Tuyến giáp là một "nhà máy" sản xuất hormone không ngừng nghỉ. Trong quá trình hoạt động, tuyến giáp liên tục tạo ra các gốc tự do. Quá trình stress oxy hóa này có thể dẫn đến viêm và rối loạn chức năng tuyến giáp, đặc biệt là màng tế bào tuyến giáp.
Đây chính là lúc vitamin E phát huy vai trò của mình. Là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, vitamin E trung hòa các gốc tự do giúp bảo vệ màng tế bào tuyến giáp khỏi bị hư hại. Từ đó đóng góp vào việc duy trì sự toàn vẹn của tế bào và hỗ trợ chức năng bình thường của tuyến giáp.
Một nghiên cứu được công bố bởi Ashry & Abd-Alal (2018) trên mô hình chuột bị gây rối loạn chức năng tuyến giáp bằng chì axetat, đã cho thấy rằng vitamin E có vai trò bảo vệ tuyến giáp khỏi stress oxy hóa. Cụ thể, trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã chia chuột đực bạch tạng thành nhiều nhóm, một nhóm được bổ sung vitamin E. Kết quả cho thấy, nhóm chuột được bổ sung vitamin E đã giảm đáng kể stress oxy hóa và cải thiện các chỉ số chức năng tuyến giáp bị suy giảm do độc tính của chì axetat.
Tương tự, Nordio (2017) đã nhấn mạnh trong một bài đánh giá rằng stress oxy hóa có thể là một yếu tố góp phần vào sự phát triển và tiến triển của các bệnh lý tuyến giáp, và các chất chống oxy hóa như vitamin E đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bộ phận này cho cơ thể.
Có thể nói với khả năng chống oxy hóa cao, Vitamin E có lợi đối với tuyến giáp trong việc bảo vệ sự toàn vẹn tế bào và giảm nguy cơ phát triển và tiến triển bệnh lý tuyến giáp.
Với đa số các trường hợp u tuyến giáp lành tính, việc bổ sung vitamin E ở liều lượng khuyến nghị hoặc liều bổ sung thông thường (thường là 200-400 IU/ngày) thường được coi là an toàn và thậm chí có lợi nhờ tác dụng chống oxy hóa đã nêu. Hiện tại, không có bằng chứng khoa học mạnh mẽ nào cho thấy vitamin E gây hại trực tiếp đến các khối u tuyến giáp lành tính hoặc thúc đẩy sự phát triển của chúng và các tổ chức y tế lớn thường không liệt kê vitamin E là chất cần kiêng kỵ tuyệt đối cho người có u tuyến giáp.
Tuy nhiên, do có ghi nhận bất lợi về việc sử dụng vitamin E đối với các bệnh nhân ung thư nên việc người bị u tuyến giáp khi định bổ sung vitamin E vẫn cần lưu ý:
Một số loại thực phẩm và thói quen có thể giúp quản lý tình trạng tuyến giáp tốt hơn.
Có thể kể đến như các loại rau họ cải như bắp cải, cải xoăn, súp lơ, bông cải xanh, cải ngọt; và các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành. Các thực phẩm chứa hợp chất goitrogen (chất sinh bướu) có thể cản trở quá trình hấp thụ I-ốt của tuyến giáp hoặc quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp.
Do đa số trường hợp u tuyến giáp là lành tính và không gây rối loạn chức năng nên thực thế bạn không cần kiêng hoàn toàn các loại thực phâm nêu trên vì khi được nấu chín thì tác dụng của goitrogen sẽ bị giảm đáng kể, vì vậy không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của khối u.
Đối với bệnh nhân suy giáp hoặc đang dùng thuốc hormone tuyến giáp: Cần thận trọng hơn với đậu nành và các loại rau họ cải khi ăn sống hoặc với số lượng rất lớn, đặc biệt nếu cơ thể đang thiếu I-ốt.
Đối với những người mắc các bệnh tuyến giáp tự miễn như viêm tuyến giáp Hashimoto hoặc bệnh Basedow, gluten (một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen) có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch chéo. Điều này có nghĩa là hệ thống miễn dịch nhầm lẫn các protein của gluten với các protein của tuyến giáp, dẫn đến việc tấn công và làm nặng thêm tình trạng viêm ở tuyến giáp.
Một nghiên cứu quan sát của Sategna-Guidetti và cộng sự (2001) đã xem xét 200 bệnh nhân celiac trưởng thành và phát hiện rằng tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp tự miễn ở nhóm này cao hơn đáng kể so với dân số chung. Điều này đặt ra nhận định có một mối liên hệ giữa bệnh celiac và các bệnh tuyến giáp tự miễn, nhấn mạnh vai trò của gluten trong việc kích hoạt phản ứng miễn dịch ở những người có tiền căn nhạy cảm.
