Zalo

Cách phòng bệnh béo phì

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Thừa cân béo phì đang ngày càng phổ biến và là vấn đề không chỉ riêng của người lớn mà còn là trẻ em, thanh thiếu niên. Thừa cân béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý mãn tính và có thể làm giảm tuổi thọ con người. Do đó, các cách phòng bệnh béo phì là rất quan trọng để ngăn chặn tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những cách phòng bệnh béo phì cho người lớn và trẻ em có thể áp dụng hàng ngày.

1. Những cách phòng bệnh béo phì ở trẻ em

Hiện nay, trẻ em Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng với tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao và tỉ lệ thừa cân béo phì đang có xu hướng tăng. Nguyên nhân gây thừa cân béo phì ở trẻ em phải kể đến chế độ ăn uống và vận động không hợp lý dẫn đến tích tụ mỡ thừa, lối sống gia đình, bất thường gen gây béo phì nghiêm trọng, … Thừa cân béo phì khiến trẻ mặc cảm, tự ti khi giao tiếp, ảnh hưởng đến việc học tập và sinh hoạt của trẻ, đồng thời làm gia tăng nguy cơ sức khỏe trong tương lai, … Vì vậy, cha mẹ nên hỗ trợ trẻ duy trì cân nặng hợp lý. Dưới đây là những cách phòng bệnh béo phì ở trẻ mà phụ huynh có thể áp dụng:

1.1. Nuôi con bằng sữa mẹ

Theo các nghiên cứu, trẻ được nuôi bằng sữa mẹ ít có nguy cơ thừa cân béo phì hơn. Đồng thời, trẻ bú mẹ càng lâu thì nguy cơ thừa cân khi lớn lên càng thấp. Tuy nhiên, trẻ bú sữa công thức vẫn có thể duy trì cân nặng khỏe mạnh nếu phụ huynh cho trẻ ăn uống lành mạnh.

1.2. Ăn thực phẩm lành mạnh

Bên cạnh kiểm soát khẩu phần ăn và rèn luyện thói quen ăn uống đúng giờ cho trẻ, việc ăn những thực phẩm lành mạnh là một cách phòng bệnh béo phì mà cha mẹ nên tập cho trẻ. Hãy cho trẻ ăn:

  • Nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa ít béo như sữa chua, phô mai.
  • Ưu tiên sử dụng thịt nạc, thịt gia cầm, cá, đậu để cung cấp chất đạm cho trẻ.
  • Uống đủ nước.
  • Hạn chế nước ngọt có gas, đồ uống có đường.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Giảm tiêu thụ đường, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa.

Các bậc phụ huynh khi thấy trẻ thừa cân béo phì, không nên tự ý cho trẻ ăn kiêng giảm cân mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.

Cho trẻ ăn những thực phẩm lành mạnh cách phòng tránh bệnh béo phì
Cho trẻ ăn những thực phẩm lành mạnh cách phòng tránh bệnh béo phì

1.3. Tập trung ăn và nhai chậm

Cách phòng tránh bệnh béo phì hiệu quả ở trẻ là xây dựng thói quen nhai kỹ và tập trung khi ăn. Theo các nghiên cứu, việc ăn chậm giúp tăng hormone giúp trẻ cảm thấy no và do đó giảm lượng thức ăn tiêu thụ trong mỗi bữa ăn. Ngược lại, việc ăn nhanh khiến não bộ không có thời gian để nhận tín hiệu no và dẫn đến ăn nhiều hơn.

