Zalo

Các dấu hiệu kiệt sức của cơ thể bạn cần biết

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Các dấu hiệu kiệt sức thường đi kèm với lao động quá sức, khối lượng công việc quá nhiều, thiếu hụt chất dinh dưỡng… Tuy nhiên, kiệt sức cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu này sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị sớm.

1. Các dấu hiệu kiệt sức của cơ thể

Kiệt sức là tình trạng cơ thể cạn kiệt cả về tinh thần, thể chất, tình cảm. Nguyên nhân của kiệt sức có thể do căng thẳng quá độ và kéo dài. Kiệt sức thường xảy ra khi quá tải, kiệt quệ về mặc cảm xúc và không thể thích ứng hay bắt kịp với những đòi hỏi không ngừng của cuộc sống. 

Tình trạng kiệt quệ là biểu hiện của kiệt sức ảnh hưởng đến cả hành vi. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân cũng như mức độ tác động tiêu cực của tình trạng kiệt sức gây ra tinh thần bất ổn ở mỗi người khác nhau, và thường có biểu hiện ban đầu ở mức độ nhẹ và nâng dần lên nếu như giai đoạn căng thẳng còn tiếp tục kéo dài. Khi đó, người trong cuộc sẽ tiếp tục bị đè nặng, khiến bản thân lầm tưởng như mình đang ở trong một hố tăm tối, không thể tìm thấy được lối loát. 

Một trong những dấu hiệu khá phổ biến của kiệt sức có thể kể đến như: phiền muộn, lo ngại, hay hoài nghi hoặc bi quan, thờ ơ với tất cả mọi thứ, thích được ở một mình, tinh thần không ổn định dễ phẫn nộ, có cảm giác tuyệt vọng về bản thân hoặc sợ hãi, thiếu động lực bản thân, …Ngoài ra, cảm giác kiệt sức còn gây ra các dấu hiệu về thể chất như đau đầu, đau bụng, nhức mỏi cơ thể kéo dài, thay đổi cảm giác thèm ăn, ngủ không ngon hoặc mất ngủ thường xuyên, rối loạn cân nặng có thể tăng cân hoặc giảm cân mất kiểm soát, sức khỏe suy giảm gia tăng mức độ mắc bệnh…

Một số dấu hiệu kiệt sức liên quan tới các dấu hiệu hành vi: hiệu suất công việc kém, thường hay rút lui hoặc tự cô lập với xã hội, đám đông, không có khả năng giữ và chịu trách nhiệm trong cuộc sống cá nhân và cả công việc, thường xuyên xin nghỉ phép hoặc nghỉ học…

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng kiệt sức của cơ thể
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng kiệt sức của cơ thể

2. Cơ thể kiệt sức cảnh báo điều gì?

Khi có cảm giác kiệt sức lúc này cơ thể dễ bị suy nhược, không còn động lực để làm việc hoặc nâng cao năng suất. Những người có biểu hiện của kiệt sức thường dễ gặp thất bại, chán nản và buông xuôi tất cả mọi thứ. Khi cơ thể kiệt sức có thể cảnh báo một số vấn đề: 

  • Cơ thể làm việc quá sức: Với những người lao động nặng, làm nhiều việc trong ngày nhưng thời gian nghỉ quá ít, dẫn đến chế độ sinh hoạt không hợp lý. Cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi triền miên, thiếu sức sống và gây ra tình trạng suy nhược cơ thể một cách nghiêm trọng.
  • Bệnh lý tim mạch: thiếu máu cơ tim khiến cơ thể kiệt sức, căn bệnh này xuất hiện khi các động mạch cung cấp máu đến tim bị tắc nghẽn, có thể do các chất béo hoặc tạp chất trên thành động mạch. Ngoài ra những người bị thiếu máu cơ tim có thể gặp tình trạng đau ngực, khó thở, buồn nôn và thậm chí co giật có thể xảy ra. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng xấu tới thể trạng. 

