Zalo

Các bước đơn giản giúp đầu óc minh mẫn ở mọi lứa tuổi

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tuổi tác và bệnh tật là hai nguyên nhân phổ khiến cho đầu óc kém minh mẫn và suy giảm trí nhớ. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy làm sao để đầu óc minh mẫn?

1. Các bước đơn giản giúp đầu óc minh mẫn ở mọi lứa tuổi

Thỉnh thoảng chúng ta hay gặp trường hợp không thể nhớ ra nội dung hoặc tên của một ai đó. Tình trạng mất trí nhớ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, lão hoá là một trong những yếu tố tác động đến suy giảm trí nhớ. Còn với những người lớn tuổi, ngoài nguyên nhân do lão hoá thì còn có các nguyên nhân liên quan đến rối loạn cơ thể, chấn thương não bộ hoặc các bệnh lý thần kinh. Làm sao để đầu óc minh mẫn? Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng để cải thiện chứng mất trí nhớ có thể áp dụng bao gồm các bước đơn giản như duy trì hoạt động thể chất và tinh thần, ngủ đủ giấc, không hút thuốc lá, thường xuyên giao tiếp và kết nối ngoài xã hội, hạn chế uống rượu, bia hoặc các đồ uống có chứa chất kích thích, thực hiện chế độ ăn theo kiểu Địa Trung Hải. Vì vậy, cách giúp đầu óc minh mẫn nên được thực hiện dựa theo các bước sau: 

  • Liên tục học hỏi: Trình độ học vấn cao có thể liên quan đến chức năng tinh thần tốt khi tuổi ngày một tăng lên. Các chuyên gia cũng nhận định rằng ở những nền giáo dục tiên tiến thì có thể duy trì trí nhớ và đầu óc minh mẫn tốt bằng cách tạo cho con người có thói quen hoạt động tinh thần. Những thử thách trí não được cho có khả năng kích hoạt các quá trình giúp duy trì các tế bào riêng lẻ đồng thời kích thích sự kết nối giữa các tế bào thần kinh để giúp cho não thực hiện các chức năng. Khi tham gia học một kỹ năng mới hay một kiến thức mới sẽ giúp cho đầu óc nhạy bén và minh mẫn hơn. 
  • Sử dụng linh hoạt các giác quan của cơ thể. Khi sử dụng càng nhiều các giác quan để học một điều gì đó sẽ giúp cho bộ não tham gia nhiều hơn vào việc ghi nhớ.. Đây cũng là cách làm đầu óc minh mẫn hơn. Trong nghiên cứu thực hiện ở người trưởng thành cho thấy khi xem một hình ảnh trung tính về mặt cảm xúc và có mùi. Trường hợp này không yêu cầu đối tượng nghiên cứu nhớ lại những gì thấy trong hình ảnh. Còn một nhóm nghiên cứu khác thì được xem một loạt hình ảnh và không có mùi nhưng được yêu cầu chỉ ra những hình ảnh mà được nhìn thấy trước đó. Kết quả, đối tượng nghiên cứu có khả năng nhớ lại những hình ảnh đã được nhìn với trường hợp bức ảnh đó có mùi hương, đặc biệt là mùi hương dễ chịu. 
  • Tự tin vào chính bản thân: Những lầm tưởng về quá trình lão hoá có thể góp thêm phần làm trí nhớ về suy giảm. Những người ở độ tuổi trung niên khi làm bài tập trí nhớ sẽ kém nếu họp thường xuyên tiếp xúc với định kiến tiêu cực về lão hoá và trí nhớ. Nhưng ngược lại họ làm tốt hơn khi họ có những suy nghĩ tích cực về việc cần bảo tồn trí nhớ khi tuổi ngày một tăng. Vì vậy, nếu luôn tin vào bản thân có thể tiến bộ và biến niềm tin đó thành hành động thì sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc cải thiện đầu óc minh mẫn và tăng sự nhạy bén cho não bộ. 
làm sao để đầu óc minh mẫn
Những lầm tưởng về quá trình lão hoá có thể góp thêm phần làm trí nhớ về suy giảm 
  • Ưu tiên sử dụng trí não: Với những công việc hàng ngày cần phải nhớ thì có thể sử dụng điện thoại thông minh để lên lịch trình và nhắc nhở. Và ưu tiên trí não để học tập và ghi nhớ những công việc quan trọng hay kiến thức mới. 
  • Nên thực hiện lặp lại những điều bạn muốn: Khi muốn ghi nhớ điều gì thì bạn nên vừa nghe vừa đọc và nghĩ đến vấn đề đó. Hãy hình thành thói quen lặp đi lặp lại thành tiếng hoặc viết ra để giúp cho việc ghi nhớ được lâu hơn. Bằng cách này thì trí não vừa được kết nối và thực hiện nhạy bén. 
  • Sắp xếp vấn đề: Sử dụng cách lặp lại liên tục một vấn đề có tác dụng khá mạnh mẽ và tương tự như một công cụ học tập trong một thời gian phù hợp. Tuy nhiên, trong một thời gian ngắn không nên áp dụng lặp đi lặp lại quá nhiều một vấn đề. Lúc này hãy sắp xếp vấn đề và lặp lại trong một khoảng thời gian dài hơn. Việc giãn cách thời gian lặp lại cho một vấn đề giúp cải thiện trí nhớ tốt hơn và giúp đầu óc được linh hoạt và minh mẫn hơn

