Zalo

Bạn có nên lo lắng nếu mỡ triglyceride cao?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Triglyceride là 1 thước đo quan trọng của sức khỏe tim mạch. Đây là lý do tại sao chất béo trung tính lại quan trọng - và phải làm gì nếu mỡ triglycerid cao? Triglyceride cao có nguy hiểm không? Đọc thêm bài viết dưới đây để có thêm thông tin bạn nhé.

1. Triglyceride là gì?

Triglyceride là 1 loại chất béo, được gọi là lipid, lưu thông trong máu của bạn. Chúng là loại chất béo phổ biến nhất trong cơ thể của bạn. Chất béo trung tính đến từ thực phẩm, đặc biệt là: Bơ, dầu và các chất béo khác mà bạn ăn. Chất béo trung tính cũng đến từ lượng calo dư thừa mà cơ thể bạn không dụng, lượng calo này sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo trung tính trong các tế bào mỡ. Khi cơ thể bạn cần năng lượng, nó sẽ giải phóng chất béo trung tính. Một số chất béo trung tính rất quan trọng cho một sức khỏe tốt. Vậy mức triglyceride cao có ảnh hưởng gì không? Câu trả lời là có, nếu mức chất béo trung tính cao trong máu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Nếu bạn thường xuyên ăn nhiều calo hơn mức đốt cháy, đặc biệt là từ thực phẩm giàu carbohydrate, bạn có thể có chất béo trung tính cao (tăng chất béo trung tính trong máu). Triglyceride trong máu cao là một loại rối loạn lipid. Tình trạng này có thể tự phát triển cùng với các rối loạn lipid khác như cholesterol LDL trong máu cao hoặc cholesterol HDL thấp, hoặc là một phần của hội chứng chuyển hóa. 

triglyceride cao có nguy hiểm không
Có nhiều nguyên nhân khiến Triglyceride tăng cao

Mức chất béo trung tính trong máu cao là rất phổ biến. Một số tình trạng sức khỏe và thuốc men, gen và thói quen sinh hoạt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao. Thay đổi lối sống lành mạnh cho tim có thể làm giảm chất béo trung tính trong máu của bạn.

2. Mức độ nào của chất béo trung tính là nguy hiểm?

Thông tin ở trên đã trả lời được cho câu hỏi triglyceride cao có nguy hiểm không? Vậy mức mỡ triglyceride cao được phân loại như sau:

  • Khỏe mạnh: Dưới 150 miligam mỗi decilit (mg/dL) đối với người lớn; thấp hơn 90 mg/dL đối với trẻ em và thanh thiếu niên (10-19 tuổi).
  • Mức giới hạn cao: Từ 150 đến 199 mg/dL.
  • Cao: Từ 200 đến 499 mg/dL.
  • Rất cao: Trên 500mg/dL.

Bác sĩ có thể chẩn đoán bạn có chất béo trung tính trong máu cao nếu mức chất béo trung tính trong máu lúc đói của bạn thường xuyên là 150 miligam mg/dL hoặc cao hơn.

triglyceride cao có nguy hiểm không
Bạn cần tiến hành xét nghiệm máu để chẩn đoán triglycerid cao

3. Các triệu chứng của chất béo trung tính trong máu cao là gì?

Triglyceride trong máu cao thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Vậy triglyceride cao có nguy hiểm không? Nếu mức chất béo trung tính trong máu cao của bạn không được điều trị hoặc kiểm soát, nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim mạch, mạch vành và đột quỵ.

  • Triglyceride trong máu cao và cao ở mức giới hạn, mức đo được khi không nhịn ăn và duy trì ở mức cao hơn 175 mg/dL trong một thời gian dài, có thể làm tăng nguy cơ biến chứng tim.
  • Triglyceride trong máu rất cao, hơn 500 mg/dL, có thể làm tăng nguy cơ sưng đột ngột ở tuyến tụy gọi là viêm tụy cấp. Mức độ rất cao cũng có thể dẫn đến những thay đổi trong mạch máu của mắt khiến mạch máu trông khác hơn bình thường. Tình trạng này được gọi là bệnh mỡ máu võng mạc. Cuối cùng, những người có lượng chất béo trung tính trong máu rất cao cũng có thể bị tổn thương da ở lưng, ngực, cánh tay và chân.
  • Mức chất béo trung tính trong máu cực cao, lớn hơn 1.500 mg/dL, có thể khiến cơ thể ngừng phân hủy chất béo, được gọi là hội chứng chylomicronemia đa yếu tố. Các triệu chứng bao gồm mất trí nhớ ngắn hạn, sưng gan và lá lách, đau dạ dày và đỏ da hoặc đỏ bừng khi sử dụng rượu.

4. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ra chất béo trung tính trong máu cao là gì?

Một số tình trạng sức khỏe có thể làm tăng mức chất béo trung tính trong máu. Có thể kể đến như:

  • Bệnh thận;
  • Bệnh tiểu đường;
  • Bệnh gan;
  • Thừa cân và béo phì;
  • Bệnh tuyến giáp.
triglyceride cao có nguy hiểm không
Người có lượng triglyceride cao thường có tình trạng thừa cân, béo phì

Mỡ triglyceride cao trong máu có thể tăng cao hơn khi bạn:

  • Không tập thể dục đủ.
  • Ăn thực phẩm nhiều chất béo và đường.
  • Uống quá nhiều rượu.

