Zalo

Bệnh nhân sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, hầu hết các phương pháp điều trị tập trung vào các triệu chứng do căn bệnh gây ra, tránh diễn tiến theo hướng nghiêm trọng, hạn chế nguy cơ tử vong. Vậy khi bị sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi?

1. Người bệnh bị sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi?

1.1. Bù đủ lượng nước cho cơ thể

Một trong những biến chứng rất nguy hiểm có thể xảy ra của bệnh sốt xuất huyết là tình trạng mất dịch, dễ khiến cơ thể rơi vào trạng thái sốc.

Cũng như các loại sốt khác, sốt cao trong bệnh sốt xuất huyết cũng khiến cơ thể người bệnh thoát nước nhanh, nếu không duy trì đủ lượng nước ổn định trong giai đoạn này, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ nhanh chóng bị suy giảm, virus gây bệnh sẽ dễ dàng hơn trong việc tấn công vào các tế bào, gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Do đó, bị sốt xuất huyết nên làm gì cho nhanh khỏi cần nói đến việc dù dịch đầy đủ cho cơ thể. Uống nhiều nước (nước lọc, thức uống điện giải, nước ép trái cây, nước canh, cháo, súp) để duy trì lượng nước trong cơ thể. Không nên dùng đồ uống chứa các chất kích thích và có lượng đường cao như trà, cà phê, rượu, nước ngọt… đây là nhóm thức uống có khả năng gây mất nước, không tốt cho người đang bị bệnh.

Một trong những loại đồ uống có khả năng bù dịch, cấp nước và độ ẩm tốt nhất vào giai đoạn này là Oresol, sữa và nước ép trái cây:

  • Oresol: bù dịch tối ưu nhất, tuy nhiên cần đảm bảo chính xác liều lượng pha theo chỉ định. Việc pha không đúng thậm chí có thể khiến các tế bào mất nước, dẫn đến co giật, hôn mê, tổn thương não…
  • Sữa: cải thiện khó chịu và mệt mỏi của bệnh.
  • Nước ép trái cây: cam, chuối, bơ, kiwi… cung cấp multivitamin và các chất điện giải cho cơ thể.

Nếu bệnh nhân nôn, tăng hematocrit, lừ đừ… có thể bù dịch bằng cách truyền dịch Ringer lactat, NaCl 0.9% vào tĩnh mạch, thời gian truyền dịch không quá 24 – 48 giờ theo chỉ định của bác sĩ.

1.2. Điều trị tốt các triệu chứng

Trường hợp bệnh nhân sốt xuất huyết chỉ có các triệu chứng nhẹ, người bệnh có thể kiểm soát và điều trị bệnh tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Tại nhà bị sốt xuất huyết nên làm gì cho nhanh khỏi? 

  • Điều trị giảm sốt và giảm các cơn đau khớp do sốt xuất huyết bằng cách uống Paracetamol đúng liều lượng 0 -15mg/kg/lần, cách nhau từ 4 - 6 tiếng. Tổng liều Paracetamol trong ngày không quá 60 mg/kg. 
  • Không dùng thuốc kháng viêm và thuốc giảm đau: Aspirin, Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen, Axit Mefenamic… khi bị sốt xuất huyết hoặc nghi ngờ sốt xuất huyết do đây là những thuốc có thể gây loét dạ dày, xuất huyết dạ dày hoặc ruột, tăng nguy cơ chảy máu, xuất huyết, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. 

1.3. Tránh các nguy cơ có thể gây chảy máu

Nguy cơ xuất huyết sẽ rất cao nếu bệnh nhân gặp các vết thương hở chảy máu. Do đó người bệnh cần ưu tiên nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh quá sức để hạn chế nguy cơ ngoài ý muốn.

Tránh thực hiện tiêm vắc xin vào bắp vì nguy cơ gây ra chảy máu và xuất huyết nặng. Nếu người bệnh bị chảy máu, bầm tím… cần nhanh chóng liên hệ các chuyên gia y tế để được theo dõi và điều trị đúng cách.

