Zalo

Cách nào chữa bệnh béo phì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Chữa bệnh béo phì cần sự kết hợp giữa chế độ ăn uống và tập luyện, dùng thuốc và thậm chí là phẫu thuật can thiệp. Nếu không áp dụng cách chữa bệnh béo phì đúng cách có thể không giảm được cân mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm.

1. Khi nào cần điều trị béo phì?

Theo các nghiên cứu, giảm từ 5 – 10% cân nặng giúp cải thiện tổng thể sức khỏe, giảm nguy cơ biến chứng tim mạch như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, kháng insulin, giảm nhẹ các rối loạn kèm theo như gan nhiễm mỡ, ngưng thở khi ngủ và trầm cảm, ... Do đó, chữa bệnh béo phì là vô cùng quan trọng và cần phải có sự nỗ lực của bản thân và hỗ trợ của những người xung quanh. Vậy khi nào một người được xem là béo phì? Béo phì được phân loại bằng chỉ số khối cơ thể (BMI), được tính bằng cân nặng (kilogam) chia cho bình phương chiều cao (mét). Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới, 1 người được xem là béo phì khi có chỉ số BMI từ 30 trở lên. Dấu hiệu trực quan dễ nhận thấy của béo phì là tăng trọng lượng cơ thể và mỡ tích tụ tại một số vùng như bụng, đùi, eo,…

2. Các phương pháp chữa bệnh béo phì

2.1. Cách chữa bệnh béo phì không phẫu thuật

2.1.1. Thay đổi chế độ ăn để chữa bệnh béo phì

Nguyên lý của chữa bệnh béo phì bằng chế độ ăn là làm giảm lượng mỡ thừa bằng cách giảm năng lượng đưa vào cơ thể qua ăn uống. Để đánh giá hiệu quả của chế độ ăn kiêng trong điều trị béo phì, người ta dựa trên số kilogam cân nặng giảm và làm giảm hoặc khỏi các bệnh kèm với béo phì. Theo một nghiên cứu tại Phần Lan, khi giảm 7% trọng lượng cơ thể thì nguy cơ biến chứng và đái tháo đường giảm 57%. Mục tiêu của cách chữa trị bệnh béo phì bằng chế độ ăn là giảm 10% trọng lượng cơ thể ở bệnh nhân béo phì. Riêng đối với người béo phì có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 30 kèm theo đái tháo đường thì mục tiêu có thể giảm tới 15 – 20% trọng lượng cơ thể. Các chiến lược chữa bệnh béo phì bằng chế độ ăn bao gồm:

  • Chia nhỏ bữa ăn và lựa chọn cẩn thận đồ ăn nhẹ.
  • Thay thế carbohydrate tinh chế và thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh bằng rau xanh, hoa quả tươi.
  • Uống nước lọc thay nước giải khát, nước hoa quả.
  • Hạn chế sử dụng rượu.
  • Dùng sữa không béo hoặc ít béo là một phần của chế độ ăn kiêng chữa bệnh béo phì, đồng thời giúp cung cấp vitamin D cho cơ thể.
  • Ăn chế độ ăn năng lượng thấp và giàu chất xơ, kết hợp với chắt đạm nạc cho kết quả giảm béo bền vững.
  • Sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như đậu nành, táo, dâu tây, lúa mạch, … và dầu cá biển hoặc chất béo không bão hòa từ thực vật giúp làm giảm nguy cơ tim mạch và đái tháo đường.
  • Bữa ăn thay thế có tác dụng giảm và duy trì cân nặng, ưu điểm là có thể sử dụng định kỳ hoặc liên tục.
Thay đổi chế độ ăn để chữa bệnh béo phì
Thay đổi chế độ ăn để chữa bệnh béo phì

Khi áp dụng cách chữa trị bệnh béo phì bằng chế độ ăn, không nên ép bản thân thực hiện chế độ ăn kiêng quá hà khắc. Việc cố gắng giảm cân bằng chế đồ kiêng khem nghiêm ngặt có thể dẫn đến thiếu vitamin, khó giảm cân bền vững, mắc các bệnh lý khác,... Chế độ ăn cắt giảm 50% năng lượng tiêu hao cơ bản là chế độ ăn rất ít, có khi chỉ đạt 800Kcal/ngày. Trong một số trường hợp chữa bệnh béo phì quá nặng, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh áp dụng chế độ ăn này. Sau đó khi đã giảm được cân, năng lượng tiêu thụ phải được tăng dần để ngăn chặn tái béo trở lại.