Vì vậy nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh tuyến giáp tự miễn hãy cân nhắc giảm gluten trong chế độ ăn hoặc tham khảo các thực đơn không có gluten cùng bác sĩ và các chuyên gia về dinh dưỡng.
Không bổ sung I-ốt quá mức: Đặc biệt nguy hiểm với người có u nóng hoặc cường giáp.
American Thyroid Association (ATA) cảnh báo rõ ràng rằng việc bổ sung I-ốt quá mức có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh tuyến giáp ở một số cá nhân nhạy cảm, đặc biệt là bệnh cường giáp cảm ứng I-ốt (Iodine-induced hyperthyroidism) – một tình trạng cường giáp do tiêu thụ quá nhiều I-ốt. Do đó, người có u tuyến giáp không nên tự ý bổ sung I-ốt nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Thực phẩm chế biến sẵn, đường, chất béo không lành mạnh: Các loại thực phẩm này thường gây viêm, tăng cân, và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể, từ đó có thể gián tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng tuyến giáp.
Stress mãn tính: Căng thẳng kéo dài gây rối loạn hormone trong cơ thể, bao gồm cả hormone tuyến giáp, làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
Hút thuốc lá và rượu bia: Đây là những thói quen có hại không chỉ cho tuyến giáp mà còn cho sức khỏe tổng thể, làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất và tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý.
U tuyến giáp có uống vitamin không? Câu trả lời là có, ngoài Vitamin E đã được kể đến ở trên có tác dụng hỗ trợ giảm giảm kích thước và khối u tuyến giáp thì còn một số vitamin khác có thể xem xét bổ sung tốt cho người bệnh.
Để có cái nhìn toàn diện về việc u tuyến giáp có uống vitamin không, chúng ta cần xem xét các vitamin và khoáng chất khác đóng vai trò then chốt trong việc duy trì chức năng tuyến giáp khỏe mạnh.
Selenium là một vi khoáng thiết yếu, hoạt động như một "người bảo vệ" quan trọng cho tuyến giáp. Nó đóng vai trò then chốt trong việc chuyển đổi hormone tuyến giáp T4 thành T3 (dạng hoạt động mà cơ thể có thể sử dụng), đồng thời là thành phần của các enzyme chống oxy hóa mạnh mẽ như glutathione peroxidase, giúp bảo vệ tuyến giáp khỏi tổn thương.
Trong một phân tích của Fan và cộng sự (2014) được công bố trên Endocrine Journal đã đánh giá 9 thử nghiệm lâm sàng với tổng số 1.168 bệnh nhân bị viêm tuyến giáp Hashimoto (một bệnh tự miễn phổ biến ảnh hưởng đến tuyến giáp). Các nhà nghiên cứu đã phân tích tác động của việc bổ sung selenium lên nồng độ kháng thể kháng peroxidase tuyến giáp (TPOAb). Kết quả cho thấy, việc bổ sung selenium có thể làm giảm đáng kể nồng độ TPOAb, từ đó có thể giúp làm chậm tiến trình của bệnh Hashimoto [6].
Kẽm là một khoáng chất đa năng, cần thiết cho nhiều phản ứng enzym trong cơ thể, bao gồm cả quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp. Ngoài ra, kẽm còn giúp cơ thể phản ứng và sử dụng hormone tuyến giáp một cách hiệu quả.
Một nghiên cứu của Mahmoodianfard và cộng sự (2015) trên Journal of the American College of Nutrition đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng trên 68 bệnh nhân bị suy giáp. Các bệnh nhân được chia thành các nhóm bổ sung kẽm và selenium, kẽm đơn thuần, selenium đơn thuần, hoặc giả dược. Kết quả cho thấy nhóm được bổ sung đồng thời kẽm và selenium đã có sự cải thiện đáng kể về nồng độ hormone tuyến giáp (TSH, T3, T4) và giảm các chỉ số viêm, khẳng định vai trò hỗ trợ của kẽm và selenium cho chức năng tuyến giáp.
Vitamin D, thường được biết đến với vai trò trong sức khỏe xương, cũng có mối liên hệ mật thiết với chức năng hệ miễn dịch và có thể đóng vai trò quan trọng trong các bệnh tuyến giáp tự miễn (như Hashimoto và Basedow).
