Zalo

Rối loạn trao đổi chất liên quan đến béo phì và trầm cảm

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tình trạng béo phì làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển bệnh trầm cảm. Ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy, béo phì (nhất là béo phì vùng bụng) gây nên một loạt những bất thường trong quá trình trao đổi chất. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh chuyển hóa nguy hiểm, và là tiền đề gia tăng tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân béo phì. Cùng tìm hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa trầm cảm và béo phì, cũng như các rối loạn trao đổi chất liên quan đến hai yếu tố này trong bài viết dưới đây.

1.Béo phì - Yếu tố nguy cơ tiềm tàng của nhiều bệnh nguy hiểm

Béo phì là căn bệnh mãn tính đặc trưng bởi sự tích tụ mỡ bất thường hoặc quá mức trong cơ thể. Y học hiện đại sử dụng chỉ số BMI (kg/m2) để chẩn đoán béo phì theo các mức độ sau:

  • BMI < 25 kg/m2: Thiếu cân hoặc cân nặng bình thường
  • BMI = 25 đến < 30 kg/m2: Thừa cân
  • BMI = 30 đến < 35 kg/m2: Béo phì vừa phải
  • BMI ≽ 35 kg/m2: Béo phì mức độ nặng

Tình trạng béo phì tác động lớn đến sinh lý và sức khỏe của người bệnh. Các nghiên cứu cho thấy, béo phì thường liên quan đến nhiều rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, bao gồm đái tháo đường type 2, gan nhiễm mỡ không do rượu, bệnh tim mạch, bệnh thận mạn và ung thư. Theo đó, sự tiết các cytokine gây viêm từ mô mỡ như TNF - α (yếu tố hoại tử khối u) và IL - 6 (interleukin 6) được xem là những yếu tố chính góp phần gây ra các rối loạn trao đổi chất. Ngoài ra, béo phì còn liên quan đến nhiều biến chứng khác như rối loạn chức năng tế bào biểu mô mạch máu, tăng tích tụ lipid tại các cơ quan (trừ mô mỡ). 

Nguyên nhân béo phì có thể xuất phát từ nhiều yếu tố, bao gồm: Lối sống ít vận động, chế độ dinh dưỡng dư thừa, điều kiện kinh tế xã hội, môi trường và di truyền. Một nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy, tỷ lệ béo phì ở nam giới là 27,2%, cao hơn so với nữ giới là 10,6%. 

Tình trạng béo phì tác động lớn đến sinh lý và sức khỏe của người bệnh

2. Mối liên quan giữa trầm cảm và béo phì 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa béo phì với sự suy giảm chức năng của hệ thần kinh trung ương. Trong đó, đột biến ADCY3 (tại các vi ống tế bào thần kinh) ảnh hưởng lớn đến chức năng tế bào và gây ra khuynh hướng béo phì. Rối loạn cảm xúc được xem là yếu tố nguy cơ gây nên béo phì và các bệnh chuyển hóa liên quan. Theo thống kê của Luppino và cộng sự vào năm 2010, người béo phì có nguy cơ mắc trầm cảm lên đến 55%. Con số này tăng gấp đôi ở nhóm bệnh nhân tiểu đường (theo nghiên cứu của Anderson và cộng sự năm 2001). 

Trầm cảm là một trong những nguyên nhân chính gây nên các bất thường trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Trầm cảm không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống người bệnh, tâm trạng chán nản còn là “kẻ thù” đối với các bệnh nhân béo phì trong việc tuân thủ điều trị và thay đổi lối sống. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra mối liên hệ hai chiều giữa trầm cảm và béo phì. Theo đó, những người bị trầm cảm có nguy cơ tăng cân quá mức do giảm hoạt động thể chất và khả năng tuân thủ chế độ dinh dưỡng kém. 

Trầm cảm là “kẻ thù” của người bệnh béo phì

3. Rối loạn trao đổi chất liên quan đến béo phì và trầm cảm 

Ngày càng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chế độ ăn uống không lành mạnh, mỡ nội tạng và các bất thường trong chuyển hóa là những “thủ phạm” gây ra trầm cảm do béo phì. Cụ thể, các rối loạn nội tiết và chuyển hóa gây ra trầm cảm bao gồm: Tăng nồng độ cortisol trong máu, kháng insulin - leptin và giải phóng các tín hiệu viêm. 

Những rối loạn trao đổi chất kể trên có liên quan chặt chẽ đến sự tích tụ chất béo ở vùng bụng, mông, đùi. Do đó, đây được xem là những chỉ dấu quan trọng chứng minh mối liên hệ giữa trầm cảm và béo phì được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn về từng rối loạn chuyển hóa trong phần dưới đây:

3.1. Tăng nồng độ cortisol trong máu

Tình trạng béo phì liên quan đến nhiều bất thường chuyển hóa như rối loạn điều hòa vùng dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận (HPA) và thay đổi nồng độ cortisol trong huyết tương - hormon liên quan đến kiểm soát cảm xúc và tâm trạng. Ở người béo phì, hormone corticotropin (CRH) được tăng cường giải phóng. CRH tăng cao khiến trục HPA bị kích thích quá mức, đồng thời, tăng phản ứng của cơ thể đối với các căng thẳng. 

Nồng độ cortisol tăng cao làm teo vùng hải mã và giảm sự hình thành liên kết thần kinh ở vùng này, Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi và tâm trạng của người bệnh như giảm khoái cảm, giảm ham muốn, tăng cảm giác thèm ăn, thèm carbohydrate và tăng cân liên tục. 

Ngoài ra, tăng cortisol còn làm giảm dẫn truyền tín hiệu thần kinh qua trung gian glucocorticoid, tăng giải phóng CRH từ nhân cận não thất của vùng dưới đồi. Rõ ràng, những bất thường trong hoạt động của trục HPA đóng vai trò quan trọng trong sinh lý bệnh trầm cảm và béo phì. Tuy nhiên, những tác động trực tiếp của HPA lên các rối loạn cảm xúc vẫn cần được nghiên cứu thêm.

3.2. Rối loạn hormon leptin 

Leptin là adipokine được tiết ra tỷ lệ thuận với khối lượng mô mỡ. Leptin tác động lên nhiều quá trình sinh lý như thèm ăn, đốt cháy năng lượng, chức năng nội tiết và liên quan đến chứng trầm cảm ở người. Ở người béo phì, độ nhạy với leptin bị giảm do lượng leptin vào hệ thần kinh trung ương thấp hơn và mất tín hiệu LepRb. 

Hiện tượng này gọi là kháng leptin, khá đặc trưng ở bệnh nhân béo phì. Tình trạng kháng leptin ảnh hưởng lớn đến nhiều con đường thần kinh và nội tiết, bao gồm sự tiết dopamine ở hồi hải mã, con đường mesolimbic (liên quan đến cảm xúc hài lòng, vui sướng) và hoạt động của trục HPA. Do đó, nồng độ leptin trong máu cao có thể giải thích nguy cơ rối loạn cảm xúc - tiền đề dẫn đến trầm cảm - ở nhóm đối tượng này. 

Tình trạng kháng leptin khá phổ biến ở bệnh nhân béo phì

3.3. Rối loạn insulin 

Trầm cảm là tình trạng phổ biến ở hơn 50% bệnh nhân tiểu đường tiên lượng xấu. Trầm cảm thường xuất hiện ở giai đoạn tiền đái tháo đường, thể hiện qua tình trạng kháng insulin của cơ thể. Theo các nghiên cứu, những người kháng insulin đi kèm với thừa cân, béo phì hoặc mắc hội chứng chuyển hóa, có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn. 

Nhiều nghiên cứu cho thấy các kết quả khả quan về mối liên hệ giữa insulin và trầm cảm. Theo đó, tình trạng kháng insulin có thể là nguyên nhân gây ra tâm trạng chán nản ở bệnh nhân béo phì, thông qua việc ức chế đầu vào glutamatergic trong sự dẫn truyền dopamine. 

