Sốt xuất huyết uống nước cam được không? Nước cam là loại nước uống phù hợp với tất cả mọi người trong đó có những người bị sốt xuất huyết. Trong thành phần của một ly nước cam có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng với nhiều lợi ích cho cơ thể.
Một trong những giá trị tốt nhất của nước cam là hàm lượng lớn vitamin C. Vitamin C là yếu tố rất quan trọng tác dụng nhằm thúc đẩy cơ thể sản xuất collagen - là loại protein đóng vai trò xây dựng cho da, xương và mô. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng vitamin C có tác dụng giúp hạ huyết áp do có tác dụng loại bỏ lượng muối và nước dư thừa ra khỏi cơ thể.
Nước cam có bã là nguồn cung cấp chất xơ tốt cho cơ thể. Tác dụng của chất xơ là duy trì sức khỏe tiêu hóa và có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như đái tháo đường và các biến cố liên quan đến tim mạch.
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, trong thành phần của một ly nước cam có chứa nhiều chất chống oxy hóa quan trọng. Tác dụng của các chất chống oxy hóa là bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do, là những phân tử không ổn định gây ra bệnh tật. Hesperidin là chất chất oxy hóa có trong thành phần của nước cam có liên quan đến việc cải thiện chức năng mạch máu. Một chất chống oxy hóa khác trong thành phần của nước cam là carotenoid có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch.
Cholesterol LDL hay được hiểu là cholesterol xấu có thể tích tụ dọc theo thành động mạch và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Một số đánh giá và nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người uống nước cam thường có ít cholesterol LDL hơn so với những người không uống nước cam.
Đồng thời, nước cam cũng được chứng minh là làm tăng độ pH, làm tăng độ kiềm trong nước tiểu và hỗ trợ ngăn ngừa sỏi thận. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, nước cam có tác dụng này vì nó giàu kali citrate, có thể làm tăng độ kiềm của nước tiểu.
Theo phân tích thành phần dinh dưỡng, trong một cốc nước cam tươi khoảng 248g cung cấp cho cơ thể lượng calo nạp vào cơ thể là 112; tổng lượng carbohydrate: 25,8g; chất xơ: 0,5g; đường: 20,8g; tổng chất béo: 0,5g; chất béo bão hòa: 0,1g và chất đạm: 1,7g.
Bệnh sốt xuất huyết uống nước cam được không hay bị sốt xuất huyết uống nước cam được không. Câu trả lời là CÓ. Những người đang bị sốt nói chung và sốt xuất huyết nói riêng có dấu hiệu triệu chứng điển hình là sốt cao kèm theo mất nước. Bù nước là việc làm cần thiết. Các loại nước trái cây, nước ép như nước cam, nước canh, nước ép bưởi, nước dừa có chứa nhiều vitamin C và khoáng chất và tăng cường sức đề kháng cho những người bệnh.
Chỉ cần uống một cốc nước ép cam đã có thể đáp ứng 100% nhu cầu vitamin C cho cơ thể hàng ngày. Nước cam cũng được xem là một trong những nguồn chất chống oxy hóa tốt nhất để tăng cường sức khỏe tổng quát và có tác dụng chống viêm.
Theo nghiên cứu gần đây của Trường đại học Seville đã chỉ ra rằng cơ thể con người hấp thụ chất chống oxy hóa từ cam hiệu quả nhất khi uống nước ép lạnh thay vì các loại nước ép đóng chai tiệt trùng trên thị trường.
Việc sử dụng nước cam ép từ trái cam tươi có hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất. Tuy nhiên, để hấp thu tốt các chất dinh dưỡng thì nên chia nhỏ liều lượng uống để ruột hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt nhất.
Đặc biệt, thành phần carotenoids trong nước cam uống lạnh có công dụng kích thích hệ tiêu hóa, cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Khi đun nóng, các chất dinh dưỡng như vừa kể trên và các loại vitamin sẽ bị giảm đáng kể, thậm chí là thoái hóa gây thay đổi màu sắc nước cam. Do đó, câu trả lời cho câu hỏi bị sốt xuất huyết uống nước cam được không là nên uống nước cam thường hoặc làm lạnh thay vì đun sôi cho loại nước ép này.
