Zalo

Cách chữa đau khớp cổ chân

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Khớp cổ chân đóng vai trò quan trọng trong hoạt động di chuyển, vận động hay chơi thể thao của con người và có chức năng nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Do đó khớp cổ chân rất dễ bị tổn thương gây đau. Vậy đau khớp cổ chân là bệnh gì?

1. Nguyên nhân gây đau khớp cổ chân

Trước khi đến với các cách chữa đau khớp cổ chân thì người bệnh cũng cần biết nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp cổ chân để có thể phòng ngừa. Các nguyên nhân phổ biến dẫn tới bệnh đau khớp cổ chân gồm có:

Hội chứng ống cổ chân

  • Là hội chứng xuất hiện khi các dây chằng và thần kinh quanh khớp cổ chân bị chèn ép, dẫn tới đau mãn tính. Những đối tượng dễ mắc hội chứng ống cổ chân nhất là vũ công, vận động viên nhảy cao, cầu thủ bóng chuyền.
  • Các động tác uốn cong khớp cổ chân lặp đi lặp lại và căng giãn bàn chân, khớp cổ chân trong khi đi bộ cũng có thể gây đè nén vào dây thần kinh và gân. Người bệnh khi bị hội chứng ống cổ chân sẽ có biểu hiện sưng khớp cổ chân kèm theo đau, hạn chế vận động khớp cổ chân.

Thoái hoá khớp cổ chân

  • Thường gặp ở người trên 40 tuổi và có tiền sử chấn thương khớp cổ chân trước đó. Bệnh tiến triển chậm và khó phát hiện do triệu chứng mơ hồ. Tuy nhiên khi khớp thoái hoá nặng sẽ tạo cảm giác đau nhức khớp cổ chân nhiều, cảm giác vướng víu khi cử động.
  • Người bệnh bị thoái hoá khớp cổ chân thường có cảm giác cứng khớp buổi sáng, tình trạng này có thể đỡ hơn sau khi vận động một lúc. Các cơn đau nhói ở cổ chân có thể xảy ra bất chợt hay khi gắng sức. 
  • Ngoài ra thoái hoá khớp còn có thể gây ra phản ứng viêm với biểu hiện sưng, nóng, đỏ đau tăng ở khớp cổ chân và bàn chân, nặng nề hơn có thể tràn dịch khớp cổ chân kèm theo cơn đau suốt ngày đêm.
Thoái hoá khớp là nguyên nhân hàng đầu ở tuổi trung niên gây bệnh đau khớp cổ chân 

Chấn thương: đứt/ rách dây chằng cổ chân

  • Vùng cổ chân đặc biệt là mắt cá rất dễ bị bong gân, gãy xương hoặc gặp các chấn thương khác trong quá trình sinh hoạt, chơi thể thao hay làm việc. Khớp bị chấn thương có nguy cơ viêm, thoái hoá và dẫn tới đau khớp cổ chân mãn tính.
  • Các triệu chứng thoái hoá vùng khớp cổ chân sau chấn thương thường xuất hiện khoảng 2 năm sau chấn thương trở đi.

Các bệnh lý nền gây thoái hoá khớp cổ chân

  • Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng có thể gây tổn thương xương khớp theo thời gian, bao gồm cả khớp cổ chân.
  • Bệnh huyết học như máu khó đông, bệnh huyết sắc tố.
  • Bàn chân khoèo hoặc các khuyết tật bẩm sinh ở chân dẫn tới liên kết khớp mắt cá chân kém.
  • Bệnh hoại tử vô mạch và chứng thoái hoá xương khiến cho xương và sụn của khớp cổ chân dễ tổn thương do máu lưu thông kém.

