Zalo

Bị sốt xuất huyết ăn nho được không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Trái cây cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể để phục hồi nhanh hơn. Do đó nhiều chuyên gia sức khỏe khuyên bệnh nhân sốt xuất huyết nên bổ sung nhiều trái cây vào chế độ ăn của mình. Vậy cụ thể bệnh nhân bị sốt xuất huyết ăn nho được không?

1. Thành phần dinh dưỡng và tác dụng của nho với sức khỏe?

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), một cốc nho đỏ hoặc nho xanh nặng khoảng 151 gam (g) sẽ mang đến cho cơ thể những dưỡng chất sau đây:

  • 104 kcal;
  • 1,09 g đạm;
  • 0,24 g chất béo;
  • 27,33 g carbohydrate, trong đó có 23,37g đường;
  • 1,4 g chất xơ;
  • 288 mg kali;
  • 15 mg canxi;
  • 0,54 mg sắt;
  • 11mg magie;
  • 30mg phốt pho;
  • 3mg natri;
  • 0,11mg kẽm;
  • 4,8 mg vitamin C;
  • 22 mcg vitamin K;
  • 3 mcg folate

Nho cũng chứa vitamin B và A, đồng thời chúng có hàm lượng nước cao. Một cốc nho chứa hơn 121g nước. Nho cũng có nhiều chất chống oxy hóa, chẳng hạn như lutein và zeaxanthin. Vỏ của nho đỏ chứa resveratrol phytochemical, có tác dụng bảo vệ chống lại một số bệnh mãn tính. Các flavonoid như myricetin và quercetin cũng được tìm thấy trong nho, đây là những thành phần giúp cơ thể chống lại sự hình thành của gốc tự do có hại.

Một số hợp chất trong nho có thể chống lại các vi sinh vật có hại, cụ thể đó là hoạt chất resveratrol giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm (Campylobacter jejuni, Candida albicans…). Các hợp chất khác trong nho cũng có tác dụng kháng khuẩn bao gồm anthocyanin giúp phá hủy thành tế bào vi khuẩn. Ngoài ra, tiêu thụ nho còn mang đến những lợi ích sức khỏe như:

  • Hỗ trợ hệ tim mạch;
  • Ngăn ngừa ung thư;
  • Ngừa bệnh tiểu đường;
  • Có lợi cho mắt;
  • Cải thiện trí nhớ và tâm trạng;
  • Hỗ trợ sức khỏe xương,
  • Làm chậm quá trình lão hóa;
  • Giảm viêm;
  • Tốt cho da và tóc;
  • Chống béo phì;
  • Giảm táo bón;
  • Giúp ngủ ngon.
sốt xuất huyết ăn nho được không
Bệnh nhân bị sốt xuất huyết ăn nho được không?

2. Bị sốt xuất huyết ăn nho được không? Vì sao?

Ngoài những thắc mắc về việc bệnh nhân sốt xuất huyết ăn chuối được không thì nhiều người cũng thắc mắc bệnh nhân sốt xuất huyết có ăn nho được không? Câu trả lời là ĐƯỢC. Nho được biết đến là một nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch trong cơ thể của người bệnh. Đây là một trong những lợi ích quan trọng đối với bệnh nhân sốt xuất huyết.

Nho cũng rất giàu sắt, giúp tăng cường sức mạnh cho các tế bào máu khỏe mạnh, điều này cũng khiến nho trở thành một trong những thực phẩm hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết tốt.

Bên cạnh đó, vấn đề bù nước cho bệnh nhân sốt xuất huyết rất được chú trọng, trong khi đó nho là loại trái cây có hàm lượng nước cao. Một cốc nho 151g có chứa hơn 121g nước. Đây cũng là một trong những cách bù nước và vitamin cho bệnh vừa hiệu quả, vừa ngon miệng.

sốt xuất huyết ăn nho được không
 Nho là loại trái cây có hàm lượng nước cao, rất thích hợp cho bệnh nhân đang bị sốt xuất huyết

3. Lưu ý khi cho bệnh nhân sốt xuất huyết ăn nho

  • Nho có thể được tìm mua quanh năm, tốt nhất khi chọn mua nho cho bệnh nhân sốt xuất huyết nên chọn những quả nho căng mọng, khi chạm vào và không có nếp nhăn, cuống nho còn tươi mới, không héo dập để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Tốt nhất nên bảo quản nho tươi trong tủ lạnh và rửa nho thật sạch trước khi cho bệnh nhân ăn.
  • Không nên chọn thay thế nho tươi bằng các loại thạch hương nho hoặc nước trái cây vị nho đóng hộp, các loại này đều có thêm đường và chúng có thể chứa nhiều calo quá mức trong khi hàm lượng vitamin không cao.
  • Nho tươi có thể được dùng như một bữa ăn nhẹ nhanh chóng và ngon miệng cho bệnh nhân đang điều trị sốt xuất huyết.

Tóm lại, bị sốt xuất huyết ăn nho được không thì câu trả lời là được. Tuy nhiên cần lưu ý lựa chọn nho tươi, rửa sạch và bảo quản nho đúng cách. Bên cạnh nho, để tăng cường sức đề kháng mạnh mẽ hơn, bạn cũng có thể tham khảo liệu pháp chăm sóc sức khỏe tổng thể từ cấp độ tế bào độc quyền của Mỹ. Phương pháp này được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch nhiều loại vi hoạt chất tác dụng nhằm giúp cơ thể bù lại các vi khoáng chất sau khi bị sốt. Đồng thời, phương pháp này cũng có tác dụng cấp nước, thải độc và cải thiện tận gốc tế bào, từ đó làm thúc đẩy hệ miễn dịch mạnh mẽ và tăng cường sức đề kháng tự nhiên, phòng các bệnh lý hiệu quả.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết?

Khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết?

Sốt xuất huyết lần 3 có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết lần 3 có nguy hiểm không?

Bị sốt xuất huyết phát ban ngứa phải làm sao cho đỡ?

Bị sốt xuất huyết phát ban ngứa phải làm sao cho đỡ?

Bị sốt xuất huyết mất vị giác, vì sao?

Bị sốt xuất huyết mất vị giác, vì sao?

Bị sốt xuất huyết mấy ngày thì phát ban?

Bị sốt xuất huyết mấy ngày thì phát ban?

43

Bài viết hữu ích?