Zalo

Chỉ số BMI ở người bị kháng insulin là bao nhiêu?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Định nghĩa kháng Insulin vẫn còn mơ hồ với nhiều người, nhưng tình trạng này đã dần trở nên phổ biến và xuất hiện nhiều hơn trên thế giới. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được đưa ra nhằm tiên lượng mắc bệnh cho những người bị kháng Insulin, một trong số đó là việc dùng chỉ số khối - BMI. Vậy chỉ số BMI ở người bị kháng insulin là bao nhiêu?

1. Tình trạng kháng Insulin là gì?

Kháng insulin, còn được gọi là suy giảm độ nhạy insulin, xảy ra khi các tế bào trong cơ, mỡ và gan của bạn không phản ứng bình thường với hormone insulin, một loại hormone mà tuyến tụy của bạn tạo ra cần thiết cho sự sống thông qua việc điều chỉnh lượng đường (Glucose) trong máu. Kháng insulin có thể là tạm thời hoặc mãn tính và có thể điều trị được trong một số trường hợp.

Trong những trường hợp bình thường, insulin hoạt động theo các bước sau:

  • Cơ thể bạn phân hủy thức ăn bạn ăn thành glucose (đường), đây là nguồn năng lượng chính của cơ thể bạn.
  • Glucose đi vào máu của bạn, báo hiệu tuyến tụy của bạn giải phóng insulin.
  • Insulin giúp glucose trong máu đi vào các tế bào cơ, mỡ và gan để chúng có thể sử dụng làm năng lượng hoặc dự trữ để sử dụng sau này.
  • Khi glucose đi vào tế bào và mức độ đường trong máu của bạn giảm, nó báo hiệu tuyến tụy ngừng sản xuất insulin.

Vì một số lý do, các tế bào cơ, mỡ và gan của bạn có thể phản ứng không thích hợp với insulin, điều đó có nghĩa là chúng không thể hấp thụ hoặc lưu trữ glucose từ máu của bạn một cách hiệu quả, đây chính là tình trạng kháng insulin. Do đó, tuyến tụy của bạn tạo ra nhiều insulin hơn để cố gắng ổn định mức đường huyết ngày càng tăng của bạn, điều này được gọi là tăng insulin máu.

Chỉ số BMI ở người bị kháng Insulin 

Miễn là tuyến tụy của bạn có thể tạo ra đủ insulin để vượt qua phản ứng yếu của tế bào với hormone này, thì lượng đường trong máu của bạn sẽ được duy trì ở mức bình thường. Nếu các tế bào của bạn trở nên quá đề kháng với insulin, nó sẽ dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao (tăng đường huyết), theo thời gian, dẫn đến tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường type 2. Ngoài đái tháo đường type 2, tình trạng kháng insulin có liên quan đến một số tình trạng khác, bao gồm:

  • Béo phì.
  • Bệnh tim mạch.
  • Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
  • Hội chứng chuyển hóa.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Kháng insulin ở người béo phì là tình trạng thường gặp nhất. Các nhà khoa học đã đưa ra những bằng chứng rằng tình trạng thừa cân béo phì là yếu tố nguy cơ của sự hình thành đề kháng Insulin và ngược lại, những người bị kháng Insulin mãn tính có nguy cơ bị béo phì trong tương lai cao hơn những người bình thường. Người ta thường dự đoán hoặc tiên lượng bệnh béo phì thông qua chỉ số BMI, do vậy đây cũng là một công cụ được sử dụng phổ biến để dự đoán liệu một người bị kháng insulin ở hiện tại và trong tương lai hay không?

2. Chỉ số BMI ở người bị kháng insulin là bao nhiêu?

BMI được tính theo công thức: Cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao tính bằng mét (kg/m2). Điểm cắt tiêu chuẩn đã được sử dụng như sau:

  • Thiếu cân được định nghĩa là chỉ số BMI < 18,5 kg/m2
  • Cân nặng bình thường bao gồm các giá trị BMI trong khoảng từ 18,5 đến <25,0 kg/m2.
  • Thừa cân bao gồm các giá trị BMI từ ≥ 25,0 đến < 30,0 kg/m2
  • Béo phì được định nghĩa là chỉ số BMI>30,0 kg/m2.
Bệnh nhân tiểu đường nên kiểm soát cân nặng 

Hiện nay, vẫn chưa có một tổ chức y tế nào đưa ra những con số chính xác về chỉ số BMI ở người bị kháng Insulin. Hầu hết, những con số này thường xuất hiện trong các nghiên cứu và chưa được đồng thuận chung. Sự mâu thuẫn từ nhiều chuyên gia xuất phát từ việc chỉ số BMI phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như chủng tộc, cân nặng, chiều cao… mỗi khu vực khác nhau sẽ quy định một chỉ số BMI dự đoán khác nhau, do vậy rất khó để tạo nên một sự đồng thuận chung trên toàn thế giới. Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu đề cập đến chỉ số BMI ở người bị kháng Insulin. Nhưng đối với người dân châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, ta có thể dựa vào kết quả của một nghiên cứu tại Nhật Bản vào năm 2018. 

Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng:

  • Điểm giới hạn BMI tối ưu để dự đoán tình trạng kháng insulin ở tất cả những người tham gia là 23,5 kg/m2
  • Điểm giới hạn BMI tối ưu để dự đoán tình trạng kháng insulin ở những người không mắc bệnh tiểu đường là 22,7 kg/m2
  • Tất cả những người tham gia bị đái tháo đường type 2 trong nghiên cứu đều kháng insulin và điểm giới hạn BMI để phát hiện tình trạng kháng insulin nghiêm trọng là 26,2 kg/m2.
  • Trong phân tích dữ liệu kiểm tra y tế, điểm giới hạn BMI tối ưu để dự đoán bệnh đái tháo đường là 23,6 kg/m2. Những kết quả này cho thấy rằng, người có chỉ số BMI ≥ 23 kg/m2 là một yếu tố rủi ro đối với cả tình trạng kháng insulin và bệnh tiểu đường ở người dân Nhật Bản. 

Điều này phù hợp với khuyến nghị của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ rằng xét nghiệm bệnh tiểu đường nên được xem xét cho tất cả người Mỹ gốc Á trưởng thành có chỉ số BMI ≥ 23 kg/m2. Một nghiên cứu gần đây cũng gợi ý rằng, trong số những người đàn ông Nhật Bản có chỉ số BMI từ 23 – 25 kg/m2, tình trạng kháng insulin đã xuất hiện và kèm theo một yếu tố nguy cơ chuyển hóa tim mạch (tăng huyết áp, tăng đường huyết hoặc rối loạn lipid máu). Những kết quả này cho thấy rằng có chỉ số khối cơ thể ≥ 23 kg/m2 là một yếu tố nguy cơ gây kháng insulin và đái tháo đường ở người dân Nhật Bản nói riêng và có thể vận dụng ra người dân Đông Á và Đông Nam Á nói chung.

Thường xuyên theo dõi chỉ BMI ở người kháng insulin 

3. Những nguyên nhân gây ra tình trạng kháng Insulin

Những người có các yếu tố nguy cơ về lối sống hoặc di truyền có nhiều khả năng hình thành tình trạng kháng Insulin. Các yếu tố rủi ro bao gồm:

  • Những người bị thừa cân hoặc béo phì.
  • Những người ở độ tuổi 45 trở lên.
  • Những người có cha mẹ, anh chị em mắc tình trạng kháng Insulin, tiền đái tháo đường hoặc bệnh tiểu đường.
  • Người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Ấn Độ, gốc Tây Ban Nha/La tinh, người Mỹ gốc Á, người Mỹ gốc đảo Thái Bình Dương, người Hawaii bản địa.
  • Những người ít vận động hoặc không hoạt động thể chất.
  • Những người có mắc các bệnh lý như huyết áp cao và mức cholesterol bất thường, hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Những người có tiền sử bệnh tiểu đường thai kỳ, bệnh tim mạch hoặc đột quỵ.
  • Những người mắc hội chứng chuyển hóa.
Tình trạng kháng insulin ở người béo phì

Cùng với các yếu tố nguy cơ này, những yếu tố rủi ro khác cũng có thể góp phần gây ra tình trạng kháng Insulin bao gồm:

  • Người đang điều trị bằng một số loại thuốc như glucocorticoid, thuốc chống loạn thần, thuốc điều trị trầm cảm và một số loại thuốc điều trị HIV…
  • Người bị rối loạn nội tiết tố như hội chứng Cushing.
  • Người đang gặp phải những vấn đề về giấc ngủ, đặc biệt là ngưng thở khi ngủ.

Tình trạng kháng Insulin nói chung và vấn đề kháng insulin ở người béo phì nói riêng đang có dấu hiệu gia tăng mạnh mẽ. Chỉ số BMI chính là một công cụ đơn giản để bạn tiên lượng liệu mình đang có nguy cơ mắc phải tình trạng này hay không. Nếu thấy xuất hiện những con số bất thường về chỉ số BMI hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn và điều trị kịp thời.

Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Hướng dẫn tính chỉ số BMI của nữ theo cân nặng, tuổi

Hướng dẫn tính chỉ số BMI của nữ theo cân nặng, tuổi

1 gam chất béo bằng bao nhiêu calo?

1 gam chất béo bằng bao nhiêu calo?

Cách nào giảm 15cm vòng eo trong 4 ngày?

Cách nào giảm 15cm vòng eo trong 4 ngày?

Vòng bụng chuẩn nam giới là bao nhiêu cm?

Vòng bụng chuẩn nam giới là bao nhiêu cm?

33

Bài viết hữu ích?