Zalo

Vitamin B12 có tác dụng gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Vitamin B12 là loại vitamin nhóm B rất quan trọng đối với cơ thể, được bổ sung qua các loại thực phẩm như thịt, cá hoặc sữa. Vitamin B12 tham gia vào quá trình tạo tế bào hồng cầu và hỗ trợ hoạt động chức năng của não bộ. Do đó, khi thiếu vitamin loại này có thể dẫn tới thiếu máu hoặc sa sút trí tuệ. Vậy thực sự uống vitamin B12 có tác dụng gì?

1. Vitamin B12 là gì?

Vitamin B12 hay cobalamin là 1 loại vitamin nhóm B tan trong nước, được tìm thấy trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng, sữa hoặc bánh mì và sữa thực vật. Cơ thể con người nếu muốn hấp thụ vitamin B12 sẽ cần tới quá trình như sau:

  • Trong dạ dày có axit hydrochloric giúp tách vitamin B12 khỏi protein có trong thức ăn .
  • Sau đó vitamin B12 kết hợp với một số loại protein được tạo ra bởi dạ dày gọi là yếu tố nội tại và được cơ thể hấp thu. 
  • Vitamin B12 thường được dự trữ trong gan.

Một số người bị thiếu máu ác tính không thể tạo ra yếu tố nội tại, dẫn tới khó khăn trong việc hấp thu B12 từ tất cả các loại thực phẩm và thực phẩm bổ sung.

Nhiều người không biết uống vitamin B12 có tác dụng gì?
Nhiều người không biết uống vitamin B12 có tác dụng gì?

2.  Uống vitamin B12 có tác dụng gì?

Vitamin B12 đóng vai trò rất quan trọng trong giúp giữ cho các tế bào thần kinh và mạch máu của cơ thể khỏe mạnh, tạo ra DNA và vật liệu di truyền trong tất cả tế bào. Do đó, một số người bệnh thiếu vitamin B12 phải uống loại vitamin này để bổ sung kịp thời. Câu trả lời cho thắc mắc “uống vitamin B12 có tác dụng gì?” chính là:

  • Vitamin B12 giúp tạo hồng cầu, phòng ngừa thiếu máu: Thiếu vitamin B12 có thể dẫn tới sự suy giảm tạo thành hồng cầu. Nguyên nhân là do các tế bào hồng cầu khi thiếu vitamin B12 trở nên thay đổi về hình dáng, lớn hơn và có hình bầu dục khiến chúng không thể di chuyển từ tuỷ xương vào máu với tốc độ thích hợp, điều này dẫn tới thiếu máu nguyên bào khổng lồ (thiếu máu hồng cầu to). Mệt mỏi và suy nhược ở người bệnh cũng do hồng cầu không thể vận chuyển oxy đến các cơ quan khi thiếu máu.
  • Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh: Các nghiên cứu cho thấy, não và hệ thần kinh của thai nhi cần có đủ lượng vitamin B12 từ mẹ để phát triển hoàn thiện. Do đó, khi thiếu hụt vitamin B12 ở mẹ (< 250 mg/dL) có nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh cao gấp 3 lần phụ nữ mang thai bình thường. Thiếu hụt vitamin B12 trong giai đoạn đầu của thai kỳ làm tăng nguy cơ hình thành dị tật ống thần kinh, góp phần dẫn tới sinh non hoặc sảy thai.
  • Hỗ trợ hoạt động não bộ: Vitamin B12 có liên quan mật thiết đến trí nhớ, đặc biệt là ở người cao tuổi. Vitamin B12 giúp ngăn ngừa chứng teo não hay chính là việc mất các tế bào thần kinh trong não dẫn tới mất trí nhớ hoặc sa sút trí tuệ. 
  •  Ngăn ngừa loãng xương: Vitamin B12 được duy trì đầy đủ cũng giúp xương trở nên chắc khoẻ hơn, phòng ngừa các vấn đề về xương như loãng xương, nhuyễn xương,… Người thiếu vitamin B12 có mật độ khoáng xương thấp hơn bình thường, dẫn tới tăng nguy cơ gãy xương.
  • Vitamin B12 tốt cho mắt: Duy trì vitamin B12 có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác nhờ làm giảm lượng homocysteine là loại axit amin được tìm thấy trong máu liên quan đến thoái hoá điểm vàng.
  • Phòng ngừa trầm cảm: Vitamin B12 giúp tổng hợp và chuyển hóa serotonin, chất có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tâm trạng con người do đó khi sử dụng cùng thuốc trầm cảm có thể cải thiện các triệu chứng trầm cảm ở người bệnh. 

3. Ai cần phải bổ sung vitamin B12?

Đa phần con người sẽ nhận đủ lượng vitamin B12 cần cho hoạt động sống thông qua chế độ ăn. Tuy nhiên, cũng có một số người bị thiếu hụt vitamin B12 gây ra các triệu chứng như da, niêm mạc nhợt nhạt hoặc vàng, thiếu máu, mệt mỏi, yếu, cảm giác châm chích trên da do tổn thương thần kinh tiềm ẩn, viêm loét lưỡi và miệng, rối loạn cảm xúc.  

