Trước khi đi tìm đáp án cho thắc mắc vitamin E có tác dụng gì cho da, chúng ta nên có cái nhìn tổng quan về loại vitamin quan trọng này. Vitamin E bản chất là một chất chống oxy hóa mạnh nên được đánh giá là thành phần không thể thiếu của một làn da khỏe mạnh. Vitamin E tự nhiên không đơn thuần là một hợp chất đơn lẻ mà thực chất là một nhóm các phân tử có cấu trúc liên quan với nhau, một số trong đó mang đến những đặc tính riêng biệt trên cấu trúc da. Kem vitamin E dưỡng da thường được cung cấp thông qua chất bã nhờn nên chúng ta hoàn toàn có thể bôi tại chỗ để bổ sung các dạng cấu trúc không có trong chế độ ăn uống.
Ngoài khả năng chống oxy hóa, vitamin E còn có thể hấp thụ năng lượng từ tia cực tím (UV). Do đó, một trong những đáp án của câu hỏi "kem vitamin E có tác dụng gì" là bảo vệ cấu trúc da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời và ngăn ngừa các tổn thương do tia cực tím gây ra.
Theo các chuyên gia, thuật ngữ “vitamin E” không chỉ đề cập đến một phân tử đơn lẻ mà chính xác là 2 loại phân tử có cấu trúc và đặc tính chống oxy hóa tương tự nhau, bao gồm một nhóm gồm 8 chất riêng biệt. Trong đó Tocopherols là dạng vitamin E dồi dào nhất trong cơ thể người, bao gồm 4 dạng cấu trúc khác nhau là α, β, γ và δ-Tocopherol. Với dạng còn lại là Tocotrienols sẽ được tìm thấy trong cơ thể ở mức độ thấp hơn, đồng thời cũng tồn tại ở 4 dạng cấu trúc khác nhau là α, β, γ và δ-Tocotrienol. Mặc dù cả 2 dạng Tocopherols và Tocotrienols có sẵn trong chế độ ăn uống, nhưng α-Tocopherol chính là dạng vitamin E quan trọng nhất được tìm thấy và duy trì trong cơ thể.
Trước khi giải đáp thắc mắc bôi vitamin E lên mặt có tác dụng gì, chúng ta cần xác định việc bôi loại vitamin này có được cho phép hay không. Như đã đề cập, vitamin E là chất chống oxy hóa ưa mỡ và các nghiên cứu đã chứng minh nó là chất chống oxy hóa được tìm thấy nhiều nhất trong da người. Trong cấu trúc da người, hàm lượng vitamin E ở lớp biểu bì cao hơn lớp hạ bì. Dạng vitamin E có tự nhiên trong da ở những người chưa sử dụng các sản phẩm bổ sung là α-Tocopherol, kèm theo đó là một lượng nhỏ γ-Tocopherol. Vì vậy có thể khẳng định kem vitamin E có thể bôi ngoài da.
Việc bôi vitamin E tại chỗ đã được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau trong một thời gian dài, từ bôi kem dạng dầu lên bề mặt da cho đến sử dụng các công thức mỹ phẩm hiện đại hơn. Tương tự với cơ chế cung cấp vitamin E cho da thông qua bã nhờn, việc bôi kem vitamin E dưỡng da tại chỗ sẽ giúp các hoạt chất thấm dần vào lớp biểu bì và hạ bì. Tỷ lệ hấp thu vitamin E qua da và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thâm nhập của nó vẫn chưa được biết rõ với phạm vi nồng độ và thời gian sử dụng khác nhau trong nhiều nghiên cứu. Các chuyên gia cho rằng, dung dịch kem vitamin E dưỡng da có nồng độ thấp đến 0.1% có thể làm tăng nồng độ vitamin E trong da. Điều thú vị là nồng độ vitamin E trong lớp hạ bì sẽ tăng lên rất nhiều sau khi bôi tại chỗ và có khả năng tích tụ trong tuyến bã nhờn.
