Trầm cảm từng được coi là căn bệnh của phụ nữ, điển hình dễ mắc là sau khi sinh con, tuy nhiên một thống kê cho thấy có hơn 6 triệu nam giới ở Mỹ mắc chứng trầm cảm mỗi năm. Theo đó, những hình ảnh kéo dài về bệnh trầm cảm như một tình trạng đặc trưng của người phụ nữ có thể khiến những người nam giới không nhận ra những dấu hiệu của bệnh trầm cảm và phương thức điều trị.
Thực tế, bệnh trầm cảm có thể ảnh hưởng đến cả đàn ông và phụ nữ, làm gián đoạn, cũng như gây cản trở đến các hoạt động, cũng như công việc thường ngày. Các dấu hiệu bệnh trầm cảm ở nam giới cũng tương tự như ở người phụ nữ. Tuy nhiên, ở nam giới thì các xu hướng biểu hiện những triệu chứng đó có thể khác nhau. Cho đến nay, nguyên nhân này vẫn chưa được làm rõ, nhưng nó có thể liên quan đến một số yếu tố như: Hóa chất trong não, hormone, trải nghiệm cuộc sống,...
Dưới đây là các dấu hiệu trầm cảm ở nam giới:
Tương tự như những người phụ nữ trầm cảm, biểu hiện của bệnh trầm cảm ở đàn ông như sau:
Một số hành vi khác có thể là dấu hiệu trầm cảm ở nam giới nhưng không được nhận biết:
Do những hành vi này có thể là dấu hiệu bệnh trầm cảm ở nam nhưng cũng có thể giống với các triệu chứng của bệnh tâm thần khác hoặc có thể liên quan đến các tình trạng bệnh lý nên việc phát hiện sớm là rất quan trọng. Sự thăm khám, trợ giúp của các chuyên gia, bác sĩ chính là chìa khóa để giúp chẩn đoán chính xác bệnh trầm cảm ở nam giới, từ đó có phương án điều trị thích hợp.
Các dấu hiệu trầm cảm ở nam giới thường không dễ phát hiện vì nhiều lý do sau đây:
Với bạn, có thể những cảm xúc buồn bã, chán nản hoặc xúc động chính là những triệu chứng của bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, với bản lĩnh của người đàn ông thì đó có thể không phải là triệu chứng chính.
Các triệu chứng như mệt mỏi, khí chịu, đau nhức, tiêu hóa kém,... đôi khi có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm, nhưng với nam giới thay vì nghĩ bản thân mắc trầm cảm thì họ tìm cách phân tâm để tránh phải giải quyết các cảm xúc hoặc các mối quan hệ.
Một nguyên do khiến bệnh trầm cảm ở nam giới không dễ phát hiện nữa đó chính là họ không nhận ra được mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng bệnh này với bản thân. Bên cạnh đó bạn cũng không muốn thừa nhận với chính bản thân hoặc với bất kỳ người nào khác rằng mình đang bị trầm cảm.
Tuy nhiên, việc phớt lờ, che đậy hoặc kìm nén những dấu hiệu bệnh trầm cảm ở nam bằng những hành vi kém lành mạnh sẽ ngày càng nuôi dưỡng những cảm xúc tiêu cực, khiến bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Người mắc bệnh trầm cảm có thể sẽ không thấy vui vẻ, cởi mở khi nói về cảm xúc của mình với gia đình, bạn bè, đặc biệt họ càng không muốn chia sẻ với bác sĩ hoặc các chuyên gia trong lĩnh vực tâm thần kinh.
Với bản lĩnh của một người đàn ông, bạn có thể đã học được cách tự chủ. Chính vì thế, nhiều người nam giới cho rằng, việc thể hiện cảm xúc và những cảm xúc có liên quan đến bệnh trầm cảm là “không nam tính”, vì vốn dĩ nhiều người cho rằng bệnh trầm cảm là bệnh của nữ giới. Chính vì vậy, đàn ông thường cố kìm nén những triệu chứng và cảm xúc này.
Ngay cả khi bạn đã có các dấu hiệu bệnh trầm cảm ở nam giới và đã nghi ngờ mắc bệnh thì bạn bạn vẫn trốn tránh việc được bác sĩ chẩn đoán và từ chối điều trị. Bạn có thể không muốn, hoặc trốn tránh vì những kỳ thị với bệnh trầm cảm. Việc này có thể gây ra những tổn thất trong sự nghiệp hoặc bạn cảm thấy lo lắng khi gia đình, bạn bè sẽ không còn tôn trọng mình nữa.
Bệnh trầm cảm ở nam giới là bệnh lý có nhiều triệu chứng với bệnh trầm cảm ở nữ giới. Tuy nhiên, nếu so sánh về tỷ lệ mắc bệnh thì ở cả 2 giới cũng có sự khác biệt.
Theo nghiên cứu và thống kê thì tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm cao hơn đàn đông từ 1,5 - 1,7 lần. Tỷ lệ này luôn cao hơn mà không phụ thuộc vào nền văn hóa, quốc gia, chúng tộc, thói quen lối sống sinh hoạt hay các yếu tố kinh tế, xã hội. Theo đó, chính sự khác biệt về giới tính sinh học là một trong các yếu tố khiến tỷ lệ nam giới bị trầm cảm thấp hơn, điển hình là:
Tuy rằng, phụ nữ có tỷ lệ bị trầm cảm cao hơn so với nam giới, nhưng tỷ lệ tự tử, thực hiện các hành vi làm hại bản thân của nam giới lại cao hơn.
Họ thường chọn những cách tự tử bạo lực như treo cổ, dùng súng,... Bên cạnh đó, với tính bốc đồng cao hơn nữ giới thì những định kiến xã hội về các đấng mày râu cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ tự tử ở nam giới tăng cao trong thời gian gần đây. Họ có thể phải vật lộn trong sự tuyệt vọng rất lâu để thể hiện cảm xúc của mình và chính sự khó khăn này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của họ.
Có thể thấy, bệnh trầm cảm ở nam giới khó phát hiện và có mức độ tự tử cao hơn nên việc thăm khám và phát hiện sớm ra bệnh là điều vô cùng quan trọng. Nếu xuất hiện các dấu hiệu bệnh trầm cảm ở nam giới bạn không nên thờ ơ, mà hãy đến các trung tâm y tế để thăm khám và nhận được sự tư vấn của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, một lối sống khoa học, giảm thiểu căng thẳng, stress,...
Tài liệu tham khảo: Mayoclinic.org, Webmd.com
49
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
49
Bài viết hữu ích?