Zalo

Các biểu hiện sốt virus ở người lớn có dễ phân biệt với các loại sốt khác?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Sốt virus là bệnh thường xảy ra ở trẻ em và người lớn tuổi do hệ miễn dịch tương đối yếu. Tuy nhiên sốt virus phổ biến hơn ở người lớn khi gặp các yếu tố thuận lợi, đặc biệt là thời điểm giao mùa, nóng lạnh thất thường. Nhiễm virus có thể gặp ở nhiều bộ phần của cơ thể, nhưng virus đường hô hấp là phổ biến nhất. Vậy biểu hiện sốt virus ở người lớn có dễ phân biệt với các loại sốt khác hay không?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Võ Ngọc Nhi - Bác sĩ Nội

1. Các biểu hiện sốt virus ở người lớn?

Sốt virus hay còn gọi là sốt siêu vi, bệnh rất dễ lây từ người bệnh sang cộng đồng, đặc biệt là giữ những người tiếp xúc gần với nhau trong gia đình hoặc tại nơi làm việc. Sốt virus không phải là một quá nguy hiểm, hầu hết các ca bệnh thường tự khỏi trong vòng 5 - 7 ngày và hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu. Biểu hiện sốt virus ở người lớn được mô tả như sau:

  • Sốt cao đến rất cao, sốt có thể tăng dần theo diễn biến bệnh và đạt từ 39 - 41 độ C, bệnh nhân cần sớm được hạ sốt để tránh những biện chứng nguy hiểm.
  • Cơ thể mệt mỏi, chủ yếu ở phần đầu và các cơ, cảm giác uể oải khó chịu, cơ thể có khi rơi vào trạng thái mất cân bằng, không thể làm việc nổi
  • Nhức đầu là biểu hiện của sốt virus ở người lớn sau triệu chứng sốt và mệt mỏi. 
  • Sốt virus trong một số trường hợp còn làm xuất hiện dịch mũi, gây ho, hắt hơi và sổ mũi, thậm chí nghẹt mũi khó thở.
  • Phát ban: người bệnh sốt virus bị nổi mẩn, phát ban sau khi sốt 2 - 3 ngày do thân nhiệt ở mức cao, da sẽ xuất hiện mẩn đỏ li ti. 
  • Đau nhức mắt, nóng rát trong nhãn cầu, khó chịu, không muốn mở mắt là một trong những triệu chứng sốt virus người lớn.
  • Xuất hiện hạch do vi khuẩn xâm nhập gây sưng các hạch nhỏ ở đầu, cổ, hạch khi sốt virus có thể nhận thấy khi sờ bằng tay.
biểu hiện sốt virus ở người lớn
Nhức đầu là biểu hiện của sốt virus ở người lớn thường gặp sau triệu chứng sốt và mệt mỏi

2. Các dấu hiệu sốt virus người lớn có dễ phân biệt với các loại sốt khác?

Có thể thấy các triệu chứng sốt virus người lớn khá giống với sốt, cảm cúm thông thường, tuy nhiên nhìn chung bệnh do virus thường kéo dài với triệu chứng bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, có một tình trạng bệnh do virus khác cũng gây sốt, đặc biệt cần chú ý do triệu chứng ban đầu của hai bệnh rất giống nhau đó là sốt xuất huyết và sốt virus.

Trong giai đoạn khởi phát, sốt xuất huyết cũng giống như các dấu hiệu sốt virus người lớn: trong 3 ngày đầu tiên của bệnh nhân sốt xuất huyết có thể đột ngột sốt cao, thậm chí lên tới 39 - 40 độ C kèm theo là tình trạng đau đầu, mệt mỏi, đau hốc mắt và đau họng (hiếm gặp), ho, chảy nhiều dịch mũi… Sốt xuất huyết hiếm khi gây hắt hơi, chảy mũi như sốt virus.

Giai đoạn toàn phát của bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân có thể hạ sốt, tuy nhiên nhiều trường hợp bệnh nhân bị giảm tiểu cầu trong máu và xuất hiện các triệu chứng xuất huyết dưới da từ nhẹ đến nặng. Những nốt mẩn đỏ dưới da (căng da không mất) sẽ là dấu hiệu đặc trưng của sốt xuất huyết. Đây là giai đoạn quan trọng vì sốt xuất huyết rất dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm. Xuất huyết giảm tiểu cầu trong sốt xuất huyết còn có thể xảy ra ở đường tiêu hóa khiến bệnh nhân đi ngoài phân đen, hoặc có lẫn máu, hoặc nôn ra máu. Một số bệnh nhân bị chảy máu chân răng, chảy máu cam, xuất huyết âm đạo ngoài kỳ kinh, nặng hơn là xuất huyết não hoặc chảy máu trong ổ bụng vô cùng nguy hiểm… đây là những dấu hiệu sốt xuất nặng phân biệt với sốt virus thông thường.

biểu hiện sốt virus ở người lớn
Sốt xuất huyết hiếm khi gây hắt hơi, chảy mũi như sốt virus

3. Làm gì khi có biểu hiện của sốt virus ở người lớn?

Sốt virus ở người lớn thường diễn biến nặng hơn trẻ em, nguyên nhân chủ yếu là do hầu hết người lớn đều chủ quan không điều trị, hoặc do bận công việc, phải lao động quá sức… dẫn đến biến chứng sốt virus ở người lớn thường kéo dài và nặng nề hơn.

  • Hầu hết trường hợp sốt virus thường không cần phải đến bệnh viện mà có thể tự điều trị tại nhà bằng cách sử dụng thuốc điều trị triệu chứng và nâng cao thể trạng. Theo đó, người bệnh cần bổ sung nước, vitamin C và các dung dịch cân bằng điện giải, ăn các thức ăn dễ tiêu, đầy đủ dinh dưỡng.
  • Khi phát hiện các biểu hiện sốt virus ở người lớn nêu trên ngày càng trở nặng, bệnh nhân nên sớm đi khám và điều trị bệnh. Đồng thời tích cực nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế tối đa việc lao động quá sức để bệnh mau khỏi. Tâm lý chủ quan, coi thường bệnh chính là nguyên nhân khiến bệnh sốt virus diễn tiến nặng, nguy cơ biến chứng cao.
  • Không nên tiếp xúc gần với người khác để tránh lây nhiễm. 
  • Các phương pháp hỗ trợ cho bệnh nhân sốt virus hiệu quả là: sử dụng thuốc hạ sốt (thường là Paracetamol) kết hợp chườm ấm để hạ sốt.
  • Nghỉ ngơi ở phòng ấm, giữ quần áo và môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế ra gió, tránh để cơ thể bị lạnh.

Sốt virus sau khi chữa khỏi có thể bị lại nếu tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Do đó, để phòng ngừa tất cả mọi người nên chủ động tăng sức đề kháng, thực hiện chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học, lao động phù hợp ngay cả khi chưa mắc bệnh.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Võ Ngọc Nhi

BS.Võ Ngọc Nhi

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Bị sốt xuất huyết có được uống panadol extra không? Có an toàn không?

Bị sốt xuất huyết có được uống panadol extra không? Có an toàn không?

Khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết?

Khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết?

Bị sốt xuất huyết uống nước cam được không?

Bị sốt xuất huyết uống nước cam được không?

Bị sốt xuất huyết mất vị giác, vì sao?

Bị sốt xuất huyết mất vị giác, vì sao?

Bị sốt xuất huyết mấy ngày thì phát ban?

Bị sốt xuất huyết mấy ngày thì phát ban?

10

Bài viết hữu ích?