Zalo

Các yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp và cách phòng ngừa hiệu quả

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Thoái hóa khớp là tình trạng khi sụn bao phủ bề mặt của khớp mất dần, dẫn đến sưng đau và giới hạn sự linh hoạt. Có nhiều yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng nguy cơ thoái hóa khớp, bao gồm tuổi tác, di truyền, thói quen sinh hoạt và cảnh sát thể chất…Hiểu rõ những yếu tố này có thể giúp mọi người duy trì một lối sống lành mạnh và hạn chế nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp.

1. Bệnh thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là tình trạng thoái triển của khớp phổ biến liên quan đến sự phân hủy sụn khớp.

Tất cả các khớp trên cơ thể đều có thể gặp tình trạng này nhưng thường gặp ở các khớp như: Bàn tay, đầu gối, hông, cột sống thắt lưng và cổ. Các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp thường xuất hiện ở những người trên 50 tuổi, tuy nhiên vẫn có thể gặp ở những bệnh nhân trẻ tuổi.

Tất cả các khớp trên cơ thể đều có nguy cơ bị thoái hóa
Tất cả các khớp trên cơ thể đều có nguy cơ bị thoái hóa

2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp

Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ thoái hóa khớp bao gồm:

  • Tuổi: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Hầu hết những người trên 60 đều có tình trạng thoái hóa khớp nhưng với mức độ khác nhau.
  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn đàn ông. Ở thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen có tác dụng bảo vệ xương và sụn giảm.
  • Di truyền: Một số người có đột biến một trong những gen chịu trách nhiệm tạo ra collagen, là một thành phần chính của sụn khớp, điều này khiến khớp bị thoái hóa nhanh hơn.
  • Chấn thương khớp: Các tình trạng gãy xương kéo dài đến rìa khớp, rách sụn hoặc dây chằng,… có thể thúc đẩy thoái hóa nhanh hơn ở những khớp đó. Ngay khi các chấn thương đã lành lại thì vẫn có nguy cơ bị thoái hóa sau này.
  • Sử dụng liên tục một số khớp: Việc sử dụng lặp đi lặp lại trên các khớp do tính chất công việc hoặc chơi thể thao có thể gây bệnh thoái hóa khớp.
  • Béo phì: Cân nặng dư thừa làm gia tăng áp lực lên khớp làm tăng khả năng mắc bệnh cũng như tăng tốc độ tiến triển của bệnh thoái hóa khớp.
  • Bất thường về xương: Sai lệch về cấu trúc của sụn hoặc khớp cũng là yếu tố tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
  • Một số bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, gout, viêm khớp dạng thấp,… cũng có khả năng thúc đẩy bệnh thoái hóa khớp.
Tuổi tác là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp
Tuổi tác là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp

3. Các biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp

Để phòng ngừa thoái hóa khớp hiệu quả, bạn nên:

  • Kiểm soát cân nặng: Cân nặng dư thừa sẽ gây lên áp lực lớn cho các khớp chịu lực như hông, đầu gối, thắt lưng, mắt cá chân, bàn chân đồng thời các tế bào mỡ thúc đẩy quá trình viêm. Vì vậy, nếu bạn thừa cân thì việc giảm cân sẽ là biện pháp tốt để phòng ngừa thoái hóa khớp và duy trì nó nếu bạn đã có cân nặng hợp lý.
  • Tập thể dục: Vận động là một phần thiết yếu để phòng ngừa thoái hóa khớp. Một số môn thể thao đạp xe, bơi lội, đi bộ trên bề mặt phẳng là những bộ môn được coi là an toàn nhất vì nó khiến trọng lượng cơ thể đặt ít lên khớp nhất. Các bài tập tăng cường cơ bắp giúp giảm đau ở những bệnh nhân thoái hóa, đặc biệt là thoái hóa khớp gối. Nên tạo thói quen cho khớp thực hiện toàn bộ phạm vi chuyển động của chúng trong phạm vi bản thân, tránh quá sức.
  • Tránh chấn thương: Thực hiện các bài tập khởi động trước khi chơi thể thao và sử dụng các thiết bị bảo vệ khớp phù hợp. Chú ý bước đi để hạn chế việc té ngã. Cân bằng giữa việc nghỉ ngơi và các hoạt động trong ngày. Khi bị chấn thương khớp thì phải có biện pháp xử trí kịp thời và tránh tổn thương lan rộng
  • Chế độ ăn uống: Nên có chế độ ăn cân đối, chú ý bổ sung các chất dinh dưỡng có liên quan đến việc giảm nguy cơ thoái hoá khớp như: Axit béo, omega-3 hay Vitamin D. Omega 3 có trong một số loại thức ăn như dầu cá, một số dầu thực vật, hạt như óc chó, cải, đậu nành, ô liu. Bổ sung vitamin D trong khẩu phần ăn bằng một số loại cá béo như: Cá hồi, cá thu, cá ngừ, các trích, cá mòi,… hay ngũ cốc, trứng, sữa,…
  • Quản lý các bệnh lí mãn tính như đái tháo đường và Gout,…

Hy vọng thông qua bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để phòng ngừa thoái hóa khớp 1 cách hiệu quả. Nếu bạn đang có những dấu hiệu bệnh thoái hóa khớp, hãy trực tiếp đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp.

Nguồn tham khảo:

  • Osteoarthritis Causes and Rick Factors. WebMD
  • Understanding Osteoarthritis. WebMD
  • Osteoarthritis. Arthritis Foundation
  • Osteoarthritis Prevention. WebMD
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Võ Ngọc Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Tế bào gốc có thể biến thành xương và chất béo thế nào?

Tế bào gốc có thể biến thành xương và chất béo thế nào?

Cơ thể bị thiếu vitamin D gây bệnh gì?

Cơ thể bị thiếu vitamin D gây bệnh gì?

Vai trò và chỉ định của siêu âm trong thoái hóa khớp gối

Vai trò và chỉ định của siêu âm trong thoái hóa khớp gối

Nên ăn gì để tăng cơ mông nhanh?

Nên ăn gì để tăng cơ mông nhanh?

Ăn rau bina tăng cơ bắp như thế nào?

Ăn rau bina tăng cơ bắp như thế nào?

11

Bài viết hữu ích?