Zalo

Người bị sốt xuất huyết uống efferalgan được không? Có an toàn không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Efferalgan là thuốc được sử dụng rất phổ biến để giảm đau hạ sốt. Với nhiều hàm lượng khác nhau trong nhiều dạng bào chế tiện lợi, đây là nhãn thuốc có mặt trong hầu hết tủ thuốc gia đình. Vậy để hạ sốt trong sốt xuất huyết uống efferalgan được không?

1. Thành phần và công dụng của Efferalgan? 

Efferalgan có thành phần là Paracetamol với các hàm lượng khác nhau như: viên sủi 500mg, bột sủi 250mg, bột sủi 150mg, bột sủi 80mg, thuốc đạn 300mg - 150mg - 80mg đặt hậu môn. Thuốc Efferalgan có tác dụng giảm đau và hạ sốt, vì vậy thuốc được dùng để điều trị các tình trạng đau hoặc sốt như: đau đầu, triệu chứng tương tự cúm, đau răng, nhức mỏi cơ, đau bụng kinh với liều lượng như sau:

  • Đối với trẻ em, liều khuyên dùng hàng ngày của paracetamol phụ thuộc vào cân nặng của trẻ: khoảng 60 mg/kg/ngày, chia ra làm 4 lần hoặc 6 lần/ngày, tối đa mỗi ngày không được vượt quá 3000g. Liều đó sẽ tương đương khoảng 15 mg/kg cho mỗi 6 giờ, hoặc 10 mg/kg cho mỗi 4 giờ. 
  • Đối với người lớn >50kg, sử dụng Paracetamol 500mg/lần, Khoảng cách tối thiểu giữa các lần dùng thuốc từ 4-6 giờ và Liều tối đa mỗi ngày là 3000mg.

Lưu ý, thông thường không cần thiết vượt quá 3000mg paracetamol/ngày (khoảng 6 viên Efferalgan 500mg một ngày). Tuy nhiên, trong trường hợp đau nhiều và theo chỉ định của bác sĩ, tổng liều dùng thuốc Efferalgan có thể tăng đến 4000mg một ngày (khoảng 8 viên Efferalgan 500mg một ngày). Vậy sốt xuất huyết có uống được efferalgan không?

sốt xuất huyết uống efferalgan được không
Sốt xuất huyết có uống được efferalgan không?

2. Sốt xuất huyết uống Efferalgan được không? Vì sao?

Các triệu chứng sốt xuất huyết bao gồm sốt cao liên tục 39 - 40 độC. Trong 3 ngày đầu mắc bệnh, bệnh nhân thường có biểu hiện sốt tương tự triệu chứng sốt virus như đau đầu, sốt cao, mỏi người, đau nhức cơ bắp, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng… Do đó nhu cầu sử dụng thuốc điều trị triệu chứng giảm đau hạ sốt nhanh là vô cùng cần thiết. Vậy bị sốt xuất huyết có được uống Efferalgan không?

Câu trả lời là ĐƯỢC. Cho dù mới bị sốt hay là đã có chẩn đoán mắc bệnh sốt xuất huyết thì người bệnh nên chọn paracetamol (hay còn gọi là acetaminophen) để hạ sốt, giảm đau. Trong tủ thuốc gia đình cần dự trữ sẵn loại thuốc hạ sốt có hoạt chất là Paracetamol để dùng khi cần. Và Efferalgan là một trong những sản phẩm thuốc được tin dùng.

Các lý do nên dùng Efferalgan để hạ sốt giảm đau trong bệnh sốt xuất huyết: 

  • Sốt là một phản ứng cấp tính dễ gây biến chứng, đặc biệt đối với trẻ em và người già. Thuốc hạ sốt với thành phần đơn chất Paracetamol là thuốc rất thông dụng, tương đối an toàn và dễ sử dụng, có thể tự dùng tại nhà mà không cần đơn của bác sĩ. Dùng khi sốt từ 39 độ C với người lớn và 38,5 độ C đối với trẻ em do tốc độ sốt của trẻ đến 39 - 40 độ C là rất nhanh, đây là 2 ngưỡng nhiệt độ nguy hiểm. Efferalgan dạng viên sủi hoạt bột sủi rất dễ sử dụng, cho hiệu quả hạ sốt nhanh chóng.
  • Với trẻ em, Efferalgan có cả thuốc viên sủi, thuốc bột sủi và viên đạn đặt hậu môn với nhiều hàm lượng khác nhau, có thể linh hoạt sử dụng mà không cần băn khoăn về vấn đề chia nhỏ liều thuốc cho trẻ.
sốt xuất huyết uống efferalgan được không
Efferalgan có cả thuốc viên sủi, thuốc bột sủi và viên đạn đặt hậu môn với nhiều hàm lượng khác nhau