2. Các lưu ý khi thực hiện các bước này

Trong quá trình áp dụng các bước đơn giản nêu trên để có được đầu óc minh mẫn và linh hoạt thì cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Kiểm soát nồng độ cholesterol trong cơ thể và chỉ số huyết áp. Hai yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch gây đột quỵ. Đồng thời cũng chính là nguyên nhân góp phần phát triển các bệnh liên quan đến hệ thần kinh, mất trí nhớ nghiêm trọng. Theo công bố của tạp chí bệnh Alzheimer cho biết sức khỏe tim mạch tốt đồng nghĩa với lượng đường trong máu, cholesterol, huyết áp đều ở mức khoẻ mạnh và liên quan tích cực tới chức năng nhận thức. 
  • Không hút thuốc lá hoặc uống quá nhiều rượu bia, chất kích thích. Bởi vì những yếu tố này có thể làm gia tăng nguy cơ mất trí nhớ. Theo hiệp hội Alzheimer cho biết, nếu hút thuốc lá thì nên từ bỏ ngày, còn uống rượu thì nên giảm lượng uống và chỉ sử dụng ở mức độ khuyến nghị. Trong một nghiên cứu đã nhấn mạnh tiêu thụ rượu với trên 7 đơn vị mỗi tuần có liên quan đến chức năng nhận thức kém. Và bảy đơn vị rượu tương đương với 4 chai bia hoặc 3 ly vang tiêu chuẩn. 
làm sao để đầu óc minh mẫn
Không hút thuốc lá hoặc uống quá nhiều rượu bia, chất kích thích 
  • Thường xuyên luyện tập thể dục. Các hoạt động thể chất thường xuyên sẽ giúp cho lưu lượng máu trong cơ thể được lưu thông đến não, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh huyết áp, các bệnh liên quan đến chứng mất trí nhớ. Trong một nghiên cứu đã phát hiện về tác động tích của luyện tập thể dục và hoạt động của não bộ. Kết quả nghiên cứu nhận định thúc đẩy lối sống năng động và hoạt động thể chất lành mạnh ở người lớn tuổi có thể giúp trì hoãn khoảng ⅓ số trường hợp mắc chứng mất trí nhớ trên toàn thế giới. 
  • Xây dựng và duy trì chế độ ăn hợp lý, lành mạnh: Trong một nghiên cứu đánh giá cho thấy thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng như vitamin E, vitamin B hoặc các acid béo omega 3 có liên quan đến cải thiện chức năng nhận thức. Và nếu sử dụng nhiều thực phẩm chứa chất béo bão hoà lại có tác dụng ngược lại ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ và chức năng não. Một chế độ ăn tốt thường tập trung vào các loại thực phẩm như rau lá xanh, các loại quả mọng, hải sản. Chế độ ăn Địa Trung Hải là một ví dụ với các thành phần là rau, chất béo lành mạnh như dầu oliu, acid omega 3. Hoặc chế độ ăn DASH dành cho người tăng huyết áp với các thành phần chủ yếu là trái cây, không có chất béo hoặc ít, sữa béo, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc….

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự minh mẫn của đầu óc

Tuổi tác và bệnh tật được xem là hai yếu tố phổ biến ảnh hưởng đến sự minh mẫn đầu óc, đồng thời làm giảm khả năng ghi nhớ của não bộ.

