Zalo

Các chất béo thường gặp trong cơ thể người và chúng khác gì nhau?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Cơ thể cần chất béo lành mạnh để tạo năng lượng, giữ ấm hoặc đệm cho một số cơ quan nội tạng. Tuy nhiên bản chất sẽ có nhiều nhóm chất béo khác nhau và khi không có sự cân bằng hợp lý giữa các chất béo tốt và chất béo xấu sẽ đưa đến nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe. Vậy các chất béo thường gặp trong cơ thể người là gì, chất béo tốt là gì và chất béo xấu gồm những loại nào?

1. Các chất béo thường gặp trong cơ thể người

Cơ thể con người sản xuất ra bốn nhóm chất béo và mỗi loại có những đặc điểm khác nhau, cụ thể như sau:

1.1. Chất béo nội tạng (hay mỡ nội tạng)

Chất béo nội tạng là những tế bào mỡ “cứng” được tìm thấy xung quanh các cơ quan nằm bên trong ổ bụng, và đôi khi còn được gọi là nhóm chất béo “sâu”. Những người có chế độ ăn chứa nhiều carbohydrate tinh chế, rượu bia, thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa có xu hướng tích trữ nhiều chất béo nội tạng hơn. 

Chất béo nội tạng không phải là nhóm chất béo lành mạnh vì có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm các bệnh lý ung thư, đột quỵ, nhồi máu tim, suy giảm trí nhớ và hội chứng chuyển hóa… Kèm theo đó, nhóm chất béo này còn cản trở quá trình sản xuất insulin và làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Đặc biệt là nhiều nghiên cứu đã tìm ra bằng chứng cho thấy những người có nhiều mỡ nội tạng sẽ đi kèm với mức độ xơ vữa động mạch vành cao hơn.

các chất béo thường gặp
Chất béo nội tạng không phải là nhóm chất béo lành mạnh vì có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe 

1.2. Chất béo dưới da

Chất béo dưới da còn được gọi là tế bào mỡ “mềm” và thường được sử dụng để đo chỉ số khối cơ thể (BMI) của một người. Vị trí của nhóm chất béo này là ở dưới da và bên ngoài khoang bụng nên chúng ta dễ dàng nhìn thấy ở một số vị trí như eo, đùi, hông và mông.

Theo một nghiên cứu năm 2015, mỡ dưới da thực sự có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe, bao gồm giảm nguy cơ tích tụ cholesterol và chất béo bên trong thành mạch và có liên quan đến việc giảm nguy cơ tích tụ canxi bên trong động mạch vành. 

Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa chúng ta phải cố gắng tích tụ nhiều chất dưới da để có sức khỏe tốt hơn. Khi cơ thể có quá nhiều nhóm chất béo thì mức độ căng thẳng của dây chằng và gân cơ sẽ cao hơn do trọng lượng cơ thể tăng lên.

1.3. Chất béo nâu

Chất béo nâu có xu hướng nằm dưới da, phần lớn là phân bố quanh xương vai, xương cột sống và xương đòn. Tuy nhiên mỡ nâu cũng được tìm thấy xung quanh một số cơ quan nội tạng. Mối liên hệ của chất béo nâu với những rủi ro hoặc lợi ích sức khỏe tiềm ẩn vẫn chưa được nghiên cứu rộng rãi.

1.4. Chất béo trắng

Cơ thể con người dựa vào chất béo trắng để dự trữ dinh dưỡng cũng như năng để sử dụng trong trường hợp cần thiết. Hầu hết chất béo trong cơ thể sẽ được phân loại là chất béo trắng, tuy nhiên điều này không đồng nghĩa là mỡ trắng sẽ tốt hơn mỡ nâu.

Theo đó, cơ thể con người cần “mức độ” lành mạnh của cả hai nhóm chất béo trên để hoạt động bình thường. Chất béo trắng có thể phân bố xung quanh nội tạng hoặc dưới da, và điều này cho thấy một số loại chất béo trắng có thể là chất béo lành mạnh nhưng khi nó phân bố ở quanh nội tạng thì hoàn toàn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.

