Zalo

Trọng lượng cơ thể và bệnh đau đầu gối

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Bệnh đau đầu gối là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến, đặc biệt trong xã hội ngày nay với phong cách sống ít vận động và thói quen ăn uống không lành mạnh. Trọng lượng cơ thể lớn làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về đầu gối. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về mối quan hệ giữa trọng lượng cơ thể và bệnh đau đầu gối để có cách điều chỉnh hiệu quả.

1. Mối liên quan của trọng lượng cơ thể và bệnh đau đầu gối 

Đầu gối là khớp lớn nhất, khỏe nhất trong cơ thể và hầu hết mọi người sử dụng chúng suốt cả ngày để ngồi, đứng, đi lại, chạy nhảy và cúi. Chúng chịu 80% trọng lượng cơ thể khi bạn đứng yên và 150% hoặc hơn khi bạn đi lại. Ví dụ một người nặng 70kg khi đi lại thì đầu gối phải chịu lực tương đương khoảng 110 - 150kg. Lực này sẽ gia tăng khi bạn vận động như lên xuống cầu thang, cúi xuống nhặt đồ vật. Chính vì vậy những người thừa cân, béo phì thường có nguy cơ đầu gối bị đau, đầu gối thoái hóa sớm và các vấn đề về khớp cao hơn so với người có cân nặng bình thường. 

Ngược lại cứ mỗi kg cơ thể giảm được thì lực tác động lên đầu gối sẽ giảm được 1.5- 2kg. Khi lực tác động lên khớp gối nhẹ hơn, các cơn đau và tình trạng viêm cũng giảm dần, cho phép đầu gối hoạt động hiệu quả hơn.

Trọng lượng cơ thể tăng tạo ra áp lực nhiều hơn cho các khớp và sụn bảo vệ các đầu xương của bạn. Mỡ thừa trong cơ thể đôi khi cũng làm tăng các chất hóa học trong máu gây viêm khớp. Cả hai điều này có thể dẫn đến viêm xương khớp (OA). Trong tình trạng này, lớp sụn nhẵn, trơn bao phủ các đầu xương trong khớp sẽ dần mòn đi. Thay vì lướt qua nhau một cách dễ dàng, xương của bạn sẽ cọ xát với nhau gây ra các triệu chứng như đau, sưng, cứng khớp và mất khả năng vận động thường theo thời gian.

Ngoài ra, trọng lượng cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến cơ cấu và cân bằng cơ thể, dẫn đến sự mất cân đối và áp lực không đều lên đôi chân. Điều này có thể dẫn đến tổn thương cho các cơ, gân và dây chằng, gây ra tình trạng đầu gối bị đau và các vấn đề liên quan.

Trọng lượng cơ thể tăng có thể khiến đầu gối bị đau

2. Các biện pháp để giảm nguy cơ đau đầu gối do thừa cân, béo phì

Để giảm nguy cơ thừa cân gây đau xương khớp, có một số biện pháp quan trọng mà bạn có thể áp dụng:

 2.1 Giảm cân một cách an toàn và hiệu quả

Không nên đặt các mục tiêu giảm cân không thực tế và khó thực hiện. Mục tiêu ban đầu cần đạt được là giảm 5% trọng lượng cơ thể. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, với việc giảm 5% trọng lượng cơ thể có thể cải thiện đáng kể sức khỏe đầu gối và giảm cảm giác đau khớp.

2.2 Điều chỉnh chế độ ăn uống

Đảm bảo chế độ ăn uống của bạn kết hợp đa dạng các loại thực phẩm khác nhau để giúp cung cấp đủ protein, vitamin và khoáng chất, chất béo cần thiết. Hạn chế đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến, đồ ngọt, đồ uống có đường và thực phẩm giàu chất béo bão hòa. Thay vào đó, tập trung vào việc tiêu thụ nhiều rau củ, trái cây tưới, nguồn đạm tốt như thịt gà, cá, trứng, sữa, đậu nành và thực phẩm giàu omega 3 như dầu ô liu, hạt chia, hạt óc chó, hạnh nhân, macca…

Điều chỉnh chế độ ăn uống để giảm nguy cơ đau đầu gối do thừa cân, béo phì

2.3 Tăng cường hoạt động thể lực

Để hạn chế tình trạng thừa cân gây đau xương khớp bạn nên kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh với việc tập luyện nhẹ nhàng nhưng đều đặn và thường xuyên. Tăng cường cơ bắp xung quanh đầu gối sẽ giúp gia tăng sức mạnh quanh khu vực này, đồng thời giúp duỗi thẳng đầu gối, phân tán tải trọng và giảm các tác động lên khớp gối.

