Zalo

Có bao nhiêu chất béo trong cơ thể là lành mạnh?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Chất béo trong cơ thể luôn là mối quan tâm của rất nhiều người, đặc biệt là tỷ lệ chất béo trong cơ thể. Dư thừa hoặc thiếu hụt chất béo đều sẽ đưa đến các vấn đề sức khỏe khác nhau. Vậy tỷ lệ chất béo bao nhiêu là chuẩn và chúng ta có thể đo tỷ lệ chất béo bằng những cách nào?

1. Thành phần cơ thể là gì?

Trước khi tìm hiểu về vấn đề tỷ lệ chất béo bao nhiêu là chuẩn, chúng ta nên biết về khái niệm "thành phần cơ thể" (Body Composition). Thành phần cơ thể là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong việc đánh giá sức khỏe và thể hình. Bác sĩ sử dụng nó để xác định xem tỷ lệ chất béo trong cơ thể là bao nhiêu, qua đó góp phần đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh. Thành phần cơ thể rất quan trọng vì dù một người có cùng chiều cao và cân nặng với một người khác nhưng họ hoàn toàn có thể có tỷ lệ mỡ cao và tỷ lệ cơ bắp ít hơn, và điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác nhau.

Cân trọng lượng không cho chúng ta biết cơ thể được cấu thành từ bao nhiêu mỡ và cơ, trong khi đó việc đánh giá thành phần cơ thể có thể giúp bạn xác định điều này. Theo bác sĩ, thành phần cơ thể khỏe mạnh sẽ có tỷ lệ chất béo ít hơn và tỷ lệ cơ bắp nhiều hơn. Việc dư thừa quá nhiều mỡ có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, bao gồm ung thư, đái tháo đường, bệnh tim mạch và rất nhiều vấn đề sức khỏe khác. Vậy tỷ lệ chất béo trong cơ thể bao gồm những gì?

Theo các chuyên gia, cơ thể người được tạo thành từ nước, protein, chất béo và các khoáng chất. Với chất béo lại được phân chia làm 2 loại như sau:

  • Khối lượng mỡ không béo (Non-fat Mass): Đây là loại chất béo thiết yếu, có trong xương, gan, thận, ruột và cơ bắp. Chất béo ở những bộ phận này là một phần thiết yếu để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể;
  • Khôi lượng mỡ béo (Fat Mass): Đây được gọi là loại chất béo dự trữ, được tìm thấy trong mô mỡ. Loại chất béo này được sử dụng với mục đích chính là tạo ra năng lượng, đồng thời góp phần duy trì thân nhiệt (giữ ấm) và tạo ra lớp đệm cho cơ thể. Mỡ béo bao quanh các cơ quan và tồn tại ngay dưới lớp da của chúng ta.
Có sự khác biệt giữa nam và nữ khi nói đến tỷ lệ chất béo trong cơ thể
Có sự khác biệt giữa nam và nữ khi nói đến tỷ lệ chất béo trong cơ thể

2. Bảng tỷ lệ mỡ cơ thể cho nam và nữ

2.1. Bảng tỷ lệ mỡ cơ thể lý tưởng cho nữ

BMI là chỉ số được sử dụng nhiều nhất khi muốn xác định thành phần cơ thể. BMI được xác định dựa trên chiều cao và cân nặng nên giới tính sẽ không ảnh hưởng đến kết quả của BMI. Điều đó nói lên rằng sẽ có sự khác biệt giữa nam và nữ khi nói đến tỷ lệ chất béo trong cơ thể.

Một số bảng tỷ lệ mỡ cơ thể cho nữ được xác định theo nhiều cách, chẳng hạn như chia theo đối tượng (như vận động viên) và phạm vi chấp nhận được với người bình thường, trong khi một số bảng khác lại phân chia theo độ tuổi.

Hội đồng Thể dục Hoa Kỳ (ACE) đưa ra bảng tỷ lệ mỡ cơ thể cho nữ tương tự chỉ số BMI vì nó không tính đến tuổi tác, cụ thể như sau:

LoạiTỷ lệ chất béo trong cơ thể
Thiết yếu10-13%
Lý tưởng (dành cho vận động viên)14-20%
Bình thường21-24%
Chấp nhận được25-31%
Béo phì>32%

Để có bảng tỷ lệ mỡ cơ thể lý tưởng dựa trên độ tuổi, Bệnh viện Beth Israel Lahey Health Winchester đưa ra hướng dẫn cho phụ nữ như sau:

TuổiTỷ lệ chất béo trong cơ thể
20-3921-32%
40-5923-33%
60-7924-35%

2.2. Bảng tỷ lệ mỡ cơ thể lý tưởng cho nam

Theo bác sĩ, nam giới sẽ có tỷ lệ chất béo trên mô nạc thấp hơn phụ nữ và yếu tố sinh sản đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định tỷ lệ chất béo trong cơ thể cao hơn ở phụ nữ.