Một số loại thuốc cũng có thể làm tăng mức chất béo trung tính trong máu, bao gồm cả những loại thuốc điều trị:

  • Ung thư vú;
  • Huyết áp cao (không thường xuyên và thường nhẹ);
  • Thuốc lợi tiểu;
  • Estrogen và progestin;
  • Retinoid;
  • Steroid;
  • Một số thuốc điều trị ức chế miễn dịch;
  • Một số loại thuốc trong điều trị HIV.

5. Cách tốt nhất để giảm chất béo trung tính là gì?

Khi câu hỏi triglyceride cao có nguy hiểm không đã có câu trả lời, thì việc bạn cần làm để giảm triglyceride chính là:

  • Luyện tập thể dục đều đặn: Đặt mục tiêu dành ít nhất 30 phút hoạt động thể chất với tối thiểu 5 ngày/ tuần hoặc tất cả các ngày trong tuần. Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm chất béo trung tính và tăng cholesterol "tốt". Cố gắng kết hợp nhiều hoạt động thể chất hơn vào các công việc hàng ngày của bạn - ví dụ như leo cầu thang tại nơi làm việc.
  • Tránh đường và carbohydrate dạng tinh chế: Carbohydrate đơn giản, chẳng hạn như đường và thực phẩm làm từ bột mì trắng hoặc đường fructose, có thể làm tăng chất béo trung tính.
  • Giảm cân: Nếu bạn bị tăng triglyceride máu nhẹ đến trung bình, hãy tập trung vào việc cắt giảm lượng calo. Lượng calo dư thừa được chuyển đổi thành chất béo trung tính và được lưu trữ dưới dạng chất béo. Giảm lượng calo của bạn sẽ làm giảm chất béo trung tính.
  • Chọn chất béo lành mạnh hơn: Thay vì tiêu thụ chất béo bão hòa có trong thịt thì bạn nên thay thế bằng chất béo lành mạnh hơn có trong thực vật, ví dụ như: dầu ô liu, dầu hạt lanh, dầu hướng dương, dầu hạt cải. Thay vì thịt đỏ, hãy thử cá có nhiều axit béo omega – 3, chẳng hạn như cá thu hoặc cá hồi. Tránh chất béo chuyển hóa hoặc thực phẩm có dầu hoặc chất béo hydro hóa.
  • Hạn chế uống rượu: Nếu bạn đang bị tăng triglyceride máu ở mức nghiêm trọng, hãy tránh sử dụng bất kỳ loại rượu nào.
triglyceride cao có nguy hiểm không
Thay đổi lối sống lành mạnh là cách tốt nhất giúp bạn giảm chất béo trung tính

Nếu thay đổi lối sống lành mạnh không đủ để kiểm soát chất béo trung tính cao, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng thuốc nhằm giảm mỡ triglyceride cao trong máu, một số loại thuốc phổ biến có thể kể đến như:

  • Statin: Những loại thuốc giảm cholesterol này có thể được khuyên dùng nếu bạn cũng có tiền sử tắc động mạch hoặc tiểu đường. Ví dụ: Atorvastatin canxi (Lipitor) và rosuvastatin canxi (Crestor).
  • Fibrate: Thuốc fibrate, chẳng hạn như fenofibrate (TriCor, Fenoglide, những loại khác) và gemfibrozil (Lopid), có thể làm giảm mức chất béo trung tính của bạn. Lưu ý, chống chỉ định sủ dụng Fibrate nếu bạn bị bệnh thận hoặc gan nặng.
  • Bổ sung Omega - 3: Omega – 3 là chất béo không bão hòa có trong các loại cá béo, giúp giảm chất béo trung tính của bạn. Các chế phẩm dầu cá theo toa, chẳng hạn như Lovaza, chứa nhiều axit béo hoạt tính hơn nhiều chất bổ sung không kê toa. Khi dùng omega – 3 liều cao có thể cản trở quá trình đông máu, vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung nào.
  • Niacin: Niacin, đôi khi được gọi là axit nicotinic, có thể làm giảm chất béo trung tính và cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) - cholesterol "xấu".

Nếu bác sĩ kê toa thuốc để giảm chất béo trung tính của bạn, hãy dùng thuốc theo đúng chỉ định. Và hãy nhớ tầm quan trọng của những thay đổi lối sống lành mạnh mà bạn đã thực hiện. Thuốc có thể giúp ích - nhưng lối sống vẫn đóng vai trò rất quan trọng.

Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Hoàng Trần An Phương Xem thêm bài viết của Bác sĩ Hoàng Trần An Phương
xem thêm
Chỉ số cholesterol ở nữ giới bao nhiêu là an toàn?

Chỉ số cholesterol ở nữ giới bao nhiêu là an toàn?

Nên ăn bao nhiêu trứng để không tăng Cholesterol?

Nên ăn bao nhiêu trứng để không tăng Cholesterol?

Gợi ý thực đơn cho người cholesterol cao

Gợi ý thực đơn cho người cholesterol cao

Bị mỡ máu cao có uống được mật ong không?

Bị mỡ máu cao có uống được mật ong không?

Chỉ số Cholesterol và Triglyceride cao (Rối loạn Lipid)

Chỉ số Cholesterol và Triglyceride cao (Rối loạn Lipid)

30

Bài viết hữu ích?