2.4 Hạn chế hoạt động có tác động lên đầu gối

Cần tránh các hoạt động mạnh tác động trực tiếp lên khớp gối như chạy bộ, đạp xe, đẩy tạ bằng chân hoặc các bài tập Cardio nặng nếu bạn không muốn đầu gối thoái hóa sớm. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào các hoạt động thể lực nhẹ nhàng và ít tác động lên khớp đầu gối như bơi, yoga hoặc đi bộ. Lưu ý trước khi tập luyện, hãy làm bài tập giãn cơ để làm giảm nguy cơ chấn thương. Sau khi tập luyện, bạn thực hiện các bài tập co cơ, giãn cơ để giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng.

2.5 Điều chỉnh phong cách sống

Đảm bảo giấc ngủ đủ và chất lượng: Giấc ngủ đủ giúp cơ thể hồi phục và giảm cân hiệu quả. Hãy đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm và thực hiện các biện pháp để cải thiện chất lượng giấc ngủ như tránh sử dụng điện thoại di động hoặc các thiết bị điện tử khác và tạo ra không gian phòng ngủ yên tĩnh và thoải mái.

Tránh áp lực và tác động quá mức lên đầu gối: Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải đứng lâu hoặc nhiều hoạt động cần gấp, duỗi đầu gối, hãy cố gắng nghỉ ngơi thường xuyên và sử dụng các thiết bị hỗ trợ khi cần thiết.

2.6 Tham khảo ý kiến chuyên gia y tế

Nếu bạn có vấn đề đầu gối bị đau liên tục hoặc nghi ngờ mắc các vấn đề khớp, hãy tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ từ chuyên gia y tế. Họ có thể giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn và đưa ra lời khuyên phù hợp.

Tóm lại, trọng lượng cơ thể có mối quan hệ chặt chẽ với bệnh đau đầu gối. Khi trọng lượng cơ thể vượt quá mức bình thường, khớp gối chịu áp lực lớn và dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, thông qua việc duy trì cân nặng lý tưởng, tập luyện thường xuyên và ăn uống lành mạnh, chúng ta có thể giảm tác động của trọng lượng lên khớp gối và giảm nguy cơ đau đầu gối.

Để quản trị cân nặng hiệu quả, bạn có thể lựa chọn liệu pháp giảm cân tiêu hao năng lượng là phương pháp hiện đại, tiên tiến hiện nay sử dụng một số loại vitamin và các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể với công dụng tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ trong cơ thể người. Trước khi thực hiện liệu pháp bạn sẽ được đánh giá sức khỏe cá nhân và thực hiện những xét nghiệm máu cơ bản cũng như được đánh giá chỉ số khối cơ thể ( BMI). Điểm đặc biệt của liệu pháp này là bác sĩ sẽ luôn đồng hành theo sát cả quá trình thực hiện và đặt ra liệu trình phù hợp với thể trạng của từng cá nhân cũng như đảm bảo quá trình giảm cân diễn ra được an toàn và hiệu quả nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân Y khoa Cấn Thị Mai Huê xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Giảm cân cho người béo phì vì sao lại khó?

Giảm cân cho người béo phì vì sao lại khó?

Vì sao cần đánh giá sức khỏe tim mạch ở người thừa cân?

Vì sao cần đánh giá sức khỏe tim mạch ở người thừa cân?

Người béo có nguy cơ bị thiếu máu cơ tim không?

Người béo có nguy cơ bị thiếu máu cơ tim không?

Người béo ăn trứng được không?

Người béo ăn trứng được không?

Bị béo quá thì phải làm sao?

Bị béo quá thì phải làm sao?

9

Bài viết hữu ích?