Một nghiên cứu quan sát của Tamer và cộng sự (2017) trên BMC Endocrine Disorders đã so sánh nồng độ vitamin D giữa 168 bệnh nhân cường giáp do Basedow và 140 người khỏe mạnh ở Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả cho thấy bệnh nhân Basedow có nồng độ vitamin D thấp hơn đáng kể so với nhóm đối chứng. Điều này gợi ý rằng có mối liên hệ nghịch giữa mức vitamin D và bệnh tuyến giáp tự miễn, và việc duy trì đủ mức vitamin D có thể có lợi trong việc điều hòa miễn dịch và giảm nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh tuyến giáp tự miễn.
Lưu ý thêm: Nhiều người trong chúng ta bị thiếu hụt vitamin D nhưng không nên tự ý bổ sung bằng các thực phẩm đường uống. Việc bổ sung vitamin D cần dựa trên xét nghiệm máu để xác định nồng độ hiện tại và liều lượng phù hợp, tránh tình trạng quá liều.
I-ốt là thành phần không thể thiếu để tuyến giáp sản xuất hormone T3 và T4. Thiếu I-ốt là nguyên nhân hàng đầu gây bướu cổ và suy giáp ở nhiều nơi trên thế giới.
American Thyroid Association (ATA) nhấn mạnh I-ốt là vi chất quan trọng nhất cho chức năng tuyến giáp khỏe mạnh. Tuy nhiên, đây cũng là một con dao hai lưỡi đối với người có vấn đề về tuyến giáp. Đối với bệnh nhân có u tuyến giáp, đặc biệt là u nóng (hot nodule – khối u sản xuất hormone độc lập) hoặc bệnh Basedow (cường giáp tự miễn), việc bổ sung I-ốt cần cực kỳ thận trọng và chỉ theo chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ. Việc dùng quá nhiều I-ốt có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng cường giáp, dẫn đến bão giáp – một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Với các loại u lành tính thông thường không gây rối loạn chức năng, I-ốt từ chế độ ăn uống cân bằng (muối I-ốt, hải sản) thường là đủ và an toàn.
Các vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B12, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng tổng thể và chức năng thần kinh. Mặc dù không trực tiếp ảnh hưởng đến sản xuất hormone tuyến giáp, việc thiếu vitamin B12 có thể gây ra các triệu chứng mệt mỏi, suy nhược, và rối loạn thần kinh thường gặp ở người có vấn đề về tuyến giáp, đặc biệt là suy giáp.
Một đánh giá tổng quan của Ness & Cymbaluk (2017) trên International Journal of Adolescent Medicine and Health đã phân tích các nghiên cứu về mối liên hệ giữa vitamin B12 và bệnh tuyến giáp. Kết quả cho thấy người bị suy giáp tự miễn (Hashimoto) có tỷ lệ thiếu vitamin B12 cao hơn đáng kể so với dân số chung, và việc bổ sung có thể giúp cải thiện các triệu chứng liên quan đến sự thiếu hụt này.
>>> Xem thêm: 5 dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tuyến giáp
U tuyến giáp là một căn bệnh kéo dài đòi hỏi người chung sống với nó phải được trang bị kiến thực, sự hiểu biết và quản lý chủ động. Người bị u tuyến giáp có thể bổ sung vitamin E và một số loại vitamin khác tốt cho chức năng tuyến giáp mà không ảnh hưởng tới việc phát triển khối u. Tuy nhiên người bệnh cần phải thăm khám thường xuyên với bác sĩ chuyên khoa nội tiết để quản lý bệnh và có những liệu trình chăm sóc sức khoẻ chủ động.
Vitamin E, nhờ đặc tính chống oxy hóa, có thể mang lại lợi ích bảo vệ cho tuyến giáp và tốt cho người bị u tuyến giáp. Vậy với câu hỏi "u tuyến giáp có uống được vitamin E không" thì câu trả lời là CÓ, với điều kiện là ở liều lượng hợp lý và sau khi đã tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, lời khuyên chung cho tất cả các khách hàng và người có u tuyến giáp về việc chăm sóc sức khỏe là luôn thăm khám định kỳ để hiểu về cơ thể mình để có cái nhìn toàn diện về dinh dưỡng và lối sống.
Hãy chia sẻ tình trạng sức khoẻ và nhu cầu của bạn với các bác sĩ nội tiết của Dripcare để được hỗ trợ và tư vấn. Là phòng khám đa khoa chuẩn Mỹ, Dripcare luôn chủ động cập nhật những thông tin y khoa tiên tiến nhất đến với khách hàng Việt Nam, đặc biệt là các liệu pháp truyền chủ động để mang lại hiệu quả cải thiện nhanh chóng cho khách hàng. Đặt hẹn miễn phí trên website hoặc gọi đến hotline để được hỗ trợ nhé.
33
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
33
Bài viết hữu ích?