Da chỉ được cung cấp vitamin E trong chế độ ăn uống chủ yếu chứa ở dạng α và γ-Tocopherol, trong khi đó da được cung cấp vitamin E tổng hợp tại chỗ có thể chứa hỗn hợp các loại Tocopherol và/hoặc Tocotrienols khác nhau. Về khả năng thẩm thấu và hấp thu sau khi bôi tại chỗ, Tocotrienols và Tocopherol được xác định là tích tụ trong da với tỷ lệ khác nhau nhưng cơ chế chi phối cho sự khác biệt này vẫn chưa rõ ràng.
Về mặt lý thuyết vitamin E có thể hấp thụ tia UV để tạo ra các gốc tự do nên việc tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời sau khi bôi tại chỗ các sản phẩm kem vitamin E dưỡng da có thể gây ra các phản ứng bất lợi. Tuy nhiên, với nồng độ từ 0.1 đến 1.0% thì vitamin E thường được coi là an toàn và có thể mang lại hiệu quả cao trong việc kích thích gia tăng nồng độ trong da. Mặt khác, các nghiên cứu về sự tích lũy vitamin E phụ thuộc vào liều lượng và hiệu quả trong việc bảo vệ da vẫn còn thiếu. Một số dạng vitamin E, đặc biệt là dạng liên hợp ester, có thể gây ra phản ứng bất lợi trên da, bao gồm viêm da tiếp xúc dị ứng và ban đỏ…
Kem vitamin E có tác dụng gì là một thắc mắc rất thường gặp. Theo bác sĩ, vai trò chính của vitamin E đối với da là ngăn ngừa tổn thương do các gốc tự do, do đó việc sử dụng vitamin E để ngăn ngừa tác hại do tia cực tím đã được nghiên cứu rất rộng rãi. Mặc dù các phân tử vitamin E có thể hấp thụ ánh sáng trong phổ UVB nhưng “chống nắng” của nó vẫn được xem là hạn chế vì không thể hấp thụ ánh sáng UVA hoặc ánh sáng ở bước sóng cao hơn của phổ UVB.
Nhiều nghiên cứu trên mô hình nuôi cấy tế bào in vitro đã tìm thấy tác dụng bảo vệ của các phân tử vitamin E đối với tế bào da, nhưng những mô hình này không tái tạo được cấu trúc phức tạp của mô da. Vì vậy, các nghiên cứu in vivo được xác định là cần thiết.
Một số người thắc mắc rằng uống vitamin E có trắng da không. Nhiều nghiên cứu sử dụng vitamin E qua đường uống đã báo cáo kết quả khác nhau về khả năng bảo vệ da khỏi ánh sáng mặt trời. Một nghiên cứu ban đầu về việc bổ sung vitamin E ở chuột không lông cho thấy không có tác dụng của α-tocopherol acetate trong chế độ ăn đối với quá trình gây ung thư do tia cực tím. Ba nghiên cứu khác trên chuột đã báo cáo sự ức chế các khối u do tia cực tím gây ra ở chuột được cho ăn α-tocopherol acetate, nhưng một trong những nghiên cứu này đã sử dụng liều lượng vitamin E có thể gây độc khi kết hợp với phương pháp điều trị bằng tia cực tím. Một nghiên cứu trên người đã báo cáo rằng các đối tượng dùng α-tocopherol liều 400 IU/ngày đã làm giảm quá trình peroxid hóa lipid do tia cực tím gây ra trên da nhưng kết luận cuối cùng lại là không có tác dụng bảo vệ da khỏi ánh sáng tổng thể. Hơn nữa rất nhiều nghiên cứu trên người đã chứng minh việc uống vitamin E không có tác dụng trong việc ngăn ngừa sự phát triển của ung thư da.
