Zalo

Chất chống oxy hóa là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn hoặc hạn chế những thương tổn trên tế bào do sự ảnh hưởng của các gốc tự do gây ra. Điều này, giúp cơ thể bảo vệ cho các tế bào khỏe mạnh cũng như một số bệnh lý nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích liên quan đến chất chống oxy hóa.

1. Chất chống oxy hóa là gì?

Các tế bào trong cơ thể của bạn tiếp xúc với oxy mỗi ngày phục vụ cho các hoạt động thiết yếu. Oxy đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe của cơ thể, tuy nhiên khi tiếp xúc với oxy sẽ xảy ra quá trình oxy hóa dẫn đến việc các hóa chất trong cơ thể tạo thành các gốc tự do. Trong thời gian dài, các gốc tự do này có thể gây ra một chuỗi phản ứng trong cơ thể, gây hủy hoại các hóa chất quan trọng, ADN và các bộ phận khác của cấu thành tế bào. Tùy theo mức độ, một số tế bào có thể phục hồi sau khi bị oxy hóa, nhưng một số khác có thể bị hư hỏng vĩnh viễn. Có nhiều bằng chứng cho thấy, các gốc tự do là nguyên nhân dẫn đến quá trình lão hóa cũng như gây ra các bệnh ung thư, tiểu đường và bệnh tim. Việc cơ thể thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố môi trường nguy hại như với ánh nắng mặt trời, khói thuốc lá, rượu và ô nhiễm không khí, cũng tạo tiền đề cấu thành các gốc tự do. Chất chống oxy hóa là những chất có trong tự nhiên có công dụng ngăn chặn hoặc hạn chế tổn thương gây ra bởi các gốc tự do. Khi cơ thể sử dụng các chất chống oxy hóa nhằm giúp ổn định các gốc tự do, tránh gây hại cho các tế bào khác.

Chất chống oxy hóa là những chất có trong tự nhiên
Chất chống oxy hóa là những chất có trong tự nhiên

Một số chất chống oxy hóa được sản xuất bên trong cơ thể giúp chống lại các gốc tự do được hình thành bởi các quá trình bình thường trong cơ thể gọi là chất chống oxy hóa nội sinh. Ngoài ra, có thể áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh để bổ sung các chất chống oxy hóa thông qua thực phẩm gọi là chất oxy hóa ngoại sinh. Một số loại thực phẩm chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao như các loại trái cây và rau quả có nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, C và E, Beta-carotene, lutein, lycopene và selen. Một số sản phẩm chức năng có chứa các chất chống oxy hóa, tuy nhiên nếu bạn muốn bắt đầu bổ sung những sản phẩm này hãy hỏi ý kiến bác sĩ, bởi có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe nếu sử dụng không đúng cách.

2. Các chất chống oxy hóa gồm loại gì?

Có thể không có một con số chính xác về số lượng các chất chống oxy hóa, bởi có thể có hàng trăm hoặc hàng nghìn chất có cách thức hoạt động tương tự chất chống oxy hóa. Mỗi loại đảm nhiệm một vai trò riêng và có thể phối hợp với những chất oxy hóa khác để giúp cơ thể hoạt động hiệu quả. Một số chất chống oxy hóa tự nhiên có thể được nạp vào cơ thể bao gồm:

  • Vitamin A
  • Vitamin C
  • Vitamin E
  • Beta-carotene
  • Lycopene
  • Lutein
  • Selen
  • Mangan
  • Zeaxanthin
  • Flavonoid, flavonoid, polyphenol và phytoestrogen là những chất chống oxy hóa và cung cấp dinh dưỡng thực vật.

Mỗi chất chống oxy hóa có một tác dụng riêng và không thể thay thế cho nhau. Do đó, để đảm bảo các chất oxy hóa hoạt động hiệu quả cần có một chế độ ăn uống đa dạng.

3. Tác dụng của chất chống oxy hóa với sức khỏe

Như đã nói ở trên vai trò của các chất chống oxy hóa là giúp cơ thể ngăn ngừa hoặc làm chậm các tổn thương cho các tế bào gây ra bởi các gốc tự do, các phân tử không ổn định mà cơ thể tạo ra như một phản ứng với môi trường và tác động khác. Chất chống oxy hóa có tác dụng chống lại tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra, được gọi là kích ứng oxy hóa. Dưới đây là những hoạt động dẫn đến quá trình gây kích ứng oxy hóa bao gồm:

