Zalo

Chất béo trong cơ thể ảnh hưởng đến bệnh xương khớp như thế nào?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Bệnh xương khớp là một vấn đề sức khỏe phổ biến trong xã hội hiện đại, gây ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Có nhiều yếu tố gây ra sự hình thành và tiến triển của bệnh xương khớp và một trong số đó là chất béo trong cơ thể. Vậy chất béo ảnh hưởng đến bệnh xương khớp như thế nào?

1. Chất béo trong cơ thể ảnh hưởng đến bệnh xương khớp như thế nào?

Theo ước tính của WHO từ năm 2008 cho thấy hơn 1,4 tỷ người trưởng thành bị thừa cân và trong số này có hơn 200 triệu nam giới và 300 triệu phụ nữ bị béo phì. Thừa cân chỉ khoảng 4kg nhưng sẽ gây thêm áp lực từ 8 đến 16kg lên đầu gối của bạn. Điều này khiến bạn có khả năng bị viêm xương khớp hoặc làm cho tình trạng tiến triển nặng hơn nếu bạn đã mắc bệnh xương khớp từ trước.

chất béo trong cơ thể
Chất béo trong cơ thể gây ra nhiều tác hại với xương khớp 

Mỡ tích tụ trong cơ thể quá nhiều không chỉ tạo ra tải trọng có hại cho khớp mà còn đẩy nhanh quá trình phá hủy sụn. Dưới đây là một số tác hại của việc chất béo trong cơ thể tích tụ quá nhiều đối với xương khớp.

1.1. Tăng cường việc cơ thể sản xuất chất viêm

Chất béo trong cơ thể có thể kích hoạt quá trình viêm nhiễm. Khi mỡ tích tụ trong cơ thể quá nhiều, hệ thống miễn dịch có thể phản ứng bằng cách sản xuất các chất viêm như các cytokine và prostaglandin. Theo Peter van der Kraan, Tiến sĩ, trưởng khoa thấp khớp thực nghiệm tại Trung tâm Y tế Đại học Radboud ở Nijmegen, Hà Lan cho biết: “Những chất này đi khắp cơ thể bạn và khiến nó bị viêm nhẹ ở mọi nơi, kể cả trong khớp. Sự tồn tại lâu dài của các chất viêm trong cơ thể có thể gây ra viêm nhiễm mãn tính, bệnh xương khớp như viêm khớp và viêm xương. 

1.2. Tác động tiêu cực đến sụn khớp

Chất béo trong cơ thể có thể gây ra một tác động tiêu cực đến sụn khớp. Sụn khớp là một phần quan trọng của cấu trúc xương khớp, giúp giảm ma sát và hỗ trợ sự di chuyển linh hoạt của xương. Khi mỡ tích tụ trong cơ thể quá mức, nó có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm và phá hủy sụn khớp theo thời gian. Điều này có thể dẫn đến việc suy giảm chức năng xương khớp và tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp như viêm khớp và loãng xương.

1.3. Gây áp lực lên xương

Mỡ tích tụ trong cơ thể quá mức cũng có thể gây áp lực lên các khớp và xương. Khi cơ thể mang một lượng cân nặng vượt quá khả năng chịu đựng của các khớp, sẽ tạo ra một tải trọng thêm lên các khớp xương. Điều này có thể gây ra sự mài mòn nhanh chóng của mô sụn, làm suy yếu cấu trúc xương khớp. Nếu áp lực liên tục được đặt lên các khớp và xương trong thời gian dài, nó có thể gây ra các bệnh xương khớp như thoái hóa khớp, thoái hóa xương và các chứng bệnh như loãng xương gây nên rào cản rất lớn khi cơ thể vận động hoặc thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày. 

