Zalo

Chế độ ăn giảm acid uric, bảo vệ sức khỏe

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Bệnh Gout được biết đến là một bệnh lý điển hình khi nồng độ acid uric trong cơ thể tăng cao. Hiện nay, tại Việt Nam tỉ lệ người mắc bệnh gout đang có xu hướng ngày càng tăng lên, nhất là ở những người thừa cân, béo phì, người trung tuổi… Nguyên nhân được xác định gây ra tình trạng này chính là thói quen ăn uống không khoa học. Vậy ăn gì để giảm acid uric?

1. Khi nào bạn cần giảm acid uric trong cơ thể?

Khi acid uric tăng quá cao, thận không lọc kịp gây tình trạng acid uric tăng, lâu dần hình thành nên bệnh Gout. Ngoài ra, bệnh Gout cũng có thể do rối loạn chuyển hóa khiến tăng nồng độ acid uric. Khi mắc bệnh Gout, người bệnh sẽ gặp một số triệu chứng như sau: sưng đau các khớp, thường đau ở khớp đốt bàn chân, ngón chân cái, thậm chí có thể xuất hiện hạt Tophi dưới da, di động được ở dưới gần gót chân, dưới vành tai, xương bánh chè. Ngoài ra còn có các triệu chứng của suy thận, viêm thận kẽ, khi tiến hành xét nghiệm máu thì có kết quả nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Vì thế, khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Người bệnh cần có chế độ ăn uống nhằm hạn chế tình trạng tăng lượng acid uric trong cơ thể, để tránh gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

2. Hướng dẫn chế độ ăn giảm acid uric

Chế độ ăn giảm acid uric, đặc biệt cho người bệnh Gout rất quan trọng. Vì vậy, acid uric cao ăn gì và không nên ăn gì?

2.1. Người bị gout nên ăn gì?

Để kiểm soát tốt được bệnh Gout, bạn có thể tham khảo chế độ ăn giảm acid uric dưới đây:

  • Việc uống nhiều nước làm tăng lượng nước tiểu mỗi ngày, từ đó giúp hạn chế sự lắng đọng urat trong đường tiết niệu, vì vậy rất có lợi cho người bị bệnh Gout, bạn nên uống 8 – 9 ly nước mỗi ngày.
Bổ sung tối thiểu 2 lít nước vào chế độ ăn giảm acid uric
Bổ sung tối thiểu 2 lít nước vào chế độ ăn giảm acid uric
  • Cần bổ sung thêm Vitamin C trong chế độ ăn cho cơ thể để giúp thận đào thải được nhiều acid uric trong nước tiểu và giúp ngăn ngừa được các cơn đau do gout.
  • Nên sử dụng những thực phẩm có chứa ít purin, nhất là các loại thịt trắng như cá sông, lườn gà… Một số loại thực phẩm giàu carbohydrate có chứa một hàm lượng purin an toàn. Vì thế, bạn cũng có thể tiêu thụ chúng với một lượng vừa phải. Chẳng hạn như ngũ cốc, bún, khoai, gạo, …

Ngoài ra có một số loại thực phẩm giúp làm giảm acid uric một cách hiệu quả bạn có thể tham khảo như:

  • Dầu ôliu: đây là loại thực phẩm nằm trong số những thực phẩm hàng đầu có thể giúp đưa mức acid uric trở lại bình thường. Dầu ô liu có tác dụng chống viêm hiệu quả. Bạn có thể tiêu thụ oliu dầu bằng cách thêm nó vào các món trộn như xà lách, rau hoặc mì ống.
  • Táo: táo được biết đến rất giàu acid malic, đây là acid sẽ giúp trung hòa được acid uric. Điều này giúp giảm nồng độ acid uric cho những bệnh nhân đang bị lượng acid uric cao trong máu.
  • Giấm táo: Uống giấm táo cũng có lợi cho những người đang gặp tình trạng acid cao. Gợi ý một cách sử dụng đơn giản là bạn có thể thêm 3 thìa cà phê giấm táo vào 1 cốc nước sau đó sử dụng. Uống giấm táo giúp điều trị tình trạng acid uric cao.
  • Quả cherry: Loại quả này có chứa rất nhiều các chất kháng viêm, giúp làm giảm được nồng độ acid uric hiệu quả, từ đó ngăn chặn được việc acid uric kết tinh và lắng đọng trong các khớp. Một lý do nữa là quả cherry còn giúp giảm viêm, đau.
  • Loại quả mọng: Nên ăn các loại quả mọng, đặc biệt là việt quất và dâu tây. Đây cũng là những loại quả, giúp kháng viêm và giảm lượng acid uric trong máu.
  • Nước ép rau tươi: Các loại nước ép đơn giản, dễ thực hiện tại nhà như củ dền, cà rốt, dưa chuột cũng giúp làm giảm lượng acid uric hiệu quả.