2.1.2. Chữa bệnh béo phì bằng chế độ vận động

Khi nghỉ ngơi hoặc ngủ, cơ thể cũng tự đốt cháy một lượng calo nhất định. Tuy nhiên để chữa bệnh béo phì, cần phải vận động nhiều hơn để đốt cháy nhiều calo hơn. Ngoài ra, vận động thể lực làm tăng trao đổi chất, tăng ngon miệng và đem lại nhiều lợi ích sức khỏe khác như tăng độ nhạy của insulin, làm giảm huyết áp, cải thiện tâm trạng, giảm nguy cơ ung thư vú và đại tràng, tăng tuổi thọ,… Tuy nhiên, cách chữa trị bệnh béo phì bằng vận động thể lực thường mất nhiều thời gian vì cần đốt cháy 3500Kcal mới giảm được 0,5 kilogam chất béo. Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, nên vận động vừa phải từ 60 – 90 phút mỗi ngày. Một số bài tập vận động nhẹ nhàng có thể áp dụng để chữa bệnh béo phì như đi bộ nhanh, bơi lội, dùng thang bộ thay thang máy, làm vườn, làm việc nhà,… Với những người có các vấn đề sức khỏe cản trở việc vận động, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện.

2.1.3. Cách chữa trị bệnh béo phì bằng can thiệp hành vi

Chữa bệnh béo phì như thế nào là vấn đề được nhiều người thắc mắc. Bên cạnh phương pháp chữa bệnh béo phì không dùng thuốc là thay đổi chế độ ăn và vận động thì can thiệp hành vi là 1 phương pháp được các nhà lâm sàng khuyến cáo để giúp bệnh nhân giảm cân. Phương pháp này bao gồm hỗ trợ, tự theo dõi, kiểm soát căng thẳng, quản lý dự phòng, giải quyết vấn đề, kiểm soát kích thích, cụ thể như sau:

  • Hỗ trợ: Sự giúp đỡ có thể đến từ các thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hoặc một nhóm người. Tham gia vào nhóm hỗ trợ làm tăng sự gắn bó với các thay đổi về lối sống và giúp chữa bệnh béo phì. Đồng thời, càng có sự hỗ trợ, động cơ, giám sát cao sẽ khiến người béo phì có trách nhiệm hơn và họ sẽ giảm cân nhiều hơn.
  • Tự theo dõi: Điều này bao gồm ghi nhật ký ăn uống, kiểm tra cân nặng đều đặn, ghi lại hành vi ăn uống. Một thông tin quan trọng khác là thời gian và địa điểm ăn uống, sự có mặt của người khác, tâm trạng khi ăn. Dựa vào đó, các bác sĩ có thể đưa ra những biện pháp để cải thiện thói quen ăn uống của người béo phì.
  • Quản lý căng thẳng: Là việc người bệnh nhận diện các tình huống căng thẳng và đưa ra biện pháp giải quyết chúng mà không cần phải ăn, ví dụ như hít thở sâu, đi bộ và thiền.
  • Quản lý đột xuất: Bao gồm cung cấp phần thưởng khi có những hành vi tích cực trong quá trình chữa bệnh béo phì. Phần thưởng này được trao bởi một người khác, có thể là những thành viên trong gia đình hoặc trong nhóm hỗ trợ và đôi khi là bản thân người đó.
  • Giải quyết vấn đề: Là việc nhận diện và giải quyết các tình huống làm tăng nguy cơ tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh như khi đi ăn tối ở ngoài, đi du lịch, liên hoan, … hoặc làm giảm cơ hội vận động thể lực.
  • Kiểm soát kích thích: Bao gồm phát hiện trở ngại khi thực hiện lối sống và chế độ ăn lành mạnh và lập kế hoạch để vượt qua chúng. Ví dụ người béo phì có there tránh ăn thức ăn nhanh hoặc không lưu trữ kẹo trong nhà. Để xây dựng lối sống tích cực, họ có thể làm các hoạt động yêu thích như làm vườn, đi bộ, …

2.1.4. Chữa bệnh béo phì bằng thuốc

Theo quan niệm trước đây, rối loạn lối sống và hành vi được cho là nguyên nhân chính gây béo phì. Tuy nhiên, theo quan điểm hiện nay thì béo phì có cơ chế bệnh sinh phức tạp và gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh. Có 2 cơ chế ảnh hưởng vùng dưới đồi liên quan đến tăng tiêu thụ thực phẩm là:

  • Các kích thích làm tăng nhu cầu ăn và giảm năng lượng tiêu hao.
  • Các kích thích giảm nhu cầu thức ăn và làm tăng năng lượng tiêu hao.

Cục Quản lý Dược Hoa Kỳ đã cấp phép cho 6 loại thuốc chữa bệnh béo phì là: Orlistat, Phentermine/Topiramate, Lorcaserin, Naltrexone, Liraglutide. Cơ chế tác dụng của các thuốc giảm cân này là tác dụng lên thần kinh trung ương và giảm cảm giác thèm ăn, riêng thuốc Orlistat làm giảm hấp thu mỡ từ thức ăn.

Dùng thuốc chữa bệnh béo phì chỉ khi có chỉ định của bác sĩ
Dùng thuốc chữa bệnh béo phì chỉ khi có chỉ định của bác sĩ

Tuy nhiên, thuốc chữa bệnh béo phì chỉ được chỉ định khi:

  • Cách chữa trị bệnh béo phì bằng thay đổi chế độ ăn và vận động không thành công.
  • Trọng lượng cơ thể là yếu tố nguy cơ sức khỏe của người bệnh.