Theo đó, ACE đưa ra bảng tỷ lệ mỡ cơ thể cho nam giới như sau:

LoạiTỷ lệ chất béo trong cơ thể
Thiết yếu2-5%
Lý tưởng (dành cho vận động viên)6-13%
Bình thường14-17%
Chấp nhận được18-24%
Béo phì>25%

Để đạt được tỷ lệ chất béo trong cơ thể lý tưởng dựa trên độ tuổi, Bệnh viện Beth Israel Lahey Health Winchester đưa ra hướng dẫn dành cho nam giới như sau:

TuổiTỷ lệ chất béo trong cơ thể
20-398-19%
40-5911-21%
60-7913-24%

3. Cách đo tỷ lệ chất béo trong cơ thể

Khi nói đến việc đo tỷ lệ chất béo trong cơ thể, một số phương pháp được sử dụng tuy nhiên khá tốn kém và lại không chính xác, bao gồm:

  • Đo hấp thụ tia X năng lượng kép (DEXA);
  • Cân thủy tĩnh;
  • Đo thể tích dịch chuyển không khí (Bod Pod);
  • Quét cơ thể 3D.

Tuy nhiên, hầu hết chúng ta sẽ không thể tiếp cận với các phương pháp đo tỷ lệ chất béo kể trên, do đó chúng ta sẽ cần đến một phương pháp đơn giản hơn, như sử dụng thước cặp da, để đánh giá thành phần cơ thể. Với phương pháp này, bản thân chúng ta có thể tự xác định hoặc đo thông qua một chuyên gia đã được đào tạo để tính tỷ lệ chất béo bao nhiêu là chuẩn. Trong đó việc được đo bởi một chuyên gia được đào tạo có thể mang lại kết quả chính xác hơn.

Nếu việc tìm kiếm chuyên gia hoặc tự mình đo không phải là một lựa chọn phù hợp, chúng ta vẫn có thể đo tỷ lệ chất béo trong cơ thể bằng một số cách khác:

  • Đo chu vi và cân khối lượng mỡ bằng cách sử dụng trở kháng điện sinh học là những phương pháp có thể tự thực hiện;
  • Đo chỉ số BMI là một cách để ước tính lượng mỡ trong cơ thể. Mặc dù có nhiều hạn chế nhưng chỉ số BMI vẫn có mối tương quan nhất định với lượng mỡ trong cơ thể ở hầu hết mọi người, đồng thời việc xác định BMI cũng nhanh hơn và dễ dàng hơn các phương pháp đo tỷ lệ mỡ trong cơ thể kể trên.
Cân trọng lượng không cho chúng ta biết cơ thể được cấu thành từ bao nhiêu mỡ và cơ
Cân trọng lượng không cho chúng ta biết cơ thể được cấu thành từ bao nhiêu mỡ và cơ

4. Một số hạn chế khi đo tỷ lệ chất béo cơ thể

Việc xác định tỷ lệ chất béo bao nhiêu là chuẩn rất quan trọng. Thực tế cho thấy khi đo thì lượng mỡ trong cơ thể của hầu hết mọi người đều cao hơn so với các hướng dẫn hiện hành. Ngay cả những người hoàn toàn khỏe mạnh thì tỷ lệ chất béo trong cơ thể vẫn có thể cao bất thường. Những yếu tố này làm dấy lên mối lo ngại về việc liệu tỷ lệ mỡ cơ thể lý tưởng có thực tế hay không.

Tỷ lệ chất béo trong cơ thể trung bình cũng khác nhau tùy theo chủng tộc và sắc tộc. Điều này cho thấy có thể sự khác biệt về văn hóa hoặc chủng tộc sẽ ảnh hưởng đến với tỷ lệ mỡ trong cơ thể.

Sử dụng BMI để đo tỷ lệ chất béo hoặc đánh giá sức khỏe tổng thể là một vấn đề khác. BMI chỉ tính đến cân nặng và hoàn toàn không phân biệt giữa cơ nạc, tỷ lệ mỡ và khối lượng xương. Những yếu tố này đều liên quan đến sức khỏe tổng thể. Ví dụ, chỉ số BMI của một người có mật độ xương và khối lượng cơ bắp cao có thể cho thấy họ có lượng mỡ trong cơ thể cao. Ngoài ra, BMI không thể đánh giá được chất béo nằm ở đâu trong cơ thể. Vị trí của mỡ trong cơ thể cũng liên quan đến sức khỏe tổng thể. Ví dụ, mỡ quanh bụng có nguy cơ sức khỏe cao hơn mỡ ở các vị trí khác.

Các chuyên gia cho biết chỉ số BMI tồn tại nhiều hạn chế so với các phương pháp đo tỷ lệ chất béo trong cơ thể khác. Tuy nhiên một người có tỷ lệ mỡ cơ thể cao hoặc chỉ số BMI cao không phải lúc nào cũng gặp phải các vấn đề về sức khỏe.

Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Bì lợn bao nhiêu calo và ăn vào có béo không?

Bì lợn bao nhiêu calo và ăn vào có béo không?

Hướng dẫn cách tăng cơ không tăng mỡ

Hướng dẫn cách tăng cơ không tăng mỡ

1g chất béo bằng bao nhiêu calo?

1g chất béo bằng bao nhiêu calo?

Giải mã bí mật: Ăn nhiều chất béo có tốt không?

Giải mã bí mật: Ăn nhiều chất béo có tốt không?

Chất béo bão hoà và không bão hoà giống/khác nhau thế nào?

Chất béo bão hoà và không bão hoà giống/khác nhau thế nào?

16

Bài viết hữu ích?