Trong quá trình chế biến các món ăn, bạn nên ưu tiên nấu các món dạng hấp hoặc luộc để giữ được dinh dưỡng trong món ăn và tránh việc tiêu thụ quá nhiều dầu mỡ. Với những người đang bị bệnh Gout cũng lưu ý đến vấn đề kiểm soát cân nặng một cách hiệu quả. Thừa cân, béo phì có thể khiến cho cơ thể có nguy cơ kháng insulin và đồng thời còn làm thúc đẩy nồng độ acid uric trong máu khiến cho tình trạng bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn. Vì thế bạn cần kiểm soát tốt cân nặng, tránh tình trạng tăng cân quá mức. Bạn có thể kết hợp chế độ ăn khoa học lành mạnh, vận động phù hợp với tình trạng sức khỏe để giảm cân. Ngược lại, không nên áp dụng các phương pháp giảm cân quá nhanh, thiếu khoa học gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bổ sung Vitamin C vào chế độ ăn giảm acid uric giúp thận đào thải acid uric hiệu quả hơn
Bổ sung Vitamin C vào chế độ ăn giảm acid uric giúp thận đào thải acid uric hiệu quả hơn

2.2. Người bị gout nên kiêng gì?

Những thực phẩm cần loại bỏ khỏi chế độ ăn giảm acid uric cho người bị bệnh Gout:

  • Cần loại bỏ rượu bia ra khỏi chế độ ăn giảm acid uric nhằm hạn chế làm tăng lượng acid uric trong máu khiến bệnh diễn biến ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Không nên ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều purin, chẳng hạn như các loại hải sản (cua, ghẹ, tôm, …), thịt chó, nội tạng động vật, thịt xông khói, các loại động vật có vỏ (ốc, hến,…), các loại thịt thú rừng, cá ngừ, cá hồi, cá mòi, cá tuyết, cá trích, cá cơm, trai, các sản phẩm từ sữa và thịt đỏ.
  • Không nên ăn một số loại rau như nấm, măng tây, rau bina,...
  • Nên hạn chế tối đa các loại chất béo trong khẩu phần ăn, chẳng hạn nên chọn ăn thịt nạc và tránh thịt mỡ, khi ăn các loại thịt gia cầm cần loại bỏ da, hạn chế chiên xào thực phẩm, …
  • Không nên ăn những loại thực phẩm lên men, quả chua, … vì những thực phẩm này sẽ có nguy cơ làm bạn bị tăng lượng acid uric trong cơ thể.
  • Hạn chế tiêu thụ các loại gia vị có tính cay nóng như hạt tiêu ,ớt.

Tuy nhiên, khi thực hiện chế độ ăn giảm axit uric người bệnh cũng không nên quá khắt khe hay quá cứng nhắc trong việc ăn kiêng. Trong một số trường hợp nếu bệnh nhân bị Gout thể cấp tính vẫn có thể ăn uống bình thường, điều quan trọng cần chú ý ở đây là bạn cần lựa chọn những thực phẩm lành mạnh để cung cấp dinh dưỡng một cách tốt nhất cho cơ thể, đồng thời đảm bảo không khiến cho bệnh Gout bị bùng phát trở lại. Đặc biệt, với những người bệnh gout đang trong tình trạng thừa cân thì cần lên kế hoạch giảm cân càng sớm càng tốt cũng như nên tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát bằng cách thực hiện các xét nghiệm như: công thức máu, đường huyết lúc đói, insulin lúc đói, men gan (AST, ALT), ure, creatinin, cholesterol toàn phần, HDL cholesterol, LDL cholesterol, triglyceride, albumin… để có thể tìm ra những yếu tố tiềm tàng gây bệnh. Sau khi có kết quả xét nghiệm tổng quát, bác sĩ sẽ dựa vào đó để tư vấn cho bạn một phác đồ giảm cân phù hợp với thể trạng từng người sao cho hiệu quả nhất. Đây hiện cũng chính là quy trình giảm cân tiêu hao năng lượng đang được khá nhiều người áp dụng. Nhờ có phác đồ giảm cân khoa học mà quá trình thực hiện giảm cân sẽ trở lên hiệu quả, tiết kiệm chi phí và thời gian.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Hoàng Trần An Phương xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Ăn rau cần có giảm béo không?

Ăn rau cần có giảm béo không?

Chú ý nguy cơ tăng cân gây khó thở - ai dễ mắc tình trạng này?

Chú ý nguy cơ tăng cân gây khó thở - ai dễ mắc tình trạng này?

Ăn chất béo để giảm cân, vì sao?

Ăn chất béo để giảm cân, vì sao?

Những món ăn dễ tăng cân ngày Tết

Những món ăn dễ tăng cân ngày Tết

Ngày nào cũng uống nước mía có béo không?

Ngày nào cũng uống nước mía có béo không?

17

Bài viết hữu ích?