2. Chất béo tốt và chất béo xấu khác nhau thế nào?

Cơ thể con người dự trữ chất béo theo hai cách khác nhau. Vậy chất béo tốt là gì? Theo đó, chất béo tốt hay chất béo thiết yếu là những mô mỡ được tìm thấy trong cơ, hệ thần kinh trung ương và thậm chí là tủy xương với nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho các hoạt động hàng ngày. Ngược lại chất béo xấu là những mô mỡ dư thừa được cơ thể tích trữ dưới da và xung quanh các cơ quan nội tạng. 

Cơ thể con người có các tế bào mỡ có chức năng xử lý và phân phối các chất dinh dưỡng cũng như chuyển hóa năng lượng. Một người có một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh thì các tế bào mỡ sẽ xử lý các chất dinh dưỡng và phân phối chúng đi khắp cơ thể để cung cấp năng lượng, đồng nghĩa đó là những chất béo tốt. Ngược lại một người tiêu thụ quá nhiều đường, chất béo bão hòa và các thực phẩm chế biến sẵn khác, các tế bào mỡ sẽ xử lý và lưu trữ khắp cơ thể dưới dạng chất béo không lành mạnh hay chất béo xấu.

các chất béo thường gặp
Cơ thể con người có các tế bào mỡ có chức năng xử lý và phân phối các chất dinh dưỡng 

Chúng ta thường nghĩ chất béo là kẻ thù của sức khỏe, tuy nhiên bản chất thì cơ thể con người vẫn đến cần chất béo. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là “bao nhiêu chất béo là đủ?”

Trước đây, chỉ số BMI thường được sử dụng làm công cụ đo lượng chất béo bên trong cơ thể con người, tuy nhiên chỉ số BMI sẽ không đo được chính xác tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể thực tế của một người. Phương pháp tốt nhất để đo tỷ lệ phần trăm mỡ trong cơ thể là chụp MRI hoặc CT, tuy nhiên chúng lại quá tốn kém và ít nhiều xâm lấn nên không thể chỉ định một cách thường quy. Để tính được tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể của một người, chúng ta sẽ cần đến nhiều yếu tố như tuổi, cân nặng, giới tính và chiều cao. Tỷ lệ mỡ cơ thể khỏe mạnh sẽ không giống nhau ở mỗi người và hiện vẫn có mối tương quan đáng kể giữa tỷ lệ mỡ cơ thể và chỉ số BMI.

Tóm lại, khi chúng ta càng nhiều tuổi thì khả năng chuyển hóa trong cơ thể càng kém hơn nên dễ dàng bị tích tụ mỡ thừa. Khi cơ thể có nhiều mỡ thừa sẽ gây nên các vấn đề về sức khỏe, trong đó có nguyên nhân gây nên các bệnh lý mạn tính như: tim mạch, huyết áp, ung thư, mỡ máu… Do đó để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, động thời nâng cao sức khỏe tổng thể thì người thừa cân nên chủ động tìm tới các biện pháp giảm cân khoa học và cần thiết có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn để quá trình giảm cân đạt được kết quả tốt nhất.

Nguồn: synergywellnesscenter.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả

72

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vì sao chỉ số mỡ nội tạng cao?

Vì sao chỉ số mỡ nội tạng cao?

Khi nào cơ thể đốt mỡ?

Khi nào cơ thể đốt mỡ?

Ăn chất béo để giảm cân, vì sao?

Ăn chất béo để giảm cân, vì sao?

Điểm danh đội quân mỡ trong cơ thể người: Từ người hùng đến kẻ phản diện trong cơ thể

Điểm danh đội quân mỡ trong cơ thể người: Từ người hùng đến kẻ phản diện trong cơ thể

Mỡ nâu - Công cụ giảm cân bí mật của thiên nhiên

Mỡ nâu - Công cụ giảm cân bí mật của thiên nhiên

72

Bài viết hữu ích?