Zalo

Các hậu quả của bệnh suy giảm trí nhớ

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Theo thời gian khi tuổi càng cao, quá trình lão hóa diễn ra ngày càng nhanh chóng thì nhiều người phải đối mặt với tình trạng suy giảm trí nhớ. Thông thường sau tuổi 25 thì trung bình mỗi ngày chúng ta sẽ có khoảng 3.000 tế bào thần kinh bị phá hủy và không có khả năng phục hồi nữa. Hậu quả của suy giảm trí nhớ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Một số biến chứng có thể kể đến như suy dinh dưỡng và đời sống tinh thần suy giảm.

1. Hậu quả của bệnh suy giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ có ảnh hưởng gì không? Suy giảm trí nhớ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng quát. Hậu quả của bệnh suy giảm trí nhớ tác động đến khả năng nhớ, học hỏi và gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, công việc và các mối quan hệ xã hội. Người bị suy giảm trí nhớ có thể gặp khó khăn khi nhớ các công việc hàng ngày như thời gian biểu, việc nấu ăn, vệ sinh cơ thể hoặc thậm chí là đi đến một địa điểm đã từng quen thuộc trước đó.

Hội chứng suy giảm trí nhớ trầm trọng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc, đặc biệt là những công việc đòi hỏi tư duy phức tạp và quản lý thông tin. Người mắc chứng suy giảm trí nhớ trầm trọng dễ có cảm giác tự ti và cảm thấy bất lực, từ đó hạn chế tham gia các hoạt động xã hội. Điều này cũng có thể gây ra cảm giác cô đơn lâu ngày có thể dẫn đến trầm cảm.

Đặc biệt, suy giảm trí nhớ trầm trọng có thể do tiềm ẩn các bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng bệnh có thể ngày càng nặng dần theo thời gian và gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Một số biến chứng nguy hiểm là hậu quả của bệnh suy giảm trí nhớ bao gồm: 

  • Suy dinh dưỡng: Người bị suy giảm trí nhớ trầm trọng sẽ giảm dần cảm giác đói. Đồng thời khi tình trạng bệnh diễn biến kéo dài cũng sẽ gây ra biến chứng như khó nuốt gây cản trở quá trình ăn uống. Theo thời gian, tình trạng bệnh sẽ là nguyên nhân khiến cho người bệnh bị suy nhược cơ thể và suy dinh dưỡng.
hậu quả của bệnh suy giảm trí nhớ
Người bị suy giảm trí nhớ trầm trọng sẽ giảm dần cảm giác đói 
  • Khó khăn trong việc uống thuốc: Vì suy giảm trí nhớ trầm trọng nên vấn đề ghi nhớ thời gian và số lượng thuốc cần phải uống trong ngày là điều khó khăn đối với người bệnh.
  • Đời sống tinh thần suy giảm: Những người bị suy giảm trí nhớ trầm trọng sẽ có nhiều thay đổi trong nhân cách và hành vi, đồng thời sẽ khiến người bệnh càng ngày càng trở nên thụ động, thiếu kiên nhẫn, mất phương hướng và có nguy cơ cao bị mắc bệnh trầm cảm.

Ngoài ra, một hậu quả của bệnh suy giảm trí nhớ là gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày như: dễ bị người khác lừa gạt hoặc lợi dụng, quên những công việc gây ảnh hưởng đến tiến độ công việc chung của tập thể, thường xuyên đi lạc,… Đặc biệt, nếu tình trạng suy giảm trí nhớ trầm trọng không được can thiệp kịp thời và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến bệnh sa sút trí tuệ.

2. Cách nào để giảm bớt hậu quả của bệnh suy giảm trí nhớ?

Để cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ trầm trọng thì cần thiết lập lối sống sinh hoạt phù hợp và khoa học tốt cho thần kinh, làm trì hoãn tốc độ lão hóa thần kinh. Cụ thể một số cách để giảm bớt hậu quả của bệnh suy giảm trí nhớ như sau:

2.1. Vận động thể chất mỗi ngày

Để cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ trầm trọng thì điều quan trọng cần làm là tham gia các hoạt động thể chất. Việc duy trì thói quen luyện tập làm tăng lưu lượng máu đến toàn bộ cơ thể, bao gồm cả não. Đối với hầu hết người lớn khỏe mạnh, các nhà khoa học khuyến nghị nên tập luyện thể dục thể thao ít nhất 150 phút mỗi tuần hoạt động thể chất cường độ vừa phải, đi bộ nhanh hoặc 75 phút mỗi tuần hoạt động thể chất cường độ mạnh như chạy bộ. 

