Khi thời tiết bước sang mùa xuân sẽ có những thay đổi rõ rệt, tiết trời từ mùa đông lạnh giá dần ấm lên. Tuy nhiên, với biên độ nhiệt ngày đêm chênh lệch, độ ẩm lớn khi bước sang xuân chính là điều kiện cho các bệnh mùa xuân phát triển. Vậy các bệnh thường gặp vào mùa xuân là bệnh gì?
1. Các bệnh thường gặp vào mùa xuân? Vì sao các bệnh này hay xuất hiện vào thời điểm này?
Các các bệnh thường gặp vào mùa xuân chính là:
Dị ứng thời tiết mùa xuân:
Mùa xuân là mùa mà con người dễ mắc các bệnh dị ứng nhất, nguyên nhân có thể là do thời tiết thay đổi và một lượng phấn hoa trong không khí, từ đó gây ra các tình trạng như nổi mề đay, mẩn ngứa ngoài da, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt.
Nổi mề đay: nổi lên các vùng đỏ, ngứa ngáy, nóng tại các vị trí da bị khô, thường xuất hiện ở tay - chân. Nguyên nhân là do cơ thể tiếp xúc với loại vật chất gây dị ứng (phấn hoa, bụi, nấm mốc, côn trùng…) cộng với tình trạng nhiệt độ thất thường.
Mẩn ngứa, mụn ngoài da: Cơ thể dễ dị ứng với các tia tử ngoại (thường có cường độ mạnh vào mùa xuân) khiến các tế bào da dễ tổn thương, làm xuất hiện các nốt mẩn, mụn.
Viêm mũi dị ứng: Đây là tình trạng có thể xuất hiện quanh năm nhưng cao nhất là vào mùa xuân, xuất hiện ở những người có cơ địa dị ứng. Nguyên nhân là vì mùa xuân, phấn hoa phát tán khá nhiều trong không khí gây ngứa mũi, hắt hơi, chảy mũi liên tục và nghẹt mũi…
Hen phế quản: Sự thay đổi thất thường của thời tiết lạnh, ẩm nên mùa xuân khiến chức năng miễn dịch của cơ thể thấp, sức đề kháng giảm sút. Đối với những người có cơ địa dị ứng sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng sẽ bị co rút khí quản, tạo ra cơn hen gây khó thở, tím tái và nặng có thể gây suy hô hấp.
Viêm phổi là bệnh hay gặp vào mùa xuân: Vi khuẩn xâm nhập vào hệ hô hấp gây ra các triệu chứng như: Sốt cao, ho, thở nhanh... lúc này bệnh nhân cần phải đưa người bệnh tới cơ sở y tế khám và chữa trị kịp thời.
Viêm khí - phế quản cấp là một trong các bệnh thường gặp vào mùa xuân do các loại virus cúm gây ra. Triệu chứng của bệnh thường là hắt hơi, sổ mũi, ho, sốt, mệt mỏi… có thể dẫn đến đau ngực khó thở.
Viêm màng não mủ: Tình trạng viêm sưng mủ do là vi khuẩn gram âm (Neisseria meningitidis) gây ra, có tính truyền nhiễm cao. Vào mùa đông xuân viêm màng não là loại bệnh nhiễm trùng cấp tính có xác suất phát sinh cao nhất. Trẻ em, người già và dân công là đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
Viêm kết mạc mùa xuân: Bệnh dị ứng ở mắt thường gặp ở tuổi thành niên và là một trong các bệnh thường gặp vào mùa xuân. Triệu chứng biểu hiện là đỏ cả hai mắt, chảy nước mắt, ngứa, sợ ánh sáng.... Thời tiết càng ẩm bệnh càng nặng. Mặt khác mùa xuân hoa nở nhiều, phấn hoa hoặc bụi rơi vào mắt có thể gây ra tình trạng dị ứng nặng hơn.
Thủy đậu: Do virus Varicella Zoster gây ra, bệnh có thể lây qua tiếp xúc với mụn nước, quần áo, vải trải giường của người bệnh. Triệu chứng là nổi lên các nốt tròn nhỏ, ngứa trong vòng 12 - 24 giờ sẽ trở thành mụn nước, bọng nước. Các nốt mọc rải rác toàn thân sau đó khô đi trở thành vảy, thường khỏi sau 5 - 7 ngày.
Bệnh đường tiêu hóa: Ăn Tết vào mùa xuân với những bữa tiệc tùng linh đình thường xuyên sẽ dễ khiến chúng ta mắc các bệnh đường tiêu hóa.
2. Cách nào phòng tránh các bệnh thường gặp vào mùa xuân?
Hướng dẫn phòng tránh các bệnh hay gặp vào mùa xuân bao gồm:
Để phòng bệnh hay gặp dịp tết, chúng ta cần cố gắng tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh bằng cách đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc khi phải thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm;
Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng mặt, cổ.
Thực hiện vệ sinh mũi thường xuyên, hạn chế đi đến các vườn hoa nở rộ nếu có cơ địa dị ứng và nên tránh sử dụng các thức ăn, thuốc đã từng gây dị ứng.
Ăn nhiều loại hoa quả để nâng cao thể trạng và sức đề kháng, uống nhiều nước.
Ăn chín uống sôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm rất cần được chú ý.
Để phòng tránh các cơn hen xảy ra ở những người có tiền sử bệnh, chúng ta nên tránh các tác nhân gây dị ứng, sử dụng khẩu trang hoạt tính, bổ sung vitamin C và mang theo bình xịt giãn khí quản bên mình khi đi chơi xuân.
Khi có bất kỳ dấu hiệu bệnh, phải điều trị kịp thời, dùng thuốc đủ liều lượng theo sự hướng dẫn.
Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường xung quanh.
3. Đón tết an toàn - không lo nhiễm bệnh
Để đón tết an toàn không lo nhiễm bệnh thì bạn cần:
Đeo khẩu trang nơi công cộng;
Tránh trung đông người
Thường xuyên vệ sinh tay với xà phòng diệt khuẩn và nước sạch
Tiêm vaccine cúm đúng lịch định kỳ hàng năm
Che miệng khi ho hoặc khi hắt hơi
Ăn nhiều hoa quả và rau xanh để tăng đề kháng
Hạn chế đồ uống có cồn và các loại nước ngọt
Hạn chế ăn nhiều muối (<5gram/ngày)
Uống đủ nước
Không ăn nhiều đồ chiên, rán, dầu mỡ.
Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng với các loại thực phẩm giàu dưỡng chất, chứa các vitamin, khoáng chất, protein, chất chống oxy hóa và chất xơ cơ thể cần hàng ngày. Chế độ ăn uống cân bằng sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ngừa béo phì và sự phát triển của các bệnh, kể cả các bệnh lý không lây nhiễm như tiểu đường, ung thư và bệnh tim mạch.
Ngoài ra, để nâng cao sức khỏe để phòng tránh các bệnh thường gặp vào mùa xuân thì bạn có thể tham khảo liệu pháp Siêu miễn dịch. Liệu pháp này cung cấp cho cơ thể vitamin liều cao, chất chống oxy hóa và hydrat hóa mà cơ thể cần, giúp chống vi-rút gây nên các cảm giác khó chịu hoặc cảm lạnh gây ra. Phương pháp này cũng có thể giúp: