Zalo

Chỉ số đường huyết 140 lúc đói có phải mắc bệnh đái tháo đường?

Trang chủ | Tin tức | Hỏi đáp Bác sĩ Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tôi xét nghiệm máu định kỳ tại cơ quan nhận được chỉ số đường huyết 140mg/dl mặc dù tôi chưa ăn gì cả. Xin bác sĩ tư vấn chỉ số đường huyết 140 có cao không? Tôi có mắc bệnh tiểu đường chưa?
Chị Nam, Cao Lãnh, 45 tuổi
Được trả lời và tư vấn bởi Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

Xin chào chị Nam,

Chỉ số đường huyết cao trong thời gian dài sẽ gây nên những rối loạn chuyển hóa liên quan đến các chất dinh dưỡng như đường bột, đạm, chất béo. Việc thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết là vô cùng quan trọng để quản lý nguy cơ tiểu đường và kiểm soát các biến chứng nếu có.

1. Chỉ số đường huyết 140 có cao không, bao nhiêu là bình thường?

Theo thông tin của Tổ chức Y tế - WHO, giá trị đường huyết lúc đói ở người bình thường dao động từ 70 - 100 mg/dL (3,9 - 5,6 mmol/L). Khi chỉ số đường lúc đói nằm trong khoảng từ 100 - 125 mg/dL (5,6 - 6,9 mmol/L) được xem là chỉ số gợi ý cho tình trạng tiền tiểu đường, lúc này chúng ta nên thay đổi lối sống và theo dõi đường huyết một cách thường xuyên. 

Theo thông tin chị Nam cung cấp, đường huyết của chị Nam được đo lúc chị chưa ăn, tuy nhiên chị Nam không đề cập đến việc chị đã nhịn ăn bao lâu trước đó. Tuy nhiên thông thường, chỉ số đường trong huyết này của chị có thể hiểu là chỉ số đường huyết lúc đói. Vì vậy đường huyết lúc đói 140 của chị được xem là “CAO" hơn so với mức bình thường, hay còn gọi là “tăng đường huyết".

Chỉ số đường huyết cao, cụ thể trong trường hợp của chị Nam là đường huyết 140mg/dl là dấu hiệu cho thấy chị có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn so với những người có chỉ số đường đói ở mức bình thường. Đường huyết lúc đói được sử dụng để khuyến khích chế độ ăn uống và hành vi lành mạnh, cũng như theo dõi hiệu quả quá trình điều trị bệnh tiểu đường.

Chỉ số đường huyết 140mg/dl lúc đói được xem là “CAO" hơn so với mức bình thường, hay còn gọi là “tăng đường huyết"
Chỉ số đường huyết 140mg/dl lúc đói được xem là “CAO" hơn so với mức bình thường, hay còn gọi là “tăng đường huyết"

2. Chỉ số đường huyết 140mg/dl đã mắc bệnh tiểu đường chưa?

Để biết được đường huyết 140mg/dl  đã mắc bệnh tiểu đường chưa, chị có thể tham khảo về tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh này. Theo đó, tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường (theo hướng dẫn của Hiệp Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ - ADA) gồm 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:

  1. Đường lúc đói ≥ 126mg/dL;

Lưu ý, chị N. cần xác định xem chỉ số đường huyết 140mg/dl của chị có phải là nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi lấy máu hay không (Do tiêu chuẩn đường huyết lúc đói đòi hỏi nhịn ăn ít nhất 8 giờ, được uống nước lọc, không uống nước ngọt và thường nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ).

  1. Chỉ số đường huyết sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g: ≥ 200 mg/dL; 
  2. HbA1c ≥ 6,5%;
  3. Có triệu chứng kinh điển của tăng đường huyết hoặc có chỉ số đường huyết ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL.

Chẩn đoán xác định nếu có 2 kết quả trên ngưỡng cho phép trong cùng 1 mẫu máu hoặc xét nghiệm ở 2 thời điểm khác nhau đối với tiêu chí 1, 2, hoặc 3. Riêng tiêu chí số 4 chỉ cần một lần xét nghiệm duy nhất

Nếu chị không có bất kỳ triệu chứng tăng đường huyết điển hình nào, chị cần cần thực hiện lần thứ 2, thời điểm thực hiện sau lần thứ nhất 1 - 7 ngày để xác định Chị có mắc bệnh tiểu đường hay chưa.

