Zalo

Các dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Trầm cảm là 1 rối loạn tâm thần phổ biến gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe của người bệnh. Trầm cảm nặng là tình trạng các triệu chứng trầm cảm trở nên dữ dội hơn làm cản trở các hoạt động thường ngày của bệnh nhân. Trong đó nghiêm trọng nhất là tình trạng người bệnh gia tăng ý nghĩ và hành vi tự sát. Vậy các dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng là gì và làm gì khi có các dấu hiệu trầm cảm nặng?

1. Các dấu hiệu của bệnh trầm cảm nặng là gì?

Trầm cảm nặng là tình trạng các triệu chứng trầm cảm của người bệnh rất dữ dội và có thể cản trở nhiều hoạt động hàng ngày. Những người bị trầm cảm nặng có thể có nhiều triệu chứng hơn và nhiều triệu chứng đa dạng hơn. 

Các dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng, bao gồm:

1.1. Rối loạn tâm thần 

Các triệu chứng rối loạn tâm thần như ảo giác và ảo tưởng là những dấu hiệu trầm cảm nặng. Ngoài ra, một số dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng khác, bao gồm:

  • Kích động
  • Tin rằng mình không bị bệnh mặc dù có bằng chứng ngược lại
  • Lo lắng cực độ
  • Suy giảm trí tuệ
  • Bất động về thể chất
  • Mất ngủ

1.2. Ý nghĩa và hành vi tự sát

Người bệnh trầm cảm nặng có thể có dấu hiệu rõ ràng của ý định tự sát như nói về việc muốn chết, lập kế hoạch hoặc thậm chí cố gắng tự kết liễu đời mình. Dấu hiệu cảnh báo người bệnh trầm cảm nặng có ý định tự sát, bao gồm:

  • Có được phương tiện để tự sát như mua súng và tích lũy một số lượng lớn thuốc.
  • Thay đổi thói quen ăn hoặc ngủ
  • Tham gia vào hành vi nguy hiểm hoặc tự hủy hoại bản thân
  • Kích động hoặc lo lắng cực độ
  • Sắp xếp công việc như lập di chúc, bố thí tài sản
  • Tăng cường sử dụng các chất như ma túy và rượu
  • Thay đổi mạnh mẽ về tâm trạng hoặc tâm trạng thất thường
  • Chia tay bạn bè, gia đình như thể là lần cuối cùng
  • Cảm thấy bị mắc kẹt hoặc vô vọng trong hoàn cảnh của mình
  • Nói nhiều về cái chết và bạo lực
  • Nói về việc tự sát hoặc ước gì mình chưa được sinh ra
  • Rút lui khỏi bạn bè hoặc gia đình
dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng
Người bệnh trầm cảm nặng có thể có ý định tự sát

1.3. Tâm trạng u sầu

Cảm giác buồn bã sâu sắc thường gặp ở bệnh trầm cảm có thể kéo dài dai dẳng và dữ dội. Trầm cảm nặng có thể khiến người bệnh mất hứng thú với hầu hết mọi thứ trong cuộc sống. Nghiên cứu cho thấy chứng u sầu thường nặng hơn vào buổi sáng và thường đi kèm với chuyển động chậm, khó tập trung và chán ăn.

Những người bị trầm cảm nặng có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm niềm vui từ những hoạt động mà họ từng yêu thích.

1.4. Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất

Dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng có thể bao gồm các triệu chứng về mặt thể chất như rối loạn giấc ngủ, thay đổi khẩu vị, khả năng tập trung, trí nhớ kém và mất hứng thú với tình dục. Một số người bị trầm cảm cũng có thể cảm thấy đau mãn tính, các vấn đề về đường tiêu hóa hoặc cảm giác mệt mỏi kéo dài.

1.5. Cảm giác tội lỗi và vô giá trị

Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến hình ảnh và lòng tự trọng của bản thân, khiến một người cảm thấy tội lỗi hoặc vô giá trị.

Trầm cảm nặng sẽ bắt đầu một vòng luẩn quẩn khiến người bệnh gặp khó khăn trong công việc và sau đó mất việc, từ đó gây thêm căng thẳng khiến dấu hiệu bệnh trầm cảm trở nên trầm trọng hơn.

2. Làm gì khi có các dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng?

Khi có các dấu hiệu của bệnh trầm cảm nặng người bệnh cần tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa tâm thần càng sớm càng tốt. Điều trị sớm sẽ làm giảm thời gian điều trị bệnh và giúp ngăn ngừa các dấu hiệu trầm cảm nặng trở nên nghiêm trọng hơn. Bác sĩ có thể giúp bạn chọn những loại thuốc tốt nhất và kết hợp với các phương pháp khác dựa trên các triệu chứng của bạn, từ đó mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

Các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm nặng, bao gồm:

2.1. Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu là liệu pháp nói chuyện với người bệnh, từ đó có thể giúp giảm bớt các triệu chứng rối loạn trầm cảm. Có nhiều loại trị liệu tâm lý khác nhau, bao gồm:

  • Trị liệu hành vi nhận thức: Phương pháp điều trị này liên quan đến việc giúp mọi người xác định và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực tiềm ẩn góp phần gây ra cảm giác trầm cảm.
  • Trị liệu giữa các cá nhân: Phương pháp điều trị này tập trung vào việc giúp mọi người thay đổi mối quan hệ giữa các cá nhân và tương tác xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của họ.
  • Liệu pháp tâm động học: Phương pháp điều trị này liên quan đến việc giúp mọi người nhận thức rõ hơn về cảm giác và cảm xúc để có được cái nhìn sâu sắc hơn là có thể giúp mọi người bớt trầm cảm hơn.
dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng
Tâm lý liệu pháp có thể giúp cải thiện các dấu hiệu trầm cảm nặng