Một số trường hợp khác kiệt sức có thể do rối loạn nhịp tim. Nguyên nhân do cung cấp không đủ oxy và máu cho cơ thể. 

  • Nguy cơ mắc bệnh lý như huyết áp, thiếu sắt, nhiễm trùng, suy giảm hệ miễn dịch, nhiễm vi khuẩn, virus… khiến cơ thể mệt mỏi kéo dài và dần dần cơ thể bị suy kiệt. 
  • Thiếu hụt chất dinh dưỡng. Những người thực hiện ăn kiêng khắc nghiệt hoặc những người kén ăn có thể gặp tình trạng thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. 
  • Trầm cảm với các dấu hiệu rối loạn cảm xúc, hoặc tâm lý bất ổn sẽ khiến cho công việc và cuộc sống hàng ngày bị ảnh hưởng đáng kể. Tình trạng kéo dài có thể khiến người bệnh bị suy nhược cơ thể do tâm lý. 
  • Một số trường hợp như phụ nữ đang mang thai, hoặc người cao tuổi rơi vào tình trạng kém ăn… từ đó khiến cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, đồng thời không cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động hàng ngày dẫn tới mệt mỏi kéo dài và suy kiệt cơ thể. 

Tình trạng kiệt sức không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống. 

  • Những ảnh hưởng liên quan đến sức khoẻ như suy nhược cơ thể, mất năng lượng cũng như sức lực… đặc biệt khi thực hiện vận động mạnh, xuất hiện cảm giác khó thở, ngất xỉu. Bên cạnh đó, kiệt sức còn dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Đối với nữ giới thì sức khoẻ sinh sản cũng chịu ảnh hưởng đáng kể với tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Còn ở nam giới có thể gặp tình trạng xuất tinh sớm hoặc rối loạn sinh tinh…
  • Những ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khi cơ thể kiệt sức trong thời gian dài thì có thể gây ra suy giảm trí nhớ dẫn tới việc học tập và làm việc cản trở và không đạt hiệu quả cao. Thêm vào đó, những người bị kiệt sức còn gặp tình trạng khó tập trung gây giảm năng suất làm việc. 
  • Những ảnh hưởng đến cảm xúc khi sức khỏe bị suy kiệt dẫn tới trạng thái tâm thần bất ổn, dễ bị kích động, khó kiểm soát cảm xúc trong công việc và cuộc sống. Từ đó, tâm lý của người bệnh cũng không ổn định dẫn tới ảnh hưởng cả với các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội. 
Kiệt sức gây ảnh hưởng tới cả sức khỏe thể chất và tinh thần
Kiệt sức gây ảnh hưởng tới cả sức khỏe thể chất và tinh thần

3. Cách cải thiện khi có các dấu hiệu kiệt sức của cơ thể

Một số cách cải thiện tinh thần ở những người có biểu hiện của kiệt sức:

3.1.Loại bỏ các tác nhân gây căng thẳng tinh thần

Mặc dù không phải trong tất cả mọi trường hợp có thể loại bỏ được các nguồn gốc gây căng thẳng tinh thần. Nhưng đây được xem là cách tốt nhất để vượt qua trạng thái căng thẳng, stress. Chẳng hạn, nếu bản thân đang bị quá tải hoặc choáng ngợp bởi trách nhiệm công việc ở cơ quan và ở nhà, thì bạn có thể cân nhắc yêu cầu sự trợ giúp của bạn đồng nghiệp, cũng như người thân để có thể san sẻ công việc, tránh tình trạng quá tải gây mất căn bằng làm ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm đến các chuyên gia tư vấn tâm lý để có thể tìm cách giải quyết hoặc giảm bớt các gánh nặng trong cuộc sống. 

3.2.Tận hưởng thời gian nghỉ ngơi

 Thời gian này giúp cơ thể được nghỉ ngơi và nạp lại một phần năng lượng. Điều này khá quan trọng trong việc cải thiện tình trạng kiệt sức. 

