Zalo

Bị sốt xuất huyết phát ban ngứa phải làm sao cho đỡ?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Phát ban ngứa là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh sốt xuất huyết. Các nốt ban có thể xuất hiện ở khắp cơ thể và là một phản ứng của hệ thống miễn dịch trước virus gây bệnh. Vậy bị sốt xuất huyết phát ban ngứa phải làm sao cho đỡ?

1. Vì sao sốt xuất huyết lại gây ngứa?

Trước khi tìm câu trả lời cho băn khoăn “Bị sốt xuất huyết phát ban ngứa phải làm sao cho đỡ?”, chúng ta hãy hiểu về nguyên nhân xuất hiện nốt sốt xuất huyết và gây ngứa khi mắc bệnh này nhé!

Bệnh sốt xuất huyết được truyền nhiễm thông qua muỗi vằn Aedes Aegypti. Bệnh có thể diễn biến nhanh và trở nên nghiêm trọng nếu không được chăm sóc kịp thời.

Mệt mỏi, đau đầu và chóng mặt là những triệu chứng thường gặp ở giai đoạn đầu của bệnh sốt xuất huyết. Xuất huyết dưới da sốt xuất huyết là một trong những biểu hiện phổ biến và có thể gây ngứa cho người bệnh. Nốt ban và mẩn ngứa xuất hiện khắp cơ thể đặc biệt tập trung ở lòng bàn chân và bàn tay. Ban đầu, có thể xuất hiện các đốm đỏ hoặc các vết nổi đốm nhỏ, sau đó chúng có thể phát triển thành các vết ban lớn hơn.

sốt xuất huyết phát ban ngứa phải làm sao
Xuất huyết dưới da sốt xuất huyết là một trong những biểu hiện phổ biến và có thể gây ngứa cho người bệnh 

Vậy vì sao sốt xuất huyết lại gây ngứa? Dưới đây là một số nguyên nhân gây phát ban ngứa khi mắc bệnh sốt xuất huyết: 

  • Mắc bệnh viêm gan cấp: Bệnh nhân sốt xuất huyết thường trải qua giai đoạn nhiễm trùng cấp tính, trong đó virus gây viêm gan. Viêm gan có thể làm tăng nồng độ bilirubin trong máu dẫn đến ngứa và vàng da.
  • Suy gan cấp: Việc sử dụng Paracetamol sai cách có thể dẫn đến tổn thương gan, đặc biệt là khi người bệnh tự ý mua thuốc uống không theo chỉ dẫn, sử dụng liều lượng không đúng hoặc sử dụng trong thời gian dài. Suy gan cấp có thể làm tăng bilirubin và men gan, gây ngứa da.
  • Dịch ngoại bào và tái hấp thu: Trong quá trình hồi phục, dịch ngoại bào được tái hấp thu vào máu. Mô da các vết thương đang dần hồi phục sau khi phát ban, điều này cũng có thể gây ngứa cho người bệnh.

Mức độ ngứa có thể thay đổi tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, không ít người gặp phải tình trạng phát ban ngứa đến mất ăn mất ngủ. Cơn ngứa ngáy thường diễn ra trong vài ngày khi cơ thể đang trong quá trình phục hồi.

2. Sốt xuất huyết phát ban ngứa phải làm sao cho nhanh khỏi?

Vậy sốt xuất huyết phát ban ngứa phải làm sao cho nhanh khỏi? Những biện pháp dưới đây sẽ giúp người bệnh sốt xuất huyết cải thiện tình trạng ngứa ngáy: 

