Zalo

Tìm hiểu vị trí của đau dạ dày

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Đau dạ dày là căn bệnh phổ biến ở nhiều người. Tùy thuộc vào vị trí đau trên vùng bụng mà sẽ tương ứng với các bệnh lý dạ dày khác nhau. Việc biết được đau dạ dày ở vị trí nào sẽ giúp ích cho quá trình thăm khám và điều trị để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

1. Đau dạ dày thường biểu hiện ở vị trí nào?

Để tìm hiểu đau dạ dày ở vị trí nào, trước tiên cần hiểu rõ về giải phẫu và chức năng của dạ dày. Dạ dày là phần phình to nhất của ống tiêu hóa, nối thông giữa thực quản và ruột non qua hành tá tràng và tá tràng. Điều này có nghĩa là khi ăn, thức ăn từ miệng qua thực quản, xuống dạ dày. Tại dạ dày, thức ăn được tiêu hóa bằng cơ học và hóa học là các men dạ dày như acid HCl, pepsin,… Sau đó thức ăn được vận chuyển xuống hành tá tràng, tá tràng và ruột non. Đau dạ dày là tình trạng đau đớn, khó chịu cho người bệnh khi có tổn thương ở dạ dày, chủ yếu là do viêm loét. Tùy từng bệnh lý cụ thể mà vị trí của đau dạ dày khác nhau ở mỗi trường hợp, cụ thể:

  • Đau thượng vị: Khi đau dạ dày ở vùng thượng vị, có người chỉ đau tức, có người đau kiểu bỏng rát, một số người khác lại đau âm ỉ. Hướng lan của cơn đau là ra sau lưng hoặc lan lên ngực. Đau tăng lên khi ăn các thực phẩm có tính kích thích như chua, cay, nóng, … hoặc uống rượu, đồ uống có cồn, nước có gas, … Trong một số trường hợp, căng thẳng thần kinh cũng làm cơn đau nặng lên. Ngoài ra, người bệnh còn có thể có triệu chứng ợ chua, ợ nóng, nóng rát bụng trên. Vị trí đau dạ dày ở vùng thượng vị còn là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như thoát vị vùng thượng vị, sỏi mật, viêm tụy.
  • Đau giữa bụng: Phần bụng giữa là nơi tập trung nhiều cơ quan tiêu hóa nên đau dạ dày ở vị trí nào của phần giữa bụng cũng khó chẩn đoán vì có thể nhầm với các bệnh lý khác như viêm tụy, nhiễm trùng đường ruột, giai đoạn sớm của viêm ruột thừa, viêm hang vị. Hầu hết các cơn đau dạ dày ở phần giữa bụng thường xuất hiện ở khu vực trung tâm, ít khi nghiêng về hai phía của phần giữa. Cơn đau ở phần giữa phải có thể là do sỏi thận, nhiễm trùng đường tiểu, thoát vị thắt lưng, táo bón. Cơn đau ở phần giữa trái có thể do sỏi thận, táo bón, viêm ruột, bệnh đại tràng.
  • Đau phía trên bên trái và bên phải dạ dày: Thông thường, vị trí đau dạ dày thường ở vùng thượng vị trước, rồi lan rộng ra hai bên và sau lưng, đau nhiều tại vùng bụng phía trên bên trái. Ngoài ra, một số trường hợp chỉ đau một hoặc hai bên cạnh sườn kèm bị đói, xót ruột, nóng bụng. Cơn đau thường giảm khi ăn no nhưng lại có cảm giác đầy bụng, ợ chua, buồn nôn.
Vị trí của đau dạ dày có thể là ở vùng thượng vị, giữa bụng hoặc hai bên dạ dày
Vị trí của đau dạ dày có thể là ở vùng thượng vị, giữa bụng hoặc hai bên dạ dày

2. Đặc điểm đau dạ dày

Đau dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là nhiễm khuẩn đường ruột, căng thẳng, lạm dụng kháng sinh, sử dụng quá nhiều rượu bia. Ngoài ra, một số nguyên nhân gây đau dạ dày là chế độ ăn không lành mạnh, vi khuẩn HP, hút thuốc lá thường xuyên,… Đau dạ dày ở chỗ nào phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh và thường có một số đặc điểm sau:

  • Khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng: Theo các chuyên gia sức khỏe, phần lớn trường hợp đầy hơi chướng bụng là biểu hiện của đau dạ dày, nhưng ở mức độ nhẹ. Do đó, hãy thường xuyên chú ý quan sát các triệu chứng để phát hiện bệnh kịp thời. Đau dạ dày kéo dài có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm sau này.
  • Ợ chua hoặc ợ nóng: Rối loạn chức năng dạ dày có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, dẫn tới thức ăn lên men sinh nhiều hơi và gây ợ chua, ợ hơi. Đây là một triệu chứng phổ biến của đau dạ dày.
  • Buồn nôn và nôn: Đau dạ dày mức độ nhẹ có khả năng gây ra cảm giác buồn nôn và nôn. Nguyên nhân của việc này có thể bắt nguồn từ việc thức ăn bị trào ngược lên miệng do dạ dày mất khả năng hoạt động bình thường. Do đó, nếu thường xuyên cảm thấy buồn nôn hoặc nôn, người bệnh nên đi khám sớm để phát hiện bệnh. Trào ngược dạ dày lên miệng có nguy cơ cao dẫn đến rách thực quản, tổn thương niêm mạc dạ dày và khiến cơn đau trầm trọng hơn.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Khi đau dạ dày trở nên nghiêm trọng có thể dẫn đến nguy cơ xuất huyết tiêu hóa, là một biến chứng đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Những dấu hiệu của xuất huyết tiêu hóa là nôn ra máu, đi ngoài ra máu, phân có màu hắc ín, suy nhược cơ thể, choáng váng, chóng mặt do thiếu máu.
Đau dạ dày ở chỗ nào phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân
Đau dạ dày ở chỗ nào phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân

3. Làm gì khi có dấu hiệu đau dạ dày?

Tùy vào đau dạ dày ở vị trí nào, mức độ cơn đau và các triệu chứng gặp phải mà người bệnh xem xét tới bệnh viện ngay lập tức hoặc chờ theo dõi thêm. Tuy nhiên, trong những trường hợp sau thì người bệnh nên đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức:

  • Đau dữ dội như dao đâm kèm theo sốc, lo lắng, hốt hoảng, mạch đập nhanh, nôn, bí trung đại tiện.
  • Nôn ra máu tươi, trụy tim mạch và ngất.

Sau khi biết rõ được vị trí đau dạ dày, triệu chứng và biến chứng nguy hiểm của đau dạ dày, để phòng bệnh thì nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Xây dựng chế độ ăn và thói quen ăn uống khoa học: Rửa tay trước khi ăn, ăn chín uống sôi, không bỏ bữa, ăn đúng giờ, ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no. Không ăn thức ăn có tính kích thích dạ dày như thức ăn lạnh, chua, cay, các chất tạo nên acid, đồ uống chứa cồn.
  • Kiểm soát cân nặng hợp lý vì chất béo dư thừa sẽ gây ợ hơi, ợ chua.
  • Không nằm sau khi ăn.
  • Không nên tập thể dục sau khi ăn.
  • Kiểm soát căng thẳng vì căng thẳng trong thời gian dài sẽ khiến dạ dày tiết nhiều acid và tăng nguy cơ viêm loét.
  • Không hút thuốc lá.
  • Không nên thức khuya. Ngủ đúng giờ để tránh ảnh hưởng đến các chức năng sinh học của cơ thể.

Bên