Sau khi đã có câu trả lời cho câu hỏi sốt xuất huyết uống nước cam được không thì bên cạnh nước cam, chúng ta cũng có những cách khác để bổ sung vitamin C như:
Chanh là loại trái cây họ cam quýt, có khả năng cung cấp vitamin C phong phú. Nước chanh có tính mát giúp tăng khả năng đề kháng và giải độc cho cơ thể. So với các loại trái cây có múi khác thì nước chanh cũng chứa nhiều axit citric hơn.
Nghiên cứu gần đây cho thấy, nước chanh chứa nhiều axit citric có thể giúp tăng sự đào thải độc tố và hỗ trợ làm giảm cảm giác mệt mỏi về thể chất. Đồng thời, thành phần axit citric cũng làm giảm tình trạng viêm qua đó giúp hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu và tăng cường năng lượng cho cơ thể người đang bị sốt xuất huyết.
Nước dừa tự nhiên chứa chất béo, đường, acid amin, enzyme và các loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Trong thành phần của nước dừa còn chứa hàm lượng kali phòng phú có tác dụng cân bằng điện giải trong cơ thể.
Uống nước dừa có tác dụng hỗ trợ việc hấp thụ và điều tiết chất lỏng, giúp bổ sung và bù nước cho cơ thể ở những người bị sốt kéo dài trong bệnh sốt xuất huyết.
Quả lựu là loại quả rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt chứa nhiều chất chống oxy hóa tác dụng chống viêm hiệu quả. Trong thành phần của một quả lựu 282g cung cấp 234 calo, 52,7g carbohydrate, 3,3g chất béo và 4,7g protein.
Chất dinh dưỡng trong thành phần của một quả lựu có tác dụng phục hồi cho cơ thể trong và sau khi mắc bệnh. Do hàm lượng sắt cao nên lựu đặc biệt tốt cho máu và cũng hỗ trợ duy trì số lượng tiểu cầu trong máu ở mức bình thường, có lợi trong việc phục hồi sau khi bị bệnh sốt xuất huyết. Đồng thời trong thành phần của quả lựu cũng chứa một lượng các chất chống oxy hóa và vitamin C tác dụng tăng cường hệ miễn dịch để chống lại virus và ổn định lượng tiểu cầu trong máu.
Tương tự như các loại trái cây có múi khác, bưởi là một nguồn vitamin C giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ tế bào khỏi những virus và vi khuẩn có hại có thể xâm nhập vào cơ thể.
Bưởi không chỉ cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin C mà còn có nhiều loại vitamin và khoáng chất khác có lợi cho khả năng miễn dịch. Trong đó, vitamin A đã được chứng minh có tác dụng chống lại tình trạng viêm và một số bệnh truyền nhiễm trong đó có sốt xuất huyết. Ngoài ra, vitamin B, sắt, kẽm, đồng… trong thành phần của bưởi giúp duy trì sự toàn vẹn của làn da, hoạt động như một hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây nhiễm trùng từ môi trường.
Ổi là loại trái cây giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa cho cơ thể. Lượng vitamin C trong quả ổi còn cao hơn lượng vitamin C trong cam gấp 4 lần. Cụ thể, trong thành phần 100g trái ổi chứa 228mg vitamin C. Ngoài ra, trong thành phần của quả ổi còn chứa các chất dinh dưỡng khác như vitamin A, axit folic và một số chất khoáng cần thiết khác cho cơ thể.
Như vậy, bị sốt xuất huyết uống nước cam được không thì khi bị sốt xuất huyết, người bệnh nên ăn nhiều trái cây để bù nước, bổ sung những dưỡng chất cần thiết bị mất đi, tăng cường khả năng miễn dịch qua đó giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe.
Một phương pháp tăng cường miễn dịch sau khi bị sốt xuất huyết là tăng cường khả năng miễn dịch với liệu pháp chăm sóc sức khỏe tổng thể từ cấp độ tế bào độc quyền của Mỹ.
Phương pháp này được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch nhiều loại vi hoạt chất tác dụng nhằm giúp cơ thể bù lại các khoáng chất sau khi bị sốt. Đồng thời, phương pháp này cũng có tác dụng cấp nước, thải độc và cải thiện tận gốc tế bào, từ đó làm tăng cường hệ miễn dịch, phòng bệnh hiệu quả.
64
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
64
Bài viết hữu ích?