Zalo

Các dấu hiệu của một hệ tiêu hóa yếu

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Hệ tiêu hóa yếu không chỉ khiến bạn khó chịu ở vùng bụng thường xuyên mà còn gây ảnh hưởng đáng kể với sức khỏe toàn thân. Biết được nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa yếu và điều trị sẽ giúp bạn có chất lượng cuộc sống và sức khỏe tốt hơn. Vậy, dấu hiệu của hệ tiêu hóa yếu là gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Như thế nào là hệ tiêu hóa yếu?

Tiêu hóa thức ăn để tạo nên chất dinh dưỡng cho cơ thể là một trong các nhiệm vụ của hệ tiêu hóa ở người. Nếu hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cơ thể sẽ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Ngược lại, hệ tiêu hóa yếu sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc hấp thu chất dinh dưỡng, đồng thời, sức khỏe toàn thân cũng bị ảnh hưởng. 

Xã hội hiện đại ngày nay ghi nhận sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Tuy vậy, trên toàn thế giới cũng chứng kiến sự gia tăng đáng kể của tỷ lệ người mắc bệnh bệnh tiêu hóa. Theo số liệu thống kê từ tạp chí y học Medicinenet, mỗi năm có khoảng 70 triệu người Mỹ bị ảnh hưởng bởi các bệnh về hệ tiêu hóa yếu. 

Các vấn đề mà họ gặp có thể bao gồm chứng khó tiêu, bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và hội chứng ruột kích thích (IBS). Trong đó, khó tiêu là dấu hiệu thường gặp của hệ tiêu hóa bị yếu. Nó mô tả sự khó chịu vùng bụng và cảm giác no ngay lập tức sau khi bạn bắt đầu bữa ăn. Bên cạnh khó tiêu, táo bón, tiêu chảy cũng là một tình trạng phổ biến khi các bác sĩ thăm khám ở những bệnh nhân có hệ tiêu hóa yếu.

Hệ tiêu hóa yếu sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể
Hệ tiêu hóa yếu sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể

2. Các dấu hiệu của một hệ tiêu hóa yếu

Hệ tiêu hóa khỏe mạnh là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang có một cuộc sống và sức khỏe tốt. Nhưng ngược lại, nếu bạn có một hệ tiêu hóa yếu, những dấu hiệu thường gặp sau đây sẽ cảnh báo cho bạn về tình trạng sức khỏe của mình. 

2.1. Đau ở vùng bụng 

Hệ tiêu hóa yếu khiến bạn thường xuyên cảm thấy đau ở vùng bụng, đây là một trong các dấu hiệu điển hình mà bác sĩ tiêu hóa đưa ra. Theo đó, rối loạn dạ dày thường là biểu hiện của sự không ổn định trong hệ thống đường ruột, có thể đi kèm với các triệu chứng như đầy hơi, táo bón, tiêu chảy và ợ nóng. Sự cân bằng của đường ruột đồng nghĩa với khả năng xử lý thức ăn và loại bỏ chất thải một cách hiệu quả, từ đó giảm thiểu các vấn đề khó chịu. Nhưng trong trường hợp hệ tiêu hóa kém, đau bụng sẽ là triệu chứng thường xuyên xuất hiện hơn. 

2.2. Thay đổi trọng lượng cơ thể khó kiểm soát

Một trong các dấu hiệu của hệ tiêu hóa yếu ở người đó là việc thay đổi cân nặng nhưng bạn không kiểm soát được. Sự thay đổi trong cân nặng mà không có sự thay đổi đáng kể trong chế độ ăn uống hoặc hoạt động thể chất có thể là dấu hiệu của sự không ổn định trong đường ruột. Mất cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột có thể gây ra sự kém hấp thụ chất dinh dưỡng, làm thay đổi lượng đường trong máu và gây tăng trữ chất béo trong cơ thể.

2.3. Mệt mỏi và mất ngủ 

Đa phần mọi người đều cho rằng việc mệt mỏi và mất ngủ đa phần do stress và căng thẳng thần kinh từ cuộc sống hàng ngày. Tuy vậy, nếu bạn đang gặp các vấn đề về tiêu hóa và tình trạng mất ngủ kéo dài, thì rất có thể đây là dấu hiệu của hệ tiêu hóa bị yếu. Nếu chỉ mệt mỏi thông thường do làm việc quá sức, thì không phải là dấu hiệu của hệ tiêu hóa bị yếu.

2.4. Bệnh tự miễn 

Sự liên quan giữa sức khỏe của đường ruột và hệ thống miễn dịch đã được nhiều nghiên cứu khẳng định. Một đường ruột không khỏe có thể tăng cường nguy cơ viêm nhiễm toàn cơ thể và thay đổi chức năng bình thường của hệ thống miễn dịch.