3.4. Giải phóng cytokine gây viêm

Tình trạng béo phì đặc trưng với nhiều phản ứng viêm ở mức độ thấp kéo dài. Một số bằng chứng cho thấy, tình trạng viêm mô qua trung gian miễn dịch là yếu tố quan trọng liên quan đến béo phì và kháng insulin. Tương tự, nhiều nghiên cứu cũng chứng minh sự kích hoạt của hệ thống miễn dịch trong cơ chế bệnh sinh của trầm cảm. Kết quả chỉ ra, càng nhiều tín hiệu viêm, mức độ nghiêm trọng của bệnh trầm cảm càng tăng cao. 

Béo phì là điều kiện thuận lợi để kích thích các phản ứng viêm trong não. Các cytokine (IL6, TNFα, IKKβ và NFκB) và các tín hiệu (protein phản ứng C) xuất hiện nhanh chóng sau khi ăn nhiều chất béo, sau đó giảm dần về nồng độ. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều chất béo trong thời gian dài, nồng độ các cytokine này sẽ tăng cao trở lại một cách nhanh chóng. Tình trạng này thúc đẩy các phản ứng viêm thần kinh và gia tăng trầm cảm ở bệnh nhân. 

Ngoài ra, sự gia tăng các acid béo bão hòa tự do vào não cũng có thể dẫn đến viêm thần kinh, kháng leptin, kháng insulin, làm tăng nguy cơ dẫn đến trầm cảm. Song song với đó, sự nhạy cảm với các tác nhân gây căng thẳng ở môi trường ngoài, trạng thái cảm xúc tiêu cực, tâm lý mặc cảm về bản thân,....do thừa cân, béo phì, có thể thúc đẩy người bệnh ăn uống không kiểm soát. Điều này vô tình đưa người bệnh rơi vào một vòng tròn luẩn quẩn giữa béo phì - rối loạn trao đổi chất - rối loạn chức năng - trầm cảm. 

Bài viết trên đây đã làm rõ mối liên quan giữa trầm cảm và béo phì, cũng như những rối loạn trao đổi chất của hai bệnh lý này. Béo phì là căn bệnh chuyển hóa phổ biến nhất trên thế giới với hơn 13% người trưởng thành mắc phải. Không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh, béo phì còn kéo theo nhiều rối loạn chuyển hóa và bệnh lý nghiêm trọng, trong đó có trầm cảm. Do cơ chế bệnh sinh phức tạp, một liệu pháp điều trị kết hợp có lẽ là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa và điều trị béo phì cũng như các bệnh lý đi kèm. Để hạn chế biến chứng nguy hiểm của bệnh béo phì thì bạn cần thực hiện các kế hoạch giảm cân hiệu quả song song với chế độ dinh dưỡng lành mạnh và hoạt động thể chất phù hợp. Theo đó bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng với công thức độc quyền từ Mỹ. Phương pháp này hướng đến việc truyền các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu vào trong cơ thể, nhờ đó giúp tăng cường quá trình chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng, bác sĩ sẽ đánh giá sức khỏe tổng thể của từng người và tư vấn phác đồ giảm cân cụ thể. Trong suốt quá trình điều trị, bác sĩ sẽ luôn hỗ trợ và lên kế hoạch dinh dưỡng chi tiết kết hợp với gợi ý các bài tập thể dục để mang lại hiệu quả giảm cân tốt nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám Drip Hydration, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
xem thêm
Thường xuyên ăn bánh mì có béo không?

Thường xuyên ăn bánh mì có béo không?

Các bài tập cơ bụng có giúp bạn đốt cháy mỡ bụng không?

Các bài tập cơ bụng có giúp bạn đốt cháy mỡ bụng không?

Điều trị béo phì độ 2 như thế nào?

Điều trị béo phì độ 2 như thế nào?

Xì dầu bao nhiêu calo và ăn có gây béo không?

Xì dầu bao nhiêu calo và ăn có gây béo không?

Tập gì đốt mỡ nhanh nhất?

Tập gì đốt mỡ nhanh nhất?

15

Bài viết hữu ích?