2.2. Thuốc

Thuốc chống trầm cảm thường được kê toa để điều trị dấu hiệu trầm cảm nặng. Các loại thuốc dùng để điều trị trầm cảm, bao gồm:

  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc
  • Thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrine-dopamine
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng
  • Thuốc ức chế monoamine oxidase

2.3. Liệu pháp kích thích não

Nếu ai đó bị trầm cảm nặng và không đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị đầu tiên như thuốc chống trầm cảm hoặc liệu pháp tâm lý, các phương pháp điều trị kích thích não có thể được áp dụng. Ví dụ về các liệu pháp này được sử dụng cho bệnh trầm cảm bao gồm:

  • Liệu pháp điện giật
  • Kích thích từ trường xuyên sọ
  • Kích thích dây thần kinh phế vị

2.4. Điều trị trầm cảm nặng nội trú

Trong một số trường hợp, điều trị nội trú có thể được khuyến nghị đối với trường hợp bệnh nhân trầm cảm nặng có ý định tự sát. Điều trị nội trú sẽ giúp việc điều trị của người bệnh hiệu quả hơn trong một môi trường được kiểm soát chặt chẽ hơn.

Điều trị nội trú sẽ giúp bác sĩ theo dõi chặt chẽ mức độ phản ứng của người bệnh với phác đồ điều trị và đảm bảo an toàn cho người bệnh tốt hơn.

2.5. Điều trị bổ sung

Bên cạnh những phương pháp điều trị trên, bác sĩ có thể khuyến nghị một số biện pháp giúp hỗ trợ quá trình phục hồi của người bệnh, bao gồm:

  • Thư giãn tinh thần thông qua biện pháp thiền, yoga hoặc châm cứu
  • Chế độ ăn uống giàu dưỡng chất, vitamin và khoáng chất
  • Ngủ đủ giấc
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Tránh dùng ma túy và rượu.

3. Các điểm cần lưu ý

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phức tạp và thường không có nguyên nhân cụ thể. Sự tương tác của các yếu tố sinh học, xã hội và tâm lý có thể gây ra trầm cảm. Tình trạng trầm cảm kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất và cuộc sống của người bệnh. Trong khi đó các dấu hiệu trầm cảm đôi khi tiềm ẩn khiến người bệnh và cả những người xung quanh không nhận thấy được. Vì vậy, những trường hợp có yếu tố nguy cơ trầm cảm cần cao chú ý quan tâm đến sức khỏe tinh thần của bản thân để phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh trầm cảm và trầm cảm nặng. Một số yếu tố nguy cơ trầm cảm, bao gồm:

  • Tinh thần căng thẳng, chẳng hạn như sống trong môi trường bạo lực hoặc không ổn định.
  • Chấn thương tinh thần, chẳng hạn như là nạn nhân của bạo lực gia đình, bạo lực học đường hoặc lạm dụng tình dục.
  • Sự khác biệt về các chất dẫn truyền thần kinh trong não có khả năng làm tăng nguy cơ trầm cảm.
  • Di truyền.
  • Sử dụng rượu hoặc ma túy.
  • Một số loại thuốc.
  • Mắc một số bệnh lý như các bệnh lý mãn tính và ung thư.

Một trong những thách thức của bệnh trầm cảm là quan điểm tiêu cực sẽ thuyết phục người bệnh rằng việc điều trị không mang lại hiệu quả hoặc trầm cảm là lỗi của họ. Vì vậy, bệnh nhân trầm cảm nói chung và trầm cảm nặng nói riêng rất cần sự giúp đỡ của gia đình và những người xung quanh. Một số cách mà gia đình và những người xung quanh có thể giúp đỡ người bệnh trầm cảm, bao gồm:

  • Luôn hỗ trợ, quan tâm và không đổ lỗi cho người bệnh về tình trạng trầm cảm của họ
  • Luôn lắng nghe mà không phán xét và khích lệ nhằm gia tăng sự tự tin cho người bệnh
  • Dành thời gian cho người bệnh trầm cảm nặng 
  • Phát hiện những ý định tự sát của người bệnh trầm cảm nặng nhằm ngăn chặn kịp thời

Tóm lại, trầm cảm nặng có nghĩa là các triệu chứng trầm cảm trở nên dữ dội hơn và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tinh thần, thể chất, cuộc sống hàng ngày và thậm chí cả tính mạng của người bệnh. Các dấu hiệu của bệnh trầm cảm nặng là những rối loạn tâm thần nặng, tâm trạng u sầu, gia tăng ý nghĩ và hành vi tự sát. Khi xuất hiện các dấu hiệu trầm cảm nặng người bệnh hoặc gia đình của người bệnh cần tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa tâm thần càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân để giúp người bệnh cải thiện các dấu hiệu của bệnh trầm cảm nặng.

Tài liệu tham khảo: Medicalnewstoday.com, Verywellmind.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Chu Yến Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Các nguyên nhân dẫn đến trầm cảm

Các nguyên nhân dẫn đến trầm cảm

Các dấu hiệu bệnh trầm cảm ở nam giới

Các dấu hiệu bệnh trầm cảm ở nam giới

Vì sao dấu hiệu trầm cảm thường dễ bị bỏ qua?

Vì sao dấu hiệu trầm cảm thường dễ bị bỏ qua?

Các hậu quả của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Các hậu quả của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Có nên dùng thuốc giảm căng thẳng mệt mỏi?

Có nên dùng thuốc giảm căng thẳng mệt mỏi?

14

Bài viết hữu ích?