1.4.  Ăn đồ ăn vặt lành mạnh

Cách phòng tránh bệnh béo phì ở trẻ là gì? Hãy giảm những món ăn vặt không lành mạnh chứa nhiều chất béo, đường, muối như khoai tây chiên, gà rán, xúc xích, ... Thay vào đó, cha mẹ có thể tự chế biến những món ăn vặt lành mạnh cho trẻ như sữa chua Hy Lạp và hoa quả, táo và bơ đậu phộng, cải xoăn sấy, …

1.5. Tăng hoạt động thể chất

Cho trẻ vận động thể chất là một trong những cách phòng bệnh béo phì ở trẻ mà phụ huynh nên đồng hành cùng trẻ. Hãy hạn chế thời gian xem tivi, lướt web, chơi game điện tử không quá 2 giờ mỗi ngày. Thay vào đó, cha mẹ hãy cùng con tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời như đi bộ, nhảy dây, …  hoặc khuyến khích trẻ hoạt động thể chất cùng bạn bè. Ngoài ra, theo khuyến cáo của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ thì cha mẹ hãy cố gắng không để trẻ em dưới 2 tuổi xem ti vi. Ngoài việc phòng tránh bệnh béo phì, hoạt động thể chất cũng đem lại niềm vui cho trẻ và các lợi ích sức khỏe như tăng cường sức khỏe cơ xương, giảm huyết áp, giảm căng thẳng và lo lắng.

1.6. Theo dõi quá trình tăng trưởng của trẻ

Các bậc cha mẹ nên theo dõi sự phát triển thể chất của trẻ để xác định trẻ có đang vượt mốc tăng trưởng bình thường không. Đo chiều dài và cân nặng hằng tháng đối với trẻ nhỏ, theo dõi chiều cao và cân nặng cho trẻ lớn để có những biện pháp điều chỉnh chế độ ăn và vận động phù hợp.

2. Các cách phòng chống béo phì ở người lớn

Nguyên nhân thừa cân béo phì ở người lớn rất phức tạp như do di truyền, tuổi tác, lối sống, chế độ ăn, … ảnh hưởng đến năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao và gây ra tích tụ mỡ thừa. Thừa cân béo phì ở người lớn là yếu tố nguy cơ của nhiều vấn đề sức khỏe như gan nhiễm mỡ, tăng thông khí, ngưng thở khi ngủ, sỏi mật, đái tháo đường, ung thư, bệnh tim mạch, xương khớp, … Đồng thời, béo phì cũng khiến người bệnh mặc cảm, lâu ngày có thể mắc các vấn đề về tâm lý, giảm năng suất lao động. Vậy các cách phòng chống béo phì ở người lớn là gì?

Vậy các cách phòng chống béo phì là gì?
Vậy các cách phòng chống béo phì là gì?

2.1. Tránh sử dụng thực phẩm không lành mạnh

Theo nhiều nghiên cứu, thường xuyên ăn thức ăn nhanh có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh béo phì. Thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều chất béo bão hòa, muối và đường, … khi ăn nhiều sẽ dẫn đến thừa cân béo phì. Một trong những cách phòng bệnh béo phì ở người lớn là ăn nhiều rau xanh, trái cây, ưu tiên thịt nạc và ngũ cốc nguyên cám.

2.2. Sử dụng chất béo tốt

Khi nhắc đến những cách phòng bệnh béo phì, nhiều người nghĩ rằng nên loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi chế độ ăn. Tuy nhiên không cần thiết phải làm như vậy, bạn chỉ cần hạn chế chất béo bão hòa từ mỡ, nội tạng động vật, thịt hộp và bổ sung chất béo không bão hòa vào thực đơn. Điều này giúp cải thiện nồng độ cholesterol trong máu và giảm nguy cơ béo phì. Vì vậy, cách phòng tránh bệnh béo phì là thay thế chất béo xấu bằng chất béo lành mạnh như dầu hạt cải, dầu hướng dương, cá béo như cá hồi, cá mòi, ... Mặc dù chất béo lành mạnh có nhiều lợi ích cho sức khỏe, thế nhưng chúng vẫn cung cấp năng lượng và nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nguy cơ bị thừa cân béo phì.

2.3. Nâng cao chất lượng giấc ngủ

Ngủ không đủ giấc hoặc ngủ quá nhiều có thể ảnh hưởng đến lượng hormone trong cơ thể, điều này làm tăng cảm giác thèm ăn. Vì vậy, cách phòng bệnh béo phì đơn giản là bạn hãy cố gắng ngủ đủ giấc và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Để có một giấc ngủ ngon, hãy tập thói quen đi ngủ đúng giờ, hạn chế đồ uống có cồn, chất kích thích trước khi ngủ, tăng cường vận động vào ban ngày.