  • Mặc quần áo thoải mái: Người bệnh nên lựa chọn quần áo không quá chật để giảm ma sát và kích thích trên da. Sử dụng quần áo từ chất liệu mềm mại như cotton để tránh làm tổn thương da.
  • Sử dụng kem chống ngứa: Người bệnh sốt xuất huyết có thể dùng kem chống ngứa theo hướng dẫn của bác sĩ. Lời khuyên là nên chọn kem chống ngứa không chứa cồn để tránh làm tổn thương da.
  • Sử dụng thuốc: Thuốc kháng histamin như Loratadine có thể giúp giảm cảm giác ngứa bằng cách ức chế tác động của histamin trong cơ thể, một chất gây kích ứng thường xuất hiện trong các phản ứng dị ứng. Các loại thuốc này có thể được kê đơn dựa trên đánh giá của bác sĩ về tình trạng sức khỏe cụ thể của bệnh nhân.
  • Đảm bảo không gian sống sạch sẽ, vệ sinh: Không gian sống thoáng mát, sạch sẽ nhằm ngăn chặn vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
  • Vệ sinh cá nhân: Người bệnh cần tăng tần suất vệ sinh cá nhân để ngăn chặn sự tích tụ của mồ hôi và bã nhờn trên da. Chọn loại sữa tắm hoặc xà phòng dịu nhẹ để tránh kích ứng.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Bổ sung đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C để hỗ trợ hệ miễn dịch. Người bệnh sốt xuất huyết nên hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ và tăng cường ăn uống giàu chất xơ.
  • Áp dụng các biện pháp dân gian: Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp dân gian để cải thiện tình trạng phát ban ngứa như: Ngâm tay và chân trong nước ấm có thể giúp giảm cơn ngứa và làm dịu da; Sử dụng gel lô hội có tác dụng làm dịu, chống nấm và giảm viêm nhiễm; Thoa phấn rôm nhằm giảm sưng và tăng tiết mồ hôi.
  • Kết hợp nghệ và mật ong để giảm ngứa: Nghệ có tính chất chống vi khuẩn và chống viêm, trong khi mật ong có tác dụng làm dịu da. Sự kết hợp giữa 2 thành phần này sẽ giúp cải thiện tình trạng ngứa và khô da. 
  • Sử dụng dầu dừa giúp giảm phát ban ngứa do sốt xuất huyết: Dầu dừa giúp cấp ẩm cho da, làm dịu và giảm tình trạng da khô, đặc biệt là khi da bị kích thích do ngứa. Bên cạnh đó, dầu dừa có khả năng chống viêm và chống nấm, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và tăng cường quá trình phục hồi của da. Thành phần này có tác động làm dịu da và giảm cảm giác ngứa ngáy. Hơn nữa, mùi hương dừa có thể giúp cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng cho người bệnh. 
sốt xuất huyết phát ban ngứa phải làm sao
Biết được sốt xuất huyết phát ban ngứa phải làm sao giúp bạn tìm ra biện pháp khắc phục tình trạng này 

3. Chăm sóc da khi bị sốt xuất huyết và ngứa

Chăm sóc da khi bị sốt xuất huyết và ngứa là rất quan trọng để giảm bớt tình trạng không thoải mái và đảm bảo an toàn cho da. Người bệnh sốt xuất huyết và ngứa có thể áp dụng các biện pháp sau: 

  • Hạn chế việc gãi ngứa trong quá trình điều trị sốt xuất huyết để tránh tổn thương da và nguy cơ nhiễm trùng. Nếu cần gãi, hãy sử dụng ngón tay nhẹ nhàng thay vì dùng móng tay để giảm áp lực.
  • Bạn có thể tắm bằng nước ấm và sử dụng xà phòng có thành phần tự nhiên để giữ da sạch sẽ. Hạn chế thời gian tắm và tránh sử dụng nước nóng vì nước nóng có thể làm khô da. Khi gội đầu, hãy gội thật nhanh và sấy khô ngay để tránh tình trạng tóc ẩm làm giảm nhiệt độ cơ thể. Bệnh nhân sốt xuất huyết thường có tiểu cầu giảm, do đó, khi tắm gội tránh cọ xát để giảm nguy cơ chảy máu dưới da và nguy cơ nhiễm trùng.
  • Duy trì độ ẩm cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước để giảm ngứa.
  • Tránh nắng gắt và không khí khô, vì chúng có thể làm tăng cảm giác ngứa.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc sốt xuất huyết phát ban ngứa phải làm sao?. Có thể thấy, ngứa khi bị sốt xuất huyết là một biểu hiện của quá trình phục hồi, khi cơ thể đang loại bỏ dịch ngoại bào và tái hấp thụ chúng vào máu. Đối với đa số người bệnh, tình trạng ngứa này thường giảm dần và tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa sốt xuất huyết không cải thiện dù đã điều trị thì bạn nên thăm khám bác sĩ. Đặc biệt, trong một số trường hợp ngứa đi kèm với sốt cao và không giảm đi, mưng mủ, chảy dịch,...

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Bị sốt xuất huyết mấy ngày thì phát ban?

Bị sốt xuất huyết mấy ngày thì phát ban?

Sốt xuất huyết lần 3 có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết lần 3 có nguy hiểm không?

Khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết?

Khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết?

Bị sốt xuất huyết ăn nho được không?

Bị sốt xuất huyết ăn nho được không?

Bị sốt xuất huyết mất vị giác, vì sao?

Bị sốt xuất huyết mất vị giác, vì sao?

94

Bài viết hữu ích?