • Giá trị bình thường dưới 15 IU/mL;
  • Hiệu giá, bình thường dưới 1:80 (1 đến 80);

Nếu kết quả cao hơn mức bình thường thì là dương tính. Dãy giá trị bình thường sẽ có thể thay đổi chút ít giữa các phòng thí nghiệm khác nhau. Bác sĩ điều trị sẽ giải thích về ý nghĩa của kết quả xét nghiệm cụ thể.

  • Kết quả âm tính (bình thường) có nghĩa là bạn có ít hoặc không có yếu tố thấp khớp trong máu. Nhưng điều đó không loại trừ nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc một vấn đề sức khỏe khác. Nhiều người đã bị viêm khớp dạng thấp có ít hoặc không có yếu tố thấp khớp trong máu. Nếu bạn có các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp, nhưng kết quả xét nghiệm RF của bạn vẫn bình thường, bác sĩ điều trị có thể chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm khác liên quan để chẩn đoán.
  • Kết quả dương tính (bất thường) có nghĩa là nồng độ yếu tố thấp khớp được tìm thấy trong máu cao hơn so với giá trị trung bình. Điều này không phải lúc nào cũng có nghĩa là các yếu tố dạng thấp gây ra các triệu chứng bệnh. Kết quả xét nghiệm RF càng cao thì càng có nhiều khả năng mắc bệnh liên quan đến yếu tố thấp khớp. Tuy nhiên, một số người mắc các bệnh này vẫn có RF âm hoặc thấp.

Tóm lại, chỉ số xét nghiệm máu RF là một trong các thông số quan trọng để giúp chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp và các rối loạn tự miễn dịch khác. Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân có các vấn đề sức khỏe thì điều cần làm là đăng ký xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín, sau khi có kết quả xét nghiệm thì các bác sĩ điều trị sẽ đưa ra  những tư vấn tốt nhất về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng xử lý cụ thể.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Chỉ số xét nghiệm máu RF bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số xét nghiệm máu RF bao nhiêu là bình thường?

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Kết quả xét nghiệm máu bạch cầu tăng có nghĩa là gì?

Kết quả xét nghiệm máu bạch cầu tăng có nghĩa là gì?

11

Bài viết hữu ích?