Zalo

Béo phì bệnh lý là gì và nguy hiểm thế nào?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Béo phì đang và sẽ là một trong những mối lo lại về tình trạng sức khỏe toàn cầu trong tương lai. Theo nhiều báo cáo, tỷ lệ người mắc tiểu đường và tim mạch gia tăng hàng năm nguyên nhân lớn đến từ béo phì, thừa cân khó kiểm soát. Vậy béo phì bệnh lý là gì và có những mối nguy hại nào tới sức khỏe?

1. Béo phì bệnh lý là gì?

Từ trước đến nay, khi nhắc đến béo phì, nhiều người chỉ nghĩ rằng đây là một tình trạng cơ thể có cân nặng vượt quá mức cho phép hay nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, ít ai chú rằng, khi béo phì độ 3, chỉ số BMI vượt 35 sẽ được gọi là béo phì bệnh lý. Khi mắc béo phì bệnh lý, người bệnh thường liên quan đến các bệnh mãn tính khác.

2. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến béo phì bệnh lý

Bất kỳ ai cũng có thể tăng cân và phát triển béo phì nếu họ ăn nhiều calo hơn cơ thể có thể sử dụng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố di truyền có thể đóng vai trò trong việc cơ thể bạn lưu trữ năng lượng. Có nhiều nghiên cứu đang được thực hiện để tìm hiểu thêm về mối quan hệ giữa di truyền và cân nặng.

Béo phì cấp độ 3 cũng có thể bị chi phối bởi một số yếu tố hành vi, bao gồm thói quen ăn uống và mức độ hoạt động hàng ngày. Nhiều người hình thành thói quen ăn uống nhiều, ăn uống quá độ từ khi còn nhỏ và gặp khó khăn trong việc điều chỉnh chúng để duy trì cân nặng cơ thể đúng mức khi họ lớn lên. Khi trở thành người trưởng thành, bạn có thể trở nên lười vận động hay ít thời gian để tập luyện thể thao do bị ảnh hưởng từ yếu tố công việc. Việc lười vận động sẽ dễ dàng khiến bạn bị béo phì do ngồi một chỗ.  

Bên cạnh đó, béo phì bệnh lý cũng được xem là do các lý do như căng thẳng, lo âu và thiếu ngủ. Những người bỏ thuốc lá thường trải qua giai đoạn tăng cân tạm thời. Phụ nữ cũng có thể gặp khó khăn trong việc giảm cân sau khi mang thai hoặc tăng cân thêm trong thời kỳ mãn kinh. Những yếu tố này không nhất thiết dẫn đến béo phì nghiêm trọng, nhưng chắc chắn đóng góp vào việc bắt đầu béo phì và phát triển thành béo phì độ 3.

béo phì bệnh lý
Béo phì bệnh lý cũng được xem là do các lý do như căng thẳng, lo âu và thiếu ngủ 

3. Các tác hại của béo phì bệnh lý 

Tình trạng béo phì trong thời gian dài sẽ là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Nếu không được điều trị đúng cách, béo phì bệnh lý có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như sau:

  • Viêm khớp, đau nhức xương khớp
  • Bệnh tim, nguy cơ xơ vữa động mạch, đột quỵ
  • Đột quỵ
  • Tiểu đường loại 2
  • Tắc nghẽn đường thở trong khi ngủ (khi bạn ngưng thở trong giấc ngủ)
  • Vấn đề về sinh sản, vô sinh, yếu sinh lý
  • Sỏi mật
  • Ung thư
  • Khó thở
  • Hội chứng rối loạn chuyển hóa

4. Béo phì cấp độ 3 có điều trị được không?

Béo phì cấp độ 3 hay béo phì bệnh lý có điều trị được không, chắc chắn đây sẽ là một trong nhiều thắc mắc mà không ít người quan tâm. Tin vui là béo phì bệnh lý vẫn có thể điều trị được, nhưng đây sẽ là một quá trình cần sự hợp tác chặt chẽ giữa người bệnh và bác sĩ.

Phẫu thuật cũng có thể là một phương án để điều trị béo phì bệnh lý nếu bạn đã thử các phương pháp khác để giảm cân lâu dài nhưng không thành công, kể cả việc sử dụng thuốc giảm cân. Phẫu thuật điều trị béo phì thường có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh khác liên quan đến béo phì nghiêm trọng.

béo phì bệnh lý
Phẫu thuật có thể là phương án điều trị béo phì bệnh lý nếu bạn đã thử các phương pháp khác không hiệu quả 

Tuy vậy, với các phương pháp phẫu thuật điều trị béo phì độ 3 hiện nay vẫn có thể gây ra biến chứng và bạn nên thảo luận với bác sĩ để xác định liệu có nên phẫu thuật hay không. Có hai loại phẫu thuật giảm cân phổ biến là phẫu thuật thắt dạ dày và thu nhỏ dạ dày.

4.1. Phẫu thuật thắt dạ dày (Gastric Banding Surgery)

Trong phương pháp phẫu thuật này, bác sĩ sẽ đặt một dây buộc quanh phần trên của dạ dày của bạn. Điều này giới hạn lượng thức ăn có thể ăn mỗi lần bằng cách khiến bạn cảm thấy no sau khi ăn ít thức ăn.

4.2. Phẫu thuật thu nhỏ dạ dày (Gastric Bypass Surgery)

Với phương pháp phẫu thuật này, một phần của dạ dày sẽ bị cắt bỏ để giảm sức chứa, nói dễ hiểu thì dạ dày sẽ được phẫu thuật để thu nhỏ kích thước và chứa ít thức ăn hơn. Nó khiến bạn cảm thấy no sau khi ăn nhanh hơn trước đây. 

Nhìn chung, béo phì độ 3 hay còn gọi là béo phì bệnh lý, là một trong các tình trạng cân nặng quá khổ và hoàn toàn có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được cải thiện. Hiện nay, với các phương pháp giảm cân chuẩn y khoa, người béo phì độ 3 hoàn toàn có thể lựa chọn việc giảm cân một cách an toàn để đem lại thân hình, vóc dáng săn chắc hơn, bên cạnh đó giảm bớt các nguy cơ mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch.

Một trong những phương pháp giảm cân chuẩn y khoa hiệu quả được nhiều người, trong đó có giới doanh nhân và nghệ sĩ, tin tưởng lựa chọn đó là liệu pháp truyền tiêu hao năng lượng. Phương pháp này hướng đến việc truyền các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu vào trong cơ thể, nhờ đó giúp tăng cường quá trình chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng, bác sĩ sẽ đánh giá sức khỏe tổng thể của từng người và tư vấn phác đồ giảm cân cụ thể. Trong suốt quá trình điều trị, bác sĩ sẽ luôn hỗ trợ và lên kế hoạch dinh dưỡng chi tiết kết hợp với gợi ý các bài tập thể dục để mang lại hiệu quả giảm cân tốt nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám Drip Hydration, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
xem thêm
Ăn rau cần có giảm béo không?

Ăn rau cần có giảm béo không?

Chú ý nguy cơ tăng cân gây khó thở - ai dễ mắc tình trạng này?

Chú ý nguy cơ tăng cân gây khó thở - ai dễ mắc tình trạng này?

Ăn chất béo để giảm cân, vì sao?

Ăn chất béo để giảm cân, vì sao?

Những món ăn dễ tăng cân ngày Tết

Những món ăn dễ tăng cân ngày Tết

Ngày nào cũng uống nước mía có béo không?

Ngày nào cũng uống nước mía có béo không?

10

Bài viết hữu ích?