Trong thông tin của Chị chia sẻ, chúng tôi chưa ghi nhận được việc có/không có xuất hiện triệu chứng của bệnh tiểu đường như:

  • Tiểu nhiều, 
  • Uống nhiều, 
  • Ăn nhiều, 
  • Sụt cân không rõ nguyên do.

Trong trường hợp Chị đã có các triệu chứng kể trên, kèm theo đường huyết được đo lúc sáng sớm trong đợt khám sức khỏe ở cơ quan vừa rồi là đường huyết 140mg/dl, có thể cơ bản xác định Chị đã mắc bệnh tiểu đường.

Trường hợp Chị hoàn toàn không có các triệu chứng trên, chúng tôi đề nghị Chị nên thực hiện kiểm tra chỉ số đường huyết lúc đói lại một lần nữa trong 1-7 ngày sau ngày thực hiện xét nghiệm, hoặc thực hiện xét nghiệm đo HbA1c.

  • Nếu lần kiểm tra lại có chỉ số đường lúc đói ≥ 126mg/dL xác định mắc bệnh tiểu đường;
  • Nếu lần kiểm tra lại có chỉ số đường lúc đói < 126mg/dL, chưa kết luận mắc bệnh tiểu đường, Chị cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ;
  • Nếu chỉ số HbA1c ≥ 6,5%, xác định mắc bệnh tiểu đường;
  • Nếu chỉ số HbA1c < 6,5%, chưa mắc bệnh tiểu đường, lúc này sẽ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để xem xét chị có nguy cơ tiền đái tháo đường nếu có.

3. Cách nào để đường huyết 140mg/dl giảm bớt?

Chế độ ăn đóng một vai trò rất quan trọng  việc làm giảm chỉ số đường huyết. Bên cạnh đó, các hoạt động thể lực cũng rất cần thiết để duy trì đường huyết ở mức ổn định. 

  • Cụ thể, để giảm đường huyết, chị nên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp (Glycemic index) để giúp ổn định đường huyết, kiểm soát bệnh tốt hơn và làm chậm việc xảy ra biến chứng. Chỉ số GI xác định một loại thức ăn khi vào cơ thể sẽ gây hiện tượng tăng đường huyết ít hay nhiều, theo đó thực phẩm sẽ được chia thành 3 nhóm: GI thấp 55, GI trung bình 56-69, GI cao từ 70 trở lên. Tránh những món ăn hầm nhừ, xay nhuyễn, chiên rán… vì có thể làm tăng đường huyết rất nhanh. 
  • Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất giúp điều hòa đường huyết và tăng cường miễn dịch như: Kẽm, vitamin C, E, D, acid folic (B9), Selenium…
  • Nên đi bộ vào buổi sáng và buổi tối (tốt nhất vào thời điểm sau bữa ăn từ 2,5-3 tiếng), mỗi lần đi bộ tối thiểu trong 20 phút.
  • Xét nghiệm đường huyết định kỳ và thực hiện thuốc theo chỉ định của bác sĩ (nếu có).

Xin thông tin đến chị

Qua chia sẻ của Chị Nam, có thể thấy xét nghiệm máu vốn là một phần quan trọng của kiểm tra sức khỏe tổng quát. Bởi thông qua xét nghiệm bác sĩ sẽ đánh giá tổng thể được vấn đề sức khỏe hiện tại, từ đó đưa ra hướng chăm sóc tốt nhất cho người bệnh. Điều này có vai trò giúp giảm thiểu tối đa những biến chứng về sức khỏe đối với người bệnh về lâu về dài.

Cảm ơn Chị Nam đã gửi câu hỏi. Nếu có thắc mắc Chị vui lòng liên hệ trực tiếp để nhận được hỗ trợ kịp thời từ đội ngũ bác sĩ và chuyên gia của Dripcare. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Chỉ số đường huyết 130 có phải mắc bệnh đái tháo đường?

Chỉ số đường huyết 130 có phải mắc bệnh đái tháo đường?

Cách nào tăng cơ cho người tiểu đường?

Cách nào tăng cơ cho người tiểu đường?

Dùng thuốc tiểu đường gây tăng cân không? Làm sao để giảm cân?

Dùng thuốc tiểu đường gây tăng cân không? Làm sao để giảm cân?

Có cách giảm cân cho người bị tiểu đường nào bền vững không?

Có cách giảm cân cho người bị tiểu đường nào bền vững không?

Bệnh rối loạn chuyển hóa đường là gì và tác động của nó tới sức khỏe?

Bệnh rối loạn chuyển hóa đường là gì và tác động của nó tới sức khỏe?

52

Bài viết hữu ích?