3.3.Thực hiện hoạt động thể lực thường xuyên

Tập thể dục không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất mà còn mang lại khá nhiều lợi ích và thúc đẩy tinh thần được tốt hơn. Bạn không nhất thiết phải dành quá nhiều thời gian đến phòng tập để có thể đạt được những lợi ích này. Bạn có thể áp dụng những bài tập nhỏ như đi bộ ngắn vừa thuận tiện cho quá trình thực hiện, vừa không ảnh hưởng đến công việc hàng ngày.  Theo khuyến cáo của Đại học Y Khoa thể thao Mỹ nhận định người trưởng thành nên dành ít nhất 150 đến 300 phút mỗi tuần để thực hiện hoạt động thể chất vừa phải, tương ứng với 30 phút mỗi ngày với tần suất 5 ngày/tuần. Vận động nhẹ mỗi ngày 15 đến 20 phút đều đặn sẽ mang lại những thay đổi rõ rệt trong cơ thể. Đây không chỉ là thói quen giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể mà còn hạn chế nguy cơ mắc bệnh cơ xương khớp, giảm đột quỵ, tim mạch, đái tháo đường…

3.4.Xây dựng chế độ ăn lành mạnh và khoa học

Chế độ ăn uống khoa học với việc cân bằng giữa lượng calo nạp vào với lượng calo tiêu hao bởi các hoạt động hàng ngày sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể tốt hơn. Đồng thời tập trung lựa chọn các loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao bổ sung trong chế độ ăn giúp cơ thể phát triển và khỏe mạnh. Trường hợp ăn quá ít sẽ làm cho cơ thể thiếu chất dinh dưỡng nuôi các cơ quan hoạt động. Lâu dầu sẽ khiến cơ thể bị suy nhược. 

3.5.Thực hiện thói quen ngủ tốt

Cơ thể cần nghỉ ngơi và nạp năng lượng. Vì vậy, sau một ngày dài mệt nhọc cần đảm bảo chất lượng giấc ngủ để lấy lại sức khoẻ và năng lượng hoạt động cho ngày mới. 

Dấu hiệu kiệt sức không chỉ là những ảnh hưởng liên quan đến thể trạng mà còn ảnh hưởng khá lớn đến tinh thần và sức khỏe tổng thể nói chung. Nếu tình trạng này kéo dài bạn cần đi khám để tìm hiểu nguyên nhân có phải do bệnh lý hay không. Từ đó, có phương án điều trị kịp thời tránh được những ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra. 

Ngoài ra, để tăng cường sức khỏe, tránh bị kiệt sức bạn cũng có thể sử dụng phương pháp truyền tĩnh mạch vi hoạt giúp bổ sung toàn diện vitamin, axit amin và thúc đẩy glutathione để có sức khỏe, tái tạo năng lượng cho toàn bộ cơ thể.

Việc được truyền các loại vitamin trên sẽ giúp cơ thể chống lại sự mệt mỏi, tăng cường năng lượng qua cấp độ tế bào đồng thời cung cấp năng lượng giúp cải thiện tâm trạng, tinh thần tích cực, thúc đẩy hệ miễn dịch, phòng bệnh tật hiệu quả.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi Xem thêm bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi
Đăng ký tư vấn
xem thêm
Bị kiệt sức có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám?

Bị kiệt sức có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám?

Làm gì người mệt mỏi chân tay rã rời khó thở?

Làm gì người mệt mỏi chân tay rã rời khó thở?

Bị mệt mỏi có nên truyền nước không?

Bị mệt mỏi có nên truyền nước không?

Các dấu hiệu bạn đang bị mệt mỏi, kiệt sức vì công việc

Các dấu hiệu bạn đang bị mệt mỏi, kiệt sức vì công việc

Làm thế nào để thực hiện liệu pháp phục hồi IV ở Palo Alto?

Làm thế nào để thực hiện liệu pháp phục hồi IV ở Palo Alto?

32

Bài viết hữu ích?