Zalo

Vì sao cần khám gan mật trong quá trình khám tiêu hóa?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Khám hệ tiêu hóa là một cuộc kiểm tra các cơ quan kéo dài từ miệng đến hậu môn. Trong đó khám gan mật và gan nhiễm mỡ cũng thuộc phạm vi kiểm tra khám hệ tiêu hóa. Hãy cùng làm rõ vai trò của gan với hệ tiêu hóa để biết khi nào cần khám gan.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Vũ Thế Khương - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh

1. Vai trò của gan khi khám hệ tiêu hóa

Gan là một bộ phận chuyên thực hiện chức năng loại bỏ độc tố cho cơ thể. Khi dinh dưỡng được nạp vào gan sẽ tách độc tố để cơ thể và dạ dày ruột tránh khỏi chất độc. Tuy nhiên trong một thời gian gan liên tục phải lọc lượng độc lớn có thể gây quá tải và suy giảm chức năng gan khiến lượng độc tố từ thực phẩm không lọc sạch gây ảnh hưởng đến cơ thể. Chính vì thế, xác định khi nào cần khám gan không chỉ giúp phòng bệnh gan mà còn bảo vệ cơ thể khỏi những tấn công bên ngoài. Theo đó, khám hệ tiêu hóa để kiểm tra sức khỏe cũng có liên quan đến khám chức năng gan, vì vai trò của gan ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể chứ không riêng hệ tiêu hóa.

Khám hệ tiêu hóa để kiểm tra sức khỏe cũng có liên quan đến khám chức năng gan
Khám hệ tiêu hóa để kiểm tra sức khỏe cũng có liên quan đến khám chức năng gan

2. Khi nào cần khám gan?

Sức khỏe gan luôn là vấn đề đáng quan tâm. Gan có thể suy yếu hoặc gặp vấn đề khó lường do hoàn cảnh sống, tuổi tác… Do đó kiểm tra gan định kỳ hàng năm là cách tốt nhất để phòng ngừa những bệnh lý này. Khám gan có thể thực hiện đột xuất khi bản thân bệnh nhân có vấn đề bất thường như vàng da, mệt mỏi, vàng mắt, cổ trướng, giảm cân, tiêu chảy, nôn, đau bụng… Trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh gan mãn tính hoặc bệnh gan do di truyền nên thường xuyên kiểm tra để phát hiện những diễn biến xấu của gan. Hơn thế bệnh đường tiêu hóa cũng có thể ảnh hưởng do suy giảm chức gan. Do vậy các bệnh lý gây rối loạn tiêu hóa cũng cần xác định nguyên nhân có phải đến từ gan không để điều trị triệt để.

3. Các xét nghiệm chức năng gan nên kiểm tra

Khám gan như thế nào? Hầu hết các kiểm tra cho gan cần thông qua lấy mẫu xét nghiệm. Để xét nghiệm bệnh đường tiêu hóa có thể kiểm tra hơi thở, phân… Tuy nhiên xét nghiệm gan sẽ thực hiện thông qua chỉ số công thức máu. Một số chỉ số trong công thức máu có ảnh hưởng đến gan nên lưu ý:

  • AST: men gan
  • ALT: enzyme chuyển hóa protein trong gan
  • ALP: enzyme phân hủy protein
  • Bilirubin: sản phẩm từ tế bào hồng cầu khi phân hủy
  • Albumin và protein: thành phần chống nhiễm trùng
Khám gan như thế nào?
Khám gan như thế nào?

Khám gan khi khám hệ tiêu hóa có một ý nghĩa vô cùng quan trọng để chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả. Gan luôn hỗ trợ lọc chất độc và cặn để tránh hệ tiêu hóa bị nhiễm độc gây nguy hiểm cho cơ thể. Do đó khi mắc bệnh hệ tiêu hóa không tìm được nguyên nhân, người bệnh có thể bắt đầu bằng xét nghiệm để khám gan mật hay gan nhiễm mỡ đang diễn ra trong cơ thể.

Nguồn: my.clevelandclinic.org; tonghoiyhoc.vn

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Vũ Thế Khương

BS.Vũ Thế Khương

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Vai trò của siêu âm ổ bụng trong khám tiêu hóa

Vai trò của siêu âm ổ bụng trong khám tiêu hóa

Mục đích và chỉ định của siêu âm ổ bụng tổng quát

Mục đích và chỉ định của siêu âm ổ bụng tổng quát

Siêu âm ổ bụng tổng quát gồm những gì?

Siêu âm ổ bụng tổng quát gồm những gì?

Siêu âm khớp vai có cho thấy viêm ở khớp vai không?

Siêu âm khớp vai có cho thấy viêm ở khớp vai không?

Siêu âm ổ bụng đánh giá các bệnh dạ dày

Siêu âm ổ bụng đánh giá các bệnh dạ dày

362

Bài viết hữu ích?