Với đường bôi tại chỗ thì vitamin E nhìn chung có hiệu quả trong việc tăng cường khả năng bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời. Ở các mô hình gặm nhấm, việc sử dụng α-tocopherol hoặc α-tocopherol acetate trước khi tiếp xúc với tia cực tím sẽ làm giảm tổn thương da do tia cực tím gây ra bằng cách giảm quá trình peroxy hóa lipid, hạn chế tổn thương DNA và giảm nhiều thay đổi về mặt hóa học lẫn cấu trúc da sau khi tiếp xúc với tia cực tím. Việc bôi vitamin E tại chỗ cũng đã được chứng minh là làm giảm sự hình thành khối u do tia cực tím gây ra trong nhiều nghiên cứu trên chuột.
Một đáp án khác cho thắc mắc vitamin E có tác dụng gì cho da là khả năng kháng viêm mạnh mẽ. Theo bác sĩ, vitamin E là một chất chống viêm trên da vì một số nghiên cứu đã chứng minh nó hỗ trợ ngăn ngừa tổn thương viêm nhiễm sau khi da tiếp xúc với tia cực tím.
Trong tế bào Keratinocytes nuôi cấy, cả 2 dạng α-tocopherol và γ-tocotrienol đã được chứng minh là có những tác động như ức chế tổng hợp prostaglandin, interleukin và cảm ứng cyclooxygenase-2 (COX-2) và NADPH oxyase bằng tia UV, cũng như hạn chế phản ứng viêm khi tiếp xúc với lipid hydroperoxide.
Việc bôi tại chỗ α-tocopherol acetate hoặc dẫn xuất γ-tocopherol đã ức chế sự tạo ra COX-2 và Nitric oxide synthase (iNOS) sau khi tiếp xúc với tia cực tím. Các nghiên cứu in vitro đã cho thấy, tác dụng chống viêm tương tự của α- và γ-tocopherol đối với các tế bào miễn dịch.
Các tổn thương da đã được báo cáo ở chuột bị thiếu vitamin E mặc dù nguồn gốc của chúng không rõ ràng. Nồng độ vitamin E giảm nhanh chóng tại vị trí vết thương trên da, cùng với các chất chống oxy hóa khác cho da chẳng hạn như vitamin C hoặc glutathione. Vì chất chống oxy hóa ở da tăng chậm trong quá trình lành vết thương thông thường nên những quan sát này đã kích thích các nghiên cứu bổ sung về tác dụng của vitamin E đối với quá trình lành vết thương. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào chứng minh tác dụng tích cực của việc bổ sung vitamin E trong việc phục hồi vết thương ở da bình thường. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bổ sung α-tocopherol làm giảm thời gian đóng vết thương ở chuột mắc bệnh tiểu đường, nhưng không thấy tác dụng nào ở chuột bình thường.
Vitamin E làm tăng độ bền của vết thương được xử lý trước bằng bức xạ ion hóa, nhưng điều này có thể là do chức năng chống oxy hóa tại vị trí vết thương giống như tác dụng bảo vệ da khỏi ánh sáng mặt trời.
Vitamin E có tác dụng gì cho da đã khá rõ ràng, không dừng lại ở đó loại vitamin này còn rất quan trọng với sức khỏe tổng thể của con người. Nếu thiếu vitamin E cơ thể cũng bị ảnh hưởng và có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý.
Để khắc phục tình trạng thiếu hụt vitamin E, bạn cũng có thể bổ sung bằng liệu pháp truyền phục hồi sức khỏe - nâng cao miễn dịch đang được nhiều người lựa chọn hiện nay. Đây là liệu pháp giúp chăm sóc sức khỏe từ cấp độ tế bào với tổ hợp chất là các chất điện giải, vitamin E và các khoáng chất, chất chống oxy hóa, vi hoạt chất độc quyền giúp tăng cường năng lượng, bù nước, thải độc, cân bằng điện giải, tăng sinh collagen, chống lão hoá da cấp độ tế bào và phục hồi sức khỏe từ bên trong.
24
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
24
Bài viết hữu ích?