Zalo

Sốt virus lây qua đường nào nhanh nhất?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Sốt virus thường xảy ra vào thời điểm giao mùa trong năm, đặc biệt trong thời tiết nóng lạnh chuyển giao. Bệnh gây khó chịu cho người mắc phải và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy sốt virus lây qua đường nào là nhanh nhất và lây truyền bệnh ở giai đoạn nào?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Võ Ngọc Nhi - Bác sĩ Nội

1. Sốt virus lây qua đường nào? Sốt virus lây ở giai đoạn nào?

Sốt virus hay còn gọi là sốt siêu vi, đây tình trạng nhiễm virus hay siêu vi trùng gây bệnh. Sốt chính là biểu hiện cho thấy cơ thể chúng ta đang phản ứng để chống lại mầm bệnh. Sốt siêu vi là bệnh dễ lây, vậy sốt siêu vi lây qua đường nào? 

Virus có thể lây truyền từ người này sang người khác, đặc biệt rất dễ lây nhiễm qua đường hô hấp và đường tiêu hóa, đây là 2 đường lây nhanh chất, bởi virus có trong nước bọt và dịch khi hắt hơi của người bệnh.

Trường hợp virus đường tiêu hóa sẽ lây qua đường ăn uống, thực phẩm không vệ sinh, dùng chung dụng cụ ăn uống, tiếp xúc với chất thải như phân, nước tiểu. Mức độ nguy hiểm của tình trạng sốt virus phụ thuộc vào độc lực gây bệnh của mỗi loại siêu vi và cơ địa của người bệnh. Nhiều loại virus gây sốt lây qua hô hấp và tiêu hóa phổ biến như enterovirus, adenovirus, rhinovirus…

Vì đặc điểm dễ lây, sốt virus có thể gây dịch lớn, nhất là dịch sốt virus trong gia đình và trường học. Vậy sốt virus lây ở giai đoạn nào? Giai đoạn lây truyền virus có thể đã bắt đầu trước cả khi người bệnh có triệu chứng sốt. Cụ thể hơn, virus cúm có thể lây truyền từ trước khi các triệu chứng bắt đầu 1 ngày và thời gian lây có thể kéo dài cho đến 5 – 7 ngày sau đó.

sốt virus lây qua đường nào
Virus đặc biệt rất dễ lây nhiễm qua đường hô hấp và đường tiêu hóa

2. Làm sao để ngăn lây sốt virus?

Sốt virus do các loại virus khác nhau gây ra, có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể như phổi, ruột, các cơ quan hô hấp… Mỗi loại virus khác nhau sẽ gây ra các biểu hiện sốt và các triệu chứng khác nhau, tuy nhiên nhìn chung sốt virus đều mang lại cảm giác vô cùng khó chịu. Tuy nhiên, sốt siêu vi không có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu tập trung điều trị triệu chứng, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Vì thế khi người lớn bị sốt, dù do nguyên nhân gì tốt nhất không nên tiếp xúc với trẻ nhỏ. Khi trẻ bị sốt, cần cho trẻ nghỉ học đến khi hết sốt để tránh lây cho bé khác và tạo thành dịch ở khu vực trường học. Trẻ em sốt siêu vi cần cách ly điều trị.

Khi bị sốt virus, người bệnh cần cẩn thận tránh lây bệnh cho người khác bằng cách không sử dụng chung chén, thìa, dĩa với người khỏe mạnh. Bỏ khăn giấy đã sử dụng và rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để ngăn lây sốt virus.

Tất cả thành viên trong gia đình đều cần thực hiện bước vệ sinh tay nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước, hoặc dùng các dung dịch sát khuẩn, thực hiện nghiêm túc ăn chín uống sôi, vệ sinh không gian sống.

Người bệnh nên đeo khẩu trang và thay khẩu trang thường xuyên. Khi ho, hắt hơi cần che bằng khăn giấy hay tay áo và rửa tay sau khi ho, hắt hơi để ngăn ngừa lây nhiễm cho những người xung quanh. 

Theo đó, người bệnh chỉ trở lại sinh hoạt bình thường khi đã hết sốt > 24 giờ mà không cần sử dụng đến thuốc hạ sốt.

sốt virus lây qua đường nào
Sốt virus do các loại virus khác nhau gây ra, có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể như phổi, ruột, các cơ quan hô hấp

3. Cách phòng ngừa hiệu quả

  • Để phòng ngừa sốt virus hiệu quả, bạn cần thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khoa học giúp nâng cao thể trạng và tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh sạch sẽ, thoáng mát. Cần giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. 
  • Giữ ấm cơ thể trong thời điểm giao mùa, khi nhiệt độ bắt đầu hạ xuống thấp.
  • Cần hạn chế cho trẻ em đưa đồ chơi vào miệng mút hoặc ngậm.
  • Không tiếp xúc với người đang có dấu hiệu bị bệnh;
  • Không nên đến những nơi đông người khi dịch bệnh đang lưu hành
  • Hắt hơi, ho, sổ mũi nên dùng khăn giấy hoặc dùng tay che miệng lại, người lớn cần hướng dẫn cho trẻ nhỏ thực hiện tất cả những điều này để phòng ngừa nhiễm bệnh.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về việc sốt virus lây qua đường nào và sốt virus lây ở giai đoạn nào để biết cách ngăn chặn, cũng như phòng ngừa hiệu quả, tránh lây lan thành dịch ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và người xung quanh.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Võ Ngọc Nhi

BS.Võ Ngọc Nhi

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Bị sốt xuất huyết có được uống panadol extra không? Có an toàn không?

Bị sốt xuất huyết có được uống panadol extra không? Có an toàn không?

Khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết?

Khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết?

Bị sốt xuất huyết uống nước cam được không?

Bị sốt xuất huyết uống nước cam được không?

Bị sốt xuất huyết ăn nho được không?

Bị sốt xuất huyết ăn nho được không?

Bị sốt xuất huyết mất vị giác, vì sao?

Bị sốt xuất huyết mất vị giác, vì sao?

8

Bài viết hữu ích?