2.4. Tăng cường vận động

Cách phòng tránh bệnh béo phì là gì? Thay vì ngồi một chỗ lướt web, xem ti vi; bạn hãy dành thời gian để thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng hoặc đi bộ 3 – 5 phút. Ngoài ra, bạn cũng nên vận động thể chất mỗi ngày với các hoạt động nhẹ như đi bộ, đạp xe, …

2.5. Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng quá mức có thể ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất, tác động đến hành vi ăn uống. Để kiểm soát những căng thẳng trong cuộc sống thì bạn cũng có thể chơi thể thao, viết nhật ký, tâm sự, thiền định, …

Thiền giúp giảm căng thẳng và là cách phòng bệnh béo phì
Thiền giúp giảm căng thẳng và là cách phòng bệnh béo phì

Béo phì là tình trạng phổ biến và được quan tâm do các nguy cơ sức khỏe mà nó mang lại. Vì vậy, cách phòng bệnh béo phì tốt nhất là xây dựng chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt khoa học để tránh xa bệnh tật và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nếu bệnh béo phì đang khiến bạn cảm thấy không tự tin và gây ra những hệ lụy cho sức khỏe thì đã đến lúc bạn phải tìm kiếm một phương pháp giảm cân an toàn và mang đến hiệu quả tối ưu. Truyền tiêu hao năng lượng là phương pháp giảm cân hoàn toàn mới, được nghiên cứu và ứng dụng theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ. Khác với những phương pháp giảm cân thông thường, phương pháp này tác động trực tiếp tới nguyên nhân gây béo phì, từ đó giải quyết một cách triệt để, hạn chế tối đa được tỷ lệ tái béo phì. Trước khi thực hiện liệu trình giảm cân, người dùng sẽ được thăm khám và lựa chọn phương pháp phù hợp với thể trạng sức khỏe. Sau đó, người dùng sẽ được thực hiện các buổi truyền các loại vitamin và khoáng chất vào bên trong cơ thể. Thành phần truyền giảm cânsẽ bao gồm các vitamin và khoáng chất như:

  • Vitamin: B-complex duy trì, tăng cường chức năng não, gan, ngủ ngon và cải thiện tâm trạng. 
  • Vitamin C: Tăng chuyển hoá chất béo, đốt cháy mỡ thừa, ngăn ngừa tích mỡ ở gan và nội tạng. 
  • Khoáng chất Vàng Selen: Chống rối loạn chuyển hóa và tăng cường chuyển hóa giúp tiêu hao mỡ ở cấp tế bào.

Tổ hợp các vitamin và khoáng chất này giúp thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên của cơ thế, không thực hiện xâm lấn nên không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Đồng thời hỗ trợ toàn diện cho việc cân bằng dinh dưỡng và giảm mỡ không đồng đều cho người dùng. Cùng với đó, người dùng cũng được tham gia các buổi trị liệu để hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả hơn, giúp bạn sớm có một thân hình cân đối, đảm bảo sức khỏe, mang đến sự tự tin, trẻ khỏe.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Chế độ ăn kiêng giảm cân atkins là gì? Nó giúp giảm cân không?

Chế độ ăn kiêng giảm cân atkins là gì? Nó giúp giảm cân không?

Levocarnitine và L-carnitine có trong thực phẩm nào giúp thúc đẩy giảm mỡ?

Levocarnitine và L-carnitine có trong thực phẩm nào giúp thúc đẩy giảm mỡ?

Cách nào giảm cân an toàn trong 1 tháng?

Cách nào giảm cân an toàn trong 1 tháng?

Gợi ý các phương pháp giảm cân hiệu quả tại nhà

Gợi ý các phương pháp giảm cân hiệu quả tại nhà

Cơ chế đốt mỡ của phương pháp giảm cân nhịn ăn gián đoạn

Cơ chế đốt mỡ của phương pháp giảm cân nhịn ăn gián đoạn

78

Bài viết hữu ích?