Có các yếu tố nguy cơ gây thoái hoá khớp cổ chân như

  • Căng thẳng khớp xường xuyên kèm các chấn thương nhỏ do đặc thù nghề nghiệp vũ công, cầu thủ,…
  • Thừa cân béo phì khiến khớp cổ chân phải gánh một trọng lượng lớn trong thời gian dài.
  • Tiền sử gia đình có người bị thoái hoá khớp sẽ di truyền cho con dễ mắc bệnh lý tương tự.

2. Các cách chữa đau khớp cổ chân

Đối với các trường hợp đau khớp cổ chân do thoái hoá sẽ không có phương pháp nào giúp đẩy lùi tình trạng thoái hoá của cổ chân. Tuy nhiên người bệnh có thể được điều trị triệu chứng, giảm đau và cải thiện khả năng vận động bằng các phương pháp sau:

Điều trị không dùng thuốc

  • Có thể dùng các loại kem bôi chứa capsaicin, tinh dầu bạc hà,…
  • Giảm cân để giảm áp lực lên cổ chân
  • Thay đổi vận động hàng ngày nhằm tránh gây tổn thương khớp cổ chân
  • Tập các bài tập vật lý trị liệu vùng cổ chân
  • Sử dụng nẹp, gậy hoặc mang giày chuyên dụng 
Giảm cân có thể giảm trọng lượng khớp cổ chân phải tải từ đó giảm đau khớp cổ chân

Điều trị sử dụng thuốc

  • Người bệnh có thể được kê toa thuốc giảm đau acetaminophen hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
  • Điều trị tại chỗ bằng gel hoặc kem bao gồm NSAID (như Voltaren), Lidocaine và Salicylate
  • Tiêm glucocorticoid giúp giảm đau nhanh và chỉ nên tiêm 3-4 lần/ năm

Các phương pháp chữa đau khớp cổ chân bằng phẫu thuật

  • Phẫu thuật nội soi: ít được áp dụng nhưng có thể hữu ích ở một số người bệnh.
  • Phẫu thuật cố định xương ở cổ chân, tăng độ chịu đựng của khớp nhưng giảm độ linh hoạt.
  • Phẫu thuật tạo hình khớp: là phương pháp thay thế toàn bộ cổ chân, sụn và xương bị hư hỏng bằng khớp nhân tạo.

3. Làm thế nào để phòng ngừa đau khớp cổ chân?

Để phòng ngừa đau khớp cổ chân do thoái hoá cần xây dựng lối sống khoa học để kiểm soát tình trạng đau khớp hiệu quả như sau:

  • Tránh mang vác vật nặng quá sức
  • Không vận động cường độ cao khi chưa khởi động hoặc không có đồ bảo hộ
  • Chọn giày dép đúng kích cỡ, mềm mại phù hợp với vận động, tránh mang giày cao gót quá lâu
  • Vận động thường xuyên, phù hợp với thể lực và tình trạng sức khoẻ
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ vitamin và khoáng chất đặc biệt là vitamin D, canxi
  • Duy trì cân nặng phù hợp với BMI lý tưởng, tránh béo phì, thừa cân.

Ngoài ra để có tác dụng tốt hơn trong việc phòng ngừa, hạn chế tình trạng đau khớp cổ chân, hiện nay nhiều người còn lựa chọn sử dụng hormone peptide mới cải tiến, có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, giải quyết các vấn đề do căng thẳng, stress, bệnh cơ xương khớp gây ra. Hiệu quả là sau khi sử dụng sẽ giúp kích thích sản xuất collagen cho cơ thể, cải thiện độ đàn hồi và độ săn chắc của da cũng như cơ xương khớp. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Mối liên hệ giữa giảm cân và đau đầu gối

Mối liên hệ giữa giảm cân và đau đầu gối

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Chất béo trong cơ thể ảnh hưởng đến bệnh xương khớp như thế nào?

Chất béo trong cơ thể ảnh hưởng đến bệnh xương khớp như thế nào?

Vì sao béo phì gây suy giảm trí nhớ?

Vì sao béo phì gây suy giảm trí nhớ?

16

Bài viết hữu ích?