3. Làm sao để sử dụng Efferalgan an toàn cho người bị sốt xuất huyết? 

Để có thể sử dụng thuốc Efferalgan một cách an toàn và hiệu quả, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng Efferalgan và không dùng quá liều quy định. Không nên phối hợp dùng nhiều loại thuốc có cùng hiệu quả hạ sốt, vì có thể cùng chứa hoạt chất paracetamol (hoặc acetaminophen), dễ dẫn đến quá liều. 
  • Không dùng phối hợp cả thuốc uống và thuốc đặt Efferalgan vì dễ dẫn đến ngộ độc thuốc, gây tổn thương gan, làm nặng rối loạn đông máu do suy giảm chức năng gan. Trước khi dùng thuốc hạ sốt Efferalgan nên kết hợp chườm mát, nằm nghỉ ngơi nơi thoáng đãng, bù đủ lượng dịch cho bệnh nhân nhằm tăng hiệu quả hạ sốt của Efferalgan. 
  • Trong quá trình dùng Efferalgan vẫn cần theo dõi thân nhiệt thường xuyên và các biểu hiện nặng của bệnh sốt xuất huyết. Không được dùng liên tiếp các liều Efferalgan trong vòng dưới 4 tiếng đồng hồ.

Lưu ý, các thuốc giảm đau hạ sốt có rất nhiều hoạt loại. Không được tự ý sử dụng cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Đặc biệt là các thuốc sau đây:

  • Aspirin: Thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau rất thông dụng nhưng thuốc hàng đầu chống chỉ định với bệnh sốt xuất huyết. Do sốt xuất huyết có hiện tượng chảy máu, tuy nhiên Aspirin lại có tác dụng ngăn kết tập tiểu cầu, chống đông máu dẫn đến vấn đề chảy máu do sốt xuất huyết gây ra không cầm được (đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa), khiến bệnh trầm trọng thêm. Đối với bệnh sốt xuất huyết, tuyệt đối không được dùng aspirin cho cả người lớn và trẻ em. Riêng với trẻ em, Aspirin còn là yếu tố thúc đẩy hội chứng Reye (phù não, suy gan nhiễm mỡ) với tỷ lệ tử vong lên đến 30-50%, nếu sống sót cũng để lại tổn thương não vĩnh viễn...
  • Nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không steroid như diclofenac, ibuprofen, piroxicam... có tác dụng hạ sốt và giảm đau, giảm viêm, thường được sử dụng cho người bệnh bị sốt thông thường. Tuy nhóm thuốc này không làm ngưng kết tập tiểu cầu mạnh như Aspirin nhưng các thuốc kháng viêm không steroid đều có sẵn đặc tính này với mức độ khác nhau, vì vậy nhiều khả năng cũng làm cho việc chảy máu trong sốt xuất huyết khó cầm. Do vậy không dùng nhóm thuốc kháng viêm không steroid này cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết.

Tóm lại, sốt xuất huyết uống efferalgan được không là CÓ, do vậy trong tủ thuốc gia đình cần dự trữ sẵn loại thuốc hạ sốt có hoạt chất là Paracetamol để dùng khi cần. Và Efferalgan là một trong những sản phẩm thuốc được tin dùng, ngay cả trong bệnh sốt xuất huyết.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Bệnh nhân sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi?

Bệnh nhân sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi?

Bị sốt xuất huyết có được uống panadol extra không? Có an toàn không?

Bị sốt xuất huyết có được uống panadol extra không? Có an toàn không?

Sốt xuất huyết ăn hoa quả gì để bổ sung vitamin?

Sốt xuất huyết ăn hoa quả gì để bổ sung vitamin?

Bị sốt xuất huyết uống nước dừa được không?

Bị sốt xuất huyết uống nước dừa được không?

Người bệnh bị sốt xuất huyết ăn chuối được không?

Người bệnh bị sốt xuất huyết ăn chuối được không?

99

Bài viết hữu ích?