Các đối tượng cần phải bổ sung vitamin B12 gồm:

  • Người lớn tuổi (trên 50).
  • Người có tiền sử cắt dạ dày hoặc dùng thuốc giảm tiết dịch dạ dày kéo dài khiến dạ dày không hấp thụ đủ vitamin B12 trong thực phẩm.
  • Bệnh nhân thiếu máu ác tính do cơ thể không tạo ra yếu tố nội tại cần thiết để hấp thụ vitamin B12. 
  • Bệnh nhân phẫu thuật đường tiêu hoá hoặc có rối loạn đường ruột như bệnh Celiac, bệnh Crohn, viêm dạ dày.
  • Người nghiện rượu mạn tính.
  • Người ăn chay trường: Vì nguồn vitamin B12 có trong thực vật tương đối thấp, chủ yếu có trong nguồn thịt động vật.
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
Vitamin B12 là chất gì là thắc mắc của nhiều người
Vitamin B12 là chất gì là thắc mắc của nhiều người

4. Bổ sung vitamin B12 đúng cách như thế nào?

Đầu tiên, khi thiếu hụt vitamin B12, bệnh nhân cần bổ sung qua thực phẩm. Vitamin B12 có thể tìm thấy trong các sản phẩm động vật như thịt, cá, trứng và sản phẩm từ sữa. Các nguồn cung cấp vitamin B12 tốt gồm có:

  • Thịt bò, thịt heo, thịt gia cầm.
  • Cá, đặc biệt là các tuyết chấm đen, cá ngừ.
  • Sữa, pho mát, sữa chua, trứng.
  • Sữa đậu nành, ngũ cốc ăn sáng được tăng cường vitamin B12.

Đối với những người gặp vấn đề trong hấp thụ vitamin B12 từ nguồn thực phẩm như người cao tuổi, bệnh nhân thiếu máu ác tính, rối loạn đường ruột, ăn chay trường thì có thể cần phải bổ sung qua thuốc. Lượng vitamin B12 được khuyến nghị hàng ngày cho người lớn là 2,4 microgram, thấp hơn đối với trẻ em và cao hơn đối với phụ nữ mang thai và cho con bú.  Nhìn chung vitamin B12 khá an toàn khi sử dụng ở liều bình thường và hiếm khi xảy ra tác dụng phụ. Các tác dụng phụ của vitamin B12 chỉ xảy ra ở liều cao như:

  • Gây mụn trứng cá và viêm da.
  • Biến cố mạch máu ở bệnh nhân bị bệnh thận khi dùng liều trên 1000 mcg.
  •  Ảnh hưởng tới trẻ khi phụ nữ mang thai dùng liều quá cao.
  • Phản ứng dị ứng thường hiếm gặp, nếu có thường là sưng, ngứa da, phản vệ.

Vitamin B12 là loại vitamin rất cần thiết cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Do đó, việc bổ sung vitamin B12 đầy đủ mỗi ngày là vô cùng cần thiết. Bổ sung vitamin B12 có thể thực hiện qua chế độ ăn hoặc sử dụng thuốc. Tuy nhiên, cần tham vấn ý kiến của bác sĩ chứ không nên tự ý dùng thuốc để tránh các tác dụng phụ do quá liều.  Nhìn chung, thiếu hụt vitamin và khoáng chất là 1 trong những nguyên nhân khiến cơ thể của bạn mệt mỏi, căng thẳng, suy nhược, lão hóa, suy giảm hệ miễn dịch, tụt hoặc tăng cân không kiểm soát. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trong trường hợp không biết nên bổ sung như thế nào thì hãy áp dụng liệu pháp truyền phục hồi sức khỏe - nâng cao miễn dịch đang được nhiều người lựa chọn hiện nay. Đây là liệu pháp giúp chăm sóc sức khỏe từ cấp độ tế bào. Sự kết hợp theo công thức đặc biệt chất điện giải, vitamin, chất chống oxy hóa, vi hoạt chất độc quyền giúp tăng cường năng lượng, bù nước, thải độc, cân bằng điện giải, tăng sinh collagen, chống lão hoá da cấp độ tế bào và phục hồi sức khỏe từ bên trong. Liệu trình truyền sẽ được cá nhân hóa theo tình trạng sức khỏe cụ thể của khách hàng.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Bị đau dạ dày có uống được vitamin 3B không?

Bị đau dạ dày có uống được vitamin 3B không?

Các dấu hiệu kiệt sức của cơ thể bạn cần biết

Các dấu hiệu kiệt sức của cơ thể bạn cần biết

Các vitamin nhóm B gồm những loại nào?

Các vitamin nhóm B gồm những loại nào?

Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em: Một vấn đề cần được quan tâm

Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em: Một vấn đề cần được quan tâm

Uống vitamin b12 vào lúc nào là tốt nhất?

Uống vitamin b12 vào lúc nào là tốt nhất?

93

Bài viết hữu ích?