1.4. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng của người bệnh

  • Tránh thức ăn sống, dầu mỡ, cay hoặc béo.
  • Nên ăn các thức ăn mềm, lỏng như: Cháo, súp, sữa. 
  • Không ăn thức ăn, nước uống có màu đỏ/nâu như pepsi, coca cola, sô cô la… vì nếu bệnh nhân nôn ra máu, rất khó để phân biệt và xác định.
  • Ưu tiên bổ sung nước đun sôi để nguội, nước trái cây, nước cháo loãng.
sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi
Sốt xuất huyết là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính có khả năng diễn tiến phức tạp

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của người bệnh sốt xuất huyết?

2.1. Không chịu đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám

Sốt xuất huyết là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính, bệnh có khả năng diễn tiến phức tạp, vì thế nếu người bệnh chủ quan, dù bệnh đã có dấu hiệu nặng nhưng không đến bệnh viện thăm khám để thực hiện xét nghiệm, theo dõi và chăm sóc đúng cách, sốt xuất huyết nặng sẽ có nguy cơ rất cao xảy ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Trong trường hợp đã thăm khám và được chỉ định theo dõi và chăm sóc tại nhà, bệnh nhân vẫn cần tái khám đúng hẹn để kiểm tra diễn tiến bệnh. Dù được chỉ định điều trị tại nhà, bệnh nhân không được chủ quan mà phải chủ động nhập viện ngay khi xuất hiện dấu hiệu bất thường: 

  • Mệt mỏi tăng, cảm thấy khó chịu dù đã giảm sốt; 
  • Đau bụng dữ dội;
  • Buồn nôn, nôn dai dẳng;
  • Sởn lạnh toàn thân; 
  • Tay chân tiết mồ hôi lạnh; 
  • Chảy máu mũi hoặc chảy máu răng; 
  • Khó thở…

Việc trì hoãn không can thiệp y tế kịp thời sẽ khiến các triệu chứng ngày càng nặng nề hơn, kéo dài thời gian mắc bệnh và gia tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

2.2. Tự ý dùng thuốc không có chỉ định của người có chuyên môn

Tự ý sử dụng thuốc điều trị sốt xuất huyết mà không được sự đồng ý của các bác sĩ hoặc chuyên gia sẽ có nguy cơ cao khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm, bệnh trầm trọng hơn, gây ra các biến chứng nguy hiểm. 

Việc sử dụng các loại thuốc chống viêm cũng có nguy cơ xuất huyết, đe dọa đến tính mạng.

Do đó cần tìm đến sự tư vấn của các bác sĩ để xác định bệnh và được tư vấn, chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp, ngay cả khi điều trị tại nhà thì bệnh nhân vẫn nên tuân theo chế độ điều trị của bác sĩ đưa ra, nhằm cải thiện các triệu chứng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi
Nước ép trái cây: cam, chuối, bơ, kiwi… cung cấp multivitamin và các chất điện giải cho cơ thể

3. 03 điều quan trọng cần lưu ý

Trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân nên chú ý 3 lưu ý quan trọng say đây:

  • Tái khám đúng hẹn để được theo dõi kỹ lưỡng, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi.
  • Không tự ý sử dụng thuốc.
  • Chủ động nhập viện khi có triệu chứng bất thường.

Tóm lại, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, hầu hết các phương pháp điều trị tập trung vào các triệu chứng do căn bệnh gây ra. Vì vậy bệnh nhân và gia đình cần tích cực chủ động hơn trong việc theo dõi bệnh, sử dụng thuốc và các phương pháp nâng cao thể trạng để bệnh nhân nhanh chóng hồi phục.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Bị sốt xuất huyết mấy ngày thì phát ban?

Bị sốt xuất huyết mấy ngày thì phát ban?

Người bị sốt xuất huyết uống efferalgan được không? Có an toàn không?

Người bị sốt xuất huyết uống efferalgan được không? Có an toàn không?

Sốt xuất huyết lần 3 có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết lần 3 có nguy hiểm không?

Bị sốt xuất huyết phát ban ngứa phải làm sao cho đỡ?

Bị sốt xuất huyết phát ban ngứa phải làm sao cho đỡ?

Bị sốt xuất huyết có được uống panadol extra không? Có an toàn không?

Bị sốt xuất huyết có được uống panadol extra không? Có an toàn không?

12

Bài viết hữu ích?