Việc duy trì tham gia các hoạt động thể chất tốt nhất là nên thực hiện đều đặn vào tất cả các ngày trong tuần. Nếu bạn không có thời gian để tập luyện đầy đủ, thì bạn có thể tập đi bộ 10 phút trong ngày hoặc tham gia đủ thời gian hoạt động thể chất vào thời điểm cuối tuần.

2.2. Tăng cường các hoạt động trí não

Tương tự như tham gia các hoạt động thể chất thì các hoạt động trí não cũng là cách để giảm bớt hậu quả của bệnh suy giảm trí nhớ. Hoạt động trí não giúp cơ thể và bộ não luôn trong trạng thái cân đối. Những hoạt động trí não có thể cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ bao gồm giải ô chữ, đọc sách, chơi các trò chơi tư duy, chơi game, học chơi một nhạc cụ hay tham gia các hoạt động tình nguyện tại một trường học địa phương hoặc với một nhóm cộng đồng.

2.3. Dành thời gian trò chuyện với người khác

Dành thời gian trò chuyện với những người xung quanh là cách giúp mọi người tránh khỏi trầm cảm và căng thẳng - hai yếu tố nguy cơ của tình trạng sa sút trí tuệ. Bạn có thể dành thời gian gặp gỡ và trò chuyện những người thân yêu trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hay các thành viên khi cùng tham gia một hội nhóm.

2.4. Duy trì lối sống gọn gàng, ngăn nắp

Khi nhà cửa và bàn làm việc quá bừa bộn thì bất cứ ai cũng có nhiều khả năng quên đồ hay quên những công việc cần hoàn thành. Việc chủ động theo dõi các nhiệm vụ, cuộc hẹn và các sự kiện khác vào kế hoạch điện tử, lịch trình hoặc sổ ghi chép là cách giảm bớt hậu quả của bệnh suy giảm trí nhớ. 

Bên cạnh đó, bạn có thể lặp lại thành tiếng từng mục khi viết nó ra để giúp ghi nhớ nó. Đồng thời, bạn nên chủ động cập nhật danh sách việc cần làm, kiểm tra các mục đã hoàn thành, giữ ví, chìa khóa, kính và các vật dụng cần thiết khác ở một vị trí cố định trong nhà cho dễ tìm.

2.5. Ngủ ngon giấc

Ngủ không đủ giấc đã được chứng minh là có liên quan đến chứng hay quên và mất trí nhớ. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng những người bị thiếu ngủ, thường xuyên ngủ không đủ giấc, có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn so với người ngủ đủ giấc là 25%. Những người ngủ không đủ giấc, thường xuyên thức giấc giữa đêm cũng có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn so với bình thường là 24%.

hậu quả của bệnh suy giảm trí nhớ
Ngủ không đủ giấc đã được chứng minh là có liên quan đến chứng hay quên và mất trí nhớ 

Để giảm bớt hậu quả của bệnh suy giảm trí nhớ thì điều quan trọng cần làm là ngủ không đủ giấc. Đối với người lớn, thời gian ngủ trung bình mỗi tối là 7 đến 9 giờ đồng hồ. Nếu tình trạng ngáy làm gián đoạn giấc ngủ thì bạn cần đi khám chuyên khoa Hô hấp để được xem xét và điều trị bệnh kịp thời. Ngáy có thể là dấu hiệu của tình trạng rối loạn giấc ngủ cụ thể là chứng ngưng thở khi ngủ.