  • Tập thể dục quá sức
  • Chấn thương mô mềm do tình trạng viêm nhiễm và chấn thương
  • Tình trạng thiếu máu cục bộ và tổn thương trong quá trình tái tưới máu
  • Sử dụng nhiều các thực phẩm tinh chế và qua chế biến, chất béo, chất ngọt được tổng hợp nhân tạo, một số thuốc nhuộm và phụ gia
  • Hút thuốc
  • Ô nhiễm môi trường
  • Phơi nhiễm bức xạ
  • Tiếp xúc với hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, phân bón hóa học....
  • Dung môi công nghiệp

Các hoạt động và phơi nhiễm với các chất chống oxy hóa sẽ dẫn đến tổn thương tế bào gây ra các tình trạng như:

  • Các ion sắt hoặc đồng tự do được giải phóng vào cơ thể với mức độ nhiều
  • Hoạt hóa của thực bào
  • Tăng tổng hợp các loại  men tạo ra các gốc tự do
  • Gây gián đoạn của quá trình vận chuyển các chuỗi chuyền điện tử.

Khi có các phản ứng kích ứng oxy hóa xảy ra sẽ dẫn đến những tổn thương tế bào khiến cho cơ thể có nguy cơ cao mắc các bệnh lý như ung thư, xơ vữa động mạch và suy giảm thị lực và một số bệnh lý khác như viêm khớp cấp và mạn, bệnh suy đường hô hấp, suy giảm hệ thống miễn dịch, bệnh Parkinson và một số phản ứng viêm hoặc thiếu máu cục bộ khác. Theo một nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng cho biết, các chất chống oxy hóa có tác dụng như chất tẩy gốc, chất cho hydro, chất cho electron, chất phân hủy nhóm peroxide, chất khử oxy đơn, chất ức chế men, chất hiệp đồng và chất khử các kim loại. Do đó nếu cơ thể được bổ sung đa dạng các chất chống oxy hóa có thể giúp giảm tình trạng suy giảm thị lực do thoái hóa điểm vàng liên quan đến lão hóa ở người già. Tuy nhiên, vẫn chưa xác định chính xác được hàm lượng các chất chống oxy hóa cụ thể là bao nhiêu có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Bạn có thể áp dụng một số gợi ý dưới đây nhằm giúp tăng lượng chất chống oxy hóa mỗi ngày bao gồm:

  • Dùng một tách trà xanh hoặc matcha mỗi ngày.
  • Bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày các loại thực phẩm có màu sắc đa dạng như cải xoăn, củ cải đường và quả mọng.
  • Sử dụng một số gia vị phổ biến như nghệ, thì là, rau oregano, gừng, đinh hương và quế để làm tăng hương vị và hàm lượng chất chống oxy hóa cho bữa ăn.
  • Ăn nhẹ với các loại hạt như hạt hướng dương và trái cây sấy khô, nên chọn những loại không thêm đường hoặc muối.
Xây dựng chế độ ăn hợp lý để bổ sung các chất chống oxy hóa cho cơ thể
Xây dựng chế độ ăn hợp lý để bổ sung các chất chống oxy hóa cho cơ thể

Ngoài ra còn một cách hiệu quả và an toàn hơn gấp nhiều lần trong việc giúp cơ thể đào thải những độc tố có hại, tăng cường chất chống oxy hóa để cơ thể luôn được khỏe mạnh chính là sử dụng biện pháp truyền thải độc. Phương pháp này sẽ chú trọng vào việc truyền vào cơ thể các chất lỏng qua đường tĩnh mạch bao gồm: vitamin, chất điện giải và chất chống oxy hóa có tác dụng giúp hỗ trợ tiêu hoá khoẻ mạnh, tăng cường hấp thụ dinh dưỡng, hỗ trợ miễn dịch từ cấp độ tế bào qua đó giúp cơ thể được nhẹ nhàng và sảng khoái hơn. Do đó với những người đang gặp vấn đề về sức khỏe hoặc đơn giản muốn cải thiện sức khỏe nhằm đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa, bệnh mạn tính thì có thể tham khảo biện pháp truyền thải độc đã được các bác sĩ và chuyên gia khuyên dùng.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thị Thanh Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Thanh lọc cơ thể bằng cà phê: Đúng hay không đúng?

Thanh lọc cơ thể bằng cà phê: Đúng hay không đúng?

Dùng hoa quả sấy detox có tốt không?

Dùng hoa quả sấy detox có tốt không?

Các thực phẩm detox cơ thể hiệu quả

Các thực phẩm detox cơ thể hiệu quả

Có nên thải độc cơ thể bằng dầu dừa?

Có nên thải độc cơ thể bằng dầu dừa?

Cơ thể thải độc qua đường nào?

Cơ thể thải độc qua đường nào?

404

Bài viết hữu ích?