  • Tuổi càng tăng sẽ làm cho khả năng ghi nhớ giảm đi. Chính điều này sẽ gây ra một số chứng bệnh liên quan đến suy giảm trí nhớ, và ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ thông tin mới. Tuy nhiên, việc giảm sự minh mẫn và suy giảm trí nhớ nghiêm trọng, bất thường có thể không phải là do nguyên nhân tự nhiên của quá trình lão hoá, mà có thể xuất từ từ bệnh lý chẳng hạn như Alzheimer. 
  • Bệnh tật có thể là nguyên nhân dẫn đến sự không minh mẫn của đầu óc và suy giảm trí nhớ. Ngoài bệnh Alzheimer đã kể trên thì một số bệnh lý khác cũng ảnh hưởng đến tình trạng này như chấn thương đầu, viêm não, nhiễm trùng tủy sống, chứng mất ngủ, thiếu máu não, căng thẳng, trầm cảm
  • Tác động của gốc tự do trong quá trình chuyển hoá của cơ thể. Những gốc tự do này chính là những phân tử không ổn định được tạo ra từ quá trình chuyển hoá của cơ thể thông qua việc tiếp xúc với các yếu tố môi trường như tia tử ngoại, môi trường ô nhiễm… Các gốc tự do sẽ gây hại cho tế bào và DNA dẫn đến lão hoá và bệnh tật. Oxy hóa gốc tự do cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới não bộ là nguyên nhân giảm sự minh mẫn của đầu óc và suy giảm trí nhớ. 
  • Trầm cảm và stress là hai trạng thái gây suy giảm trí nhớ, suy giảm sự minh mẫn khá nhiều. Stress gây tình trạng kém minh mẫn tạm thời, giảm khả năng tập trung, còn trầm cảm thì ngược lại gây ra những ảnh hưởng dài hạn hơn.
  • Rối loạn giấc ngủ hoặc thường xuyên mất ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc hoặc thức giấc buổi đêm… có thể khiến cho đầu óc không minh mẫn và lâu dần gây ảnh hưởng đến hoạt động não bộ và dẫn tới suy giảm trí nhớ. 
  • Quá tải trong công việc và cuộc sống. Khi phải đối mặt với quá nhiều áp lực trong cùng một lúc thì não bộ sẽ phải xử lý thông tin nhiều hơn. Và điều này kéo dài sẽ làm cho não mệt mỏi và kém linh hoạt. 
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt. Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ làm cơ thể mệt mỏi và đầu óc không minh mẫn. 
làm sao để đầu óc minh mẫn
Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ làm cơ thể mệt mỏi và đầu óc không minh mẫn 
  • Mất cân bằng nội tiết tố. Hệ thống nội tiết có nhiệm vụ điều chỉnh nhiều chức năng bao gồm cả vấn đề ghi nhớ và hoạt động của não bộ. Các vấn đề liên quan đến tuyến giáp, đái tháo đường… đều có thể ảnh hưởng đến sự minh mẫn của trí não và gây suy giảm trí nhớ.
  • Sử dụng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá… làm giảm khả năng ghi nhớ và ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. 

Làm sao để đầu óc minh mẫn hoàn toàn không khó nếu áp dụng được các bước đã được nêu trên. Bạn có thể học cách tuân thủ và hãy cố gắng kiên trì để đạt được kết quả tốt nhất. Thêm vào đó, bạn nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ, theo dõi và điều trị tích cực theo chỉ định của bác sĩ nhằm kiểm soát bệnh lý có thể xảy ra. . 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả

27

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Các hậu quả của bệnh suy giảm trí nhớ

Các hậu quả của bệnh suy giảm trí nhớ

Hay thức khuya gây suy giảm trí nhớ không?

Hay thức khuya gây suy giảm trí nhớ không?

Làm sao ngăn chặn bệnh suy giảm trí nhớ ở người già?

Làm sao ngăn chặn bệnh suy giảm trí nhớ ở người già?

Nhận biết các triệu chứng sa sút trí tuệ và tìm kiếm sự giúp đỡ

Nhận biết các triệu chứng sa sút trí tuệ và tìm kiếm sự giúp đỡ

Các lưu ý khi dùng thuốc điều trị sa sút trí tuệ

Các lưu ý khi dùng thuốc điều trị sa sút trí tuệ

27

Bài viết hữu ích?