2.6. Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ tốt cho sức khỏe tổng quát nói chung và não bộ nói riêng. Những loại thực phẩm tốt cho những người bị suy giảm trí nhớ bao gồm các loại rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt

Đồng thời, bạn có thể lựa chọn nguồn protein ít chất béo như cá, đậu và thịt gia cầm không da. Bên cạnh đó, những người bị suy giảm trí nhớ trầm trọng nên hạn chế uống rượu bởi uống quá nhiều rượu có thể dẫn tới lú lẫn và mất trí nhớ.

2.7. Tuân thủ điều trị các bệnh mãn tính 

Đối với những người có những bệnh lý nền, bệnh lý kèm theo như bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch thì cần thiết phải tuân thủ chế độ sử dụng thuốc và tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Việc tuân thủ điều trị cũng có giá trị to lớn trong cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ trầm trọng. Trong những trường hợp không tuân thủ sử dụng thuốc điều trị bệnh có thể gây ra tương tác thuốc, ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe tổng quát nói chung.

3. Các điểm cần lưu ý của bệnh suy giảm trí nhớ

Những người lớn tuổi dễ bị suy giảm trí nhớ nhất là ở tuổi càng cao thì tình trạng suy giảm trí nhớ trầm trọng xuất hiện với tỷ lệ càng nhiều nhưng vẫn có thể cải thiện được. Nếu phát hiện các dấu hiệu lú lẫn, hay quên thì điều cần làm là đến thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế. 

Ngoài việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ thì để giảm thiểu hậu quả của bệnh suy giảm trí nhớ thì bạn cần thực hiện một chế độ dinh dưỡng đa dạng. Theo khuyến cáo thì những người suy giảm trí nhớ cần bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt, phốt pho, kẽm, các loại vitamin nhóm B và các loại dầu thực vật. Với người lớn tuổi cần hạn chế những căng thẳng, lo âu, mất ngủ…sẽ cải thiện được tình trạng này. 

Với người cao tuổi suy giảm trí nhớ trầm trọng do tuổi tác là một trình tự lão hóa tự nhiên. Những người bệnh này thường không cần phải can thiệp điều trị bằng thuốc. Thay vào đó, bạn chỉ cần áp dụng các biện pháp hỗ trợ cải thiện các hoạt động trí não và luyện tập khả năng ghi nhớ. Các hoạt động rèn luyện trí nhớ có thể áp dụng như giao tiếp xã hội, chơi cờ… Bạn cũng cần liệt kê danh sách công việc cần làm trong ngày cần làm để tránh bị quên việc và lập thời gian biểu để giải quyết công việc hàng ngày.

Bài viết đã trả lời cho câu hỏi suy giảm trí nhớ có ảnh hưởng gì không? và hậu quả của bệnh suy giảm trí nhớ. Theo thời gian thì bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có khả năng gặp phải tình trạng sa sút trí tuệ. Bạn có thể tham khảo phương pháp làm chậm quá trình lão hóa của não bộ bằng cách truyền NAD IV. Bằng cách giảm thiểu các dấu hiệu triệu chứng và cải thiện tâm trạng, truyền tĩnh mạch NAD IV thường xuyên có thể giúp quản lý các dấu hiệu triệu chứng của tình trạng rối loạn lo âu, căng thẳng một cách dễ dàng hơn giúp bạn tăng khả năng tập trung, cải thiện trí nhớ, làm chậm quá trình lão hóa não, đồng thời hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến sa sút trí tuệ.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả

38

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

xem thêm
Các bước đơn giản giúp đầu óc minh mẫn ở mọi lứa tuổi

Các bước đơn giản giúp đầu óc minh mẫn ở mọi lứa tuổi

Hay thức khuya gây suy giảm trí nhớ không?

Hay thức khuya gây suy giảm trí nhớ không?

Làm sao ngăn chặn bệnh suy giảm trí nhớ ở người già?

Làm sao ngăn chặn bệnh suy giảm trí nhớ ở người già?

Nhận biết các triệu chứng sa sút trí tuệ và tìm kiếm sự giúp đỡ

Nhận biết các triệu chứng sa sút trí tuệ và tìm kiếm sự giúp đỡ

Các lưu ý khi dùng thuốc điều trị sa sút trí tuệ

Các lưu ý khi dùng thuốc điều trị sa sút trí tuệ

38

Bài viết hữu ích?