Zalo

Xét nghiệm Axit Uric để làm gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm axit uric trong máu là một trong những chỉ số xét nghiệm thường quy thường được bác sĩ điều trị chỉ định thực hiện. Chỉ định xét nghiệm acid uric có công dụng chẩn đoán các bệnh lý gây ra tình trạng biến đổi nồng độ acid uric trong cơ thể.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Axid uric là gì?

Chỉ số xét nghiệm acid uric hay xét nghiệm axit uric là một trong những xét nghiệm máu quan trọng thường được bác sĩ điều trị chỉ định nhằm chẩn đoán về bệnh gout ở một người. Chỉ số này có tác dụng xác định mức độ bệnh của mỗi người, và cùng với các đặc điểm lâm sàng khác giúp xác định giai đoạn bệnh.

Axit uric là sản phẩm chuyển hóa những chất đạm ở trong nhiều các loại thực phẩm cụ thể như phủ tạng động vật, thịt bò hay các thức uống có cồn như rượu, bia…

Chỉ số xét nghiệm axit uric tăng cao, nguyên nhân do quá trình tăng cung cấp, tăng tạo hay giảm thải trừ acid uric qua thận hay đồng thời của cả hai quá trình này. Nếu nồng độ axit uric tăng cao trong máu trong thời gian kéo dài có thể dẫn tới một dạng viêm khớp là bệnh gout. Những hạt lắng đọng trong và quanh các khớp dẫn tới tình trạng viêm, sưng nóng, đỏ và đau khớp. Chúng lắng đọng dưới da tạo thành những hạt tophi. Trong trường hợp bệnh gout diễn biến kéo dài có thể gây ra sỏi thận và bệnh suy thận.  

xét nghiệm axit uric
Xét nghiệm axit uric là chỉ số xét nghiệm thường được chỉ định

2. Chỉ định xét nghiệm axit uric

Xét nghiệm axit uric được thực hiện để chẩn đoán các bệnh lý gây ra tình trạng biến đổi nồng độ acid uric trong nhiều rối loạn chức năng thận và rối loạn chuyển hóa. Cụ thể xét nghiệm axit uric có giá trị trong những trường hợp thận, bệnh gout, bệnh bạch cầu, bệnh vảy nến, người bị suy dinh dưỡng hay các tình trạng suy kiệt và ở những người sử dụng các thuốc độc tế bào.

Bác sĩ chỉ định xét nghiệm acid uric trong một số trường hợp:

  • Chẩn đoán bệnh gout với những người có các triệu chứng lâm sàng phù hợp. Xét nghiệm acid uric trong máu cũng được thực hiện theo định kỳ để theo dõi người bệnh gout trong quá trình điều trị.
  • Theo dõi chức năng thận sau một tổn thương, chẩn đoán các rối loạn chức năng thận hoặc tìm nguyên nhân gây ra sỏi thận.
  • Theo dõi người bệnh ở thời điểm trước và sau khi điều trị ung thư bằng hóa trị, xạ trị. Tác dụng nhằm đánh giá chắc chắn acid uric trong máu không tăng quá cao.

Chỉ số xét nghiệm axit uric trong máu thường được theo dõi để đánh giá nồng độ acid uric máu có trong cơ thể của người bệnh. Để định lượng chỉ số acid uric trong máu, người bệnh cần làm xét nghiệm định lượng acid uric.

Ngoài ra, chỉ số xét nghiệm axit uric trong máu cũng dùng để theo dõi nồng độ acid uric đối với những người bệnh đang điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị hay xạ trị, đồng thời theo dõi nguy cơ lắng đọng urat ở thận và nguy cơ gây ra suy thận.

3. Ý nghĩa kết quả xét nghiệm axit uric

Nồng độ xét nghiệm axit uric ở người khỏe mạnh thông thường là 154 - 428 μmol/L. Giá trị tham chiếu này có thể khác nhau tùy theo giới tính và phương pháp thực hiện xét nghiệm của từng phòng thí nghiệm. Mức độ acid uric ở nam giới thường cao hơn so với nữ giới.

Xét nghiệm axit uric không phải là xét nghiệm bệnh gout, nhưng các triệu chứng lâm sàng của gout kết hợp với acid uric máu cao là cơ sở để chẩn đoán. Để xét nghiệm bệnh gout thì các bác sĩ điều trị thường chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm cận lâm sàng khác để xác định nguyên nhân gây tăng acid uric.

Xét nghiệm nồng độ acid uric trong máu tăng do tăng sản xuất axit uric. Một số nguyên nhân gây tăng acid uric trong máu thường gặp là:

  • Tăng chỉ số axit uric máu tiên phát (vô căn);
  • Điều trị ung thư sau khi điều trị bằng phương pháp hóa trị liệu hoặc xạ trị;
  • Bệnh lơ xê mi thể cấp tính;
  • U lympho;
  • Thiếu máu do tan máu trong bệnh hồng cầu hình liềm hay sốt rét…;
  • Béo phì: là tình trạng người bệnh có chỉ số BMI trên 30. Béo phì chính là 1 tiến trình sau giai đoạn thừa cân. Nguyên nhân là do lúc này cơ thể người bệnh đã dư thừa lượng lớn mỡ thừa, tập trung chủ yếu ở vùng bụng, vùng eo, dưới ngực hay vùng đùi.
  • Chế độ dinh dưỡng giàu purin.
xét nghiệm axit uric
Béo phì cũng là nguyên nhân gây tăng chỉ số xét nghiệm axit uric trong máu

Xét nghiệm nồng độ acid uric trong máu giảm trong các bệnh như sau:

  • Suy thận;
  • Nghiện rượu;
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu;
  • Nhiễm toan lactic;
  • Suy tim ứ huyết;
  • Sử dụng một số loại thuốc như Aspirin liều thấp, thuốc lợi tiểu…

Có thể thấy, xét nghiệm máu trong đó có xét nghiệm axit uric trong máu vốn là một phần quan trọng của cuộc kiểm tra sức khỏe tổng quát. Bạn có thể tham khảo gói xét nghiệm máu từ cơ bản đến chuyên sâu tại các cơ sở y tế uy tín. Tại đây bạn sẽ được thăm khám, xét nghiệm, đo lượng tử,… và thực hiện nhiều loại xét nghiệm đạt tiêu chuẩn khác nhằm xác định những vấn đề sức khỏe của mình và tối ưu hóa sức khỏe tổng thể một cách tốt nhất.

Hiện xét nghiệm này có vai trò rất quan trọng đối với những người thừa cân, béo phì hay mắc các bệnh chuyển hóa. Bởi thông qua xét nghiệm trên bác sĩ sẽ đánh giá tổng thể được vấn đề sức khỏe hiện tại để từ đó đưa ra hướng chăm sóc tốt nhất cho người bệnh. Điều này có vai trò giúp giảm thiểu được tối đa những biến chứng về sức khỏe đối với người bệnh.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Xét nghiệm CA 125 là xét nghiệm gì?

Xét nghiệm CA 125 là xét nghiệm gì?

Ai cần xét nghiệm vitamin B12?

Ai cần xét nghiệm vitamin B12?

Mục đích của xét nghiệm natri máu

Mục đích của xét nghiệm natri máu

55

Bài viết hữu ích?