2.2. Cách chữa trị bệnh béo phì bằng phẫu thuật

Cách chữa bệnh béo phì bằng phẫu thuật là phương pháp loại bỏ hoặc thay đổi một phần dạ dày, ruột non để hạn chế tiêu thụ và hấp thu nhiều calo. Phẫu thuật này sẽ giúp người béo phì giảm cân và giảm các nguy cơ sức khỏe như cao huyết áp, đái tháo đường tuýp 2, hội chứng chuyển hóa,… Phẫu thuật chữa bệnh béo phì được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Có BMI lớn hơn 40 hoặc BMI lớn hơn 35 kèm theo một biến chứng nghiêm trọng khác (đái tháo đường, tăng huyết áp, ngưng thở khi ngủ, nồng độ lipid cao).
  • Nguy cơ do phẫu thuật chấp nhận được.
  • Người bệnh được giải thích đầy đủ và có mong muốn phẫu thuật.
  • Thất bại với các cách chữa bệnh béo phì không phẫu thuật và kiểm soát các biến chứng do béo phì không thành công.
Có thể phẫu thuật chữa bệnh béo phì nếu thất bại với các phương pháp chữa béo phì khác
Có thể phẫu thuật chữa bệnh béo phì nếu thất bại với các phương pháp chữa béo phì khác

Phẫu thuật chữa bệnh béo phì nên được cân nhắc cho người bệnh có BMI từ 30 – 34,9 và có đái tháo đường tuýp 2 kiểm soát đường huyết kém mặc dù có lối sống và được điều trị nội khoa tối ưu. Hai phẫu thuật chính để chữa bệnh béo phì là:

  • Phẫu thuật làm nhỏ kích thước dạ dày: Là phẫu thuật cắt vạt dạ dày hay thắt đai dạ dày để thu nhỏ dạ dày, giúp người bệnh ăn ít hơn.
  • Phẫu thuật nối tắt dạ dày: Sau khi thực hiện phẫu thuật này, thực phẩm sẽ đi tắt qua một số bộ phận của ống tiêu hóa và không được hấp thu hoàn toàn. Đây cũng là phẫu thuật làm giảm kích thước dạ dày. Phương pháp này có hiệu quả hơn thu nhỏ dạ dày nhưng tiềm ẩn nguy cơ thiếu hụt vitamin và khoáng chất vì cơ thể không hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng.

3. Lưu ý khi chữa bệnh béo phì

  • Việc chữa bệnh béo phì cần sự phối hợp nhiều chuyên khoa như: Nội tiết, dinh dưỡng, phục hồi chức năng, tâm lý,… để có thể giúp người bệnh giảm cân và nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • Hiện nay, các cách chữa trị bệnh béo phì bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, hành vi, vận động thể lực, dùng thuốc giảm cân và phẫu thuật. Tùy vào tình hình cụ thể của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng phác đồ phù hợp.
  • Thuốc giảm cân có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như khó ngủ, ăn mất ngon miệng, buồn nôn, chán ăn, … Do đó, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc chữa bệnh béo phì khi không có chỉ định của bác sĩ.
  • Người có chỉ số BMI trên 30 có nguy cơ giảm 3 năm tuổi thọ, kèm theo đó là mắc các bệnh lý khác. Vì vậy với những người này, mặc dù giảm cân hiệu quả nhưng vẫn cần được theo dõi kỹ và phối hợp đa chuyên khoa mới đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Tóm lại, giảm cân chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt là khi bạn thừa cân béo phì. Nếu áp dụng cách chữa trị bệnh béo phì không đúng, không những không giảm được cân mà còn có thể gây hại cho sức khỏe. Do đó, người bệnh nên sử dụng các phương pháp chữa bệnh béo phì khoa học để giảm cân an toàn. Nếu bạn đang băn khoăn không biết làm thế nào để giảm cân hoặc đã áp dụng nhiều biện pháp giảm cân rồi nhưng đều thất bại thì hãy thử áp dụng truyền tiêu hao năng lượng. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu có tác dụng tiêu hao mỡ tới cấp độ tế bào. Với phương pháp này, bạn chỉ cần thực hiện ăn uống và tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ. Song song với đó là truyền các vitamin và khoáng chất cần thiết vào cơ thể theo đường tĩnh mạch để hỗ trợ chuyển hóa mỡ thừa và đào thải ra bên ngoài. Hiện nay, truyền tiêu hao năng lượng là phương pháp được đánh giá có tỷ lệ tái béo thấp nhất, giúp giảm cân nhanh, an toàn và bền vững.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Giảm cân: Ăn nhiều nho có tốt không?

Giảm cân: Ăn nhiều nho có tốt không?

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Chế độ ăn kiêng 4:3 có giảm cân được không?

Chế độ ăn kiêng 4:3 có giảm cân được không?

Có nên sử dụng thuốc giảm cân để có chỉ số BMI chuẩn không?

Có nên sử dụng thuốc giảm cân để có chỉ số BMI chuẩn không?

Trong cánh gà không da bao nhiêu calo?

Trong cánh gà không da bao nhiêu calo?

22

Bài viết hữu ích?