1.4. Tăng tiến triển của bệnh

Viêm khớp trở nên tồi tệ nhanh hơn và nghiêm trọng hơn ở những người béo phì so với những người có cân nặng bình thường. Những người thừa cân hoặc béo phì có nhiều khả năng cần thay khớp háng hoặc khớp gối hơn. Họ cũng có xu hướng gặp nhiều biến chứng hơn và kết quả kém hơn sau phẫu thuật. Việc điều trị bệnh và phục hồi cũng có thể gặp khó khăn do tác động xấu của chất béo trong cơ thể dư thừa quá mức

2. Một số phương pháp giúp giảm chất béo trong cơ thể 

2.1. Giảm cân

Giảm cân có thể giảm áp lực lên các khớp, giảm viêm nhiễm và cải thiện triệu chứng của bệnh viêm khớp. Thực hiện một chế độ ăn uống cân đối và tập luyện thường xuyên có thể giúp giảm cân và duy trì trọng lượng lý tưởng.

chất béo trong cơ thể
Giảm cân là cách giúp giảm chất béo trong cơ thể hiệu quả 

2.2. Làm việc với chuyên gia y tế

Nếu bạn đã bị béo phì và mắc bệnh viêm khớp, tốt nhất là tìm sự tư vấn và hỗ trợ từ chuyên gia y tế như bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng hoặc huấn luyện viên thể dục. Họ có thể đưa ra khuyến nghị cụ thể và kế hoạch giảm cân và điều trị bệnh xương khớp phù hợp với tình trạng của bạn.

2.3. Tập thể dục và hoạt động vật lý

Vận động và tập thể dục thường xuyên có thể giúp tăng cường sức khỏe toàn diện và giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp. Lựa chọn các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hoặc tập yoga có thể giúp tăng cường cơ bắp và linh hoạt, đồng thời giảm áp lực lên các khớp.

2.4. Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh

Tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ, các loại rau và trái cây, các nguồn protein chất lượng và giảm tiêu thụ chất béo bão hòa và đường. Cân nhắc việc tham khảo từ chuyên gia dinh dưỡng để có một kế hoạch ăn uống phù hợp với nhu cầu và tình trạng sức khỏe của bạn.

2.5. Điều trị và quản lý bệnh xương khớp

Ngoài việc thực hiện một chế độ sinh hoạt lành mạnh và khoa học, để điều trị viêm khớp cần dùng thuốc và bài tập vật lý trị liệu.

  • Thuốc điều trị: Bác sĩ có thể đề xuất sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) để giảm đau và viêm nhiễm trong các khớp. Các thuốc kháng viêm steroid có thể được sử dụng trong trường hợp viêm khớp nặng. 
  • Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu bao gồm các phương pháp như liệu pháp nhiệt (như nóng, lạnh), xoa bóp và các bài tập vật lý. Những phương pháp này có thể giúp giảm đau, cải thiện khả năng di chuyển và linh hoạt của khớp, và tăng cường cơ bắp xung quanh khớp.

Tóm lại, chất béo trong cơ thể có ảnh hưởng đáng kể đến bệnh xương khớp. Chất béo có thể tăng việc sản xuất chất viêm, gây tổn thương cho sụn khớp, tạo áp lực lên xương và gây tăng tiến triển của bệnh. Để giảm nguy cơ bệnh xương khớp liên quan đến chất béo dư thừa trong cơ thể, điều quan trọng nhất là duy trì một lối sống lành mạnh, cân đối và thực hiện biện pháp giảm cân khoa học như liệu pháp tiêu hao năng lượng.

Đây là phương pháp giảm cân chuyên sâu dựa trên việc tìm ra nguyên nhân gây thừa cân béo phì thông qua các xét nghiệm, thăm khám sức khỏe, sau đó sẽ thực hiện việc đưa các tổ hợp vitamin, khoáng chất vào cơ thể để thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ thừa thành các dạng năng lượng tiêu hao. Ngoài ra bác sĩ còn thiết kế riêng cho từng đối tượng giảm cân một chế độ ăn lành mạnh và tập luyện, đảm bảo hỗ trợ quá trình giảm cân diễn ra được hiệu quả và bền vững hơn.

Nhờ có cơ chế giảm cân chuyên sâu mà liệu pháp tiêu hao năng lượng mang đến hiệu quả rõ rệt chỉ sau 6-8 tuần thực hiện.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân Y khoa Cấn Thị Mai Huê xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách chữa đau khớp cổ chân

Cách chữa đau khớp cổ chân

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vì sao béo phì gây suy giảm trí nhớ?

Vì sao béo phì gây suy giảm trí nhớ?

Bị tăng cân liên tục là bệnh gì?

Bị tăng cân liên tục là bệnh gì?

33

Bài viết hữu ích?