Kết quả có thể là sự xuất hiện của các bệnh tự miễn dịch, trong đó cơ thể tự tấn công bản thân thay vì đối mặt với các yếu tố gây hại từ môi trường bên ngoài.

Trong ruột, có hàng tỉ vi khuẩn chơi vai trò quan trọng trong việc điều hòa hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, lạm dụng kháng sinh và sử dụng thuốc tránh thai không kiểm soát đã dẫn đến mất cân bằng của hệ vi sinh vật trong đường ruột, gây ra các vấn đề về tự miễn và rối loạn miễn dịch. Nếu bạn vừa mới trải qua quá trình điều trị bệnh nhiễm trùng với kháng sinh và có các dấu hiệu bất thường về đường ruột, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. 

2.5. Không hấp thu thực phẩm

Một trong các dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa yếu đó chính là không hấp thụ thực phẩm hay khả năng tiêu hóa kém đối với một số loại thực phẩm. Nếu bạn chưa từng dị ứng với các loại thực phẩm đó trước đây thì đây chính là dấu hiệu cho thấy đường ruột của bạn đang xảy ra phản ứng miễn dịch với những loại thực phẩm cụ thể.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng không hấp thụ thực phẩm, như việc không hấp thụ sữa bò, có thể xuất phát từ chất lượng kém của vi khuẩn trong ruột, dẫn đến khả năng khó tiêu hóa. Khi ăn/uống các thực phẩm này có thể gây kích ứng và gây ra các triệu chứng như đầy hơi, khí động học, bệnh tiêu chảy, đau bụng và buồn nôn. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã đề cập đến khả năng liên quan giữa dị ứng thực phẩm và sức khỏe của đường ruột.

Tình trạng không hấp thụ thực phẩm là một trong những dấu hiệu của hệ tiêu hóa kém
Tình trạng không hấp thụ thực phẩm là một trong những dấu hiệu của hệ tiêu hóa kém

3. Hệ tiêu hóa bị yếu ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?

Dưới đây là một số ảnh hưởng của hệ tiêu hóa yếu đến sức khỏe. 

3.1. Kích ứng da 

Hệ tiêu hóa yếu có thể biểu hiện ra bên ngoài da của bạn với các dạng bệnh da liễu dễ gặp phải như bệnh chàm, da liễu hay bệnh vẩy nến 

3.2. Thay đổi tâm trạng theo hướng tiêu cực 

Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hệ tiêu hóa yếu có thể dẫn tới trầm cảm. Tuy vậy, với tình trạng hệ tiêu hóa ở người không ổn định, sức khỏe về mặt tinh thần của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra căng thẳng, mất ngủ và người bệnh gặp khó khăn trong điều trị. 

3.3. Mất ngủ thường xuyên 

Ở người, hormone serotonin đóng vai trò điều hòa tâm trạng, lo lắng, giấc ngủ, sự thèm ăn. Khi hệ tiêu hóa yếu và bị tổn thương, chức năng tạo hormone này sẽ bị giảm sút. Người bệnh có gặp các tình trạng như mất ngủ thường xuyên, hay lo lắng và dễ cáu gắt. Tình trạng mất ngủ thường xuyên do rối loạn sản xuất serotonin lâu ngày có thể làm suy giảm sức khỏe và sức đề kháng của người bệnh. 

Nhìn chung, hệ tiêu hóa đóng một vai trò quan trọng để tạo năng lượng cho cơ thể, đồng thời đây còn là nơi sản xuất các tế bào miễn dịch và hormone cần thiết cho sự sống. Khi hệ tiêu hóa yếu và có các vấn đề như nhiễm trùng, viêm, bạn sẽ dễ dàng gặp các vấn đề về sức khỏe tiêu hóa hay sức khỏe toàn thân. Do đó, bên cạnh việc ăn uống một cách khoa học, vấn đề bổ sung các vi chất để hệ tiêu hóa khỏe mạnh cũng là một trong các yếu tố quan trọng. Với nhiều dịch vụ sức khỏe hiện đại hiện nay, bạn cũng có thể bổ sung các vi chất tái tạo năng lượng qua đường tĩnh mạch một cách an toàn và nhanh chóng, góp phần nâng cao hệ miễn dịch tiêu hóa giúp cho chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Tài liệu tham khảo: Medicinenet.com, healthline.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Hướng dẫn các cách để ngủ ngon giấc ban đêm

Hướng dẫn các cách để ngủ ngon giấc ban đêm

Người bị covid nên ăn gì để tăng sức đề kháng?

Người bị covid nên ăn gì để tăng sức đề kháng?

Người hay làm việc quá sức nên ăn uống gì để cải thiện sức khỏe?

Người hay làm việc quá sức nên ăn uống gì để cải thiện sức khỏe?

Bị suy nhược cơ thể nặng gây chán ăn, kém ăn

Bị suy nhược cơ thể nặng gây chán ăn, kém ăn

Các yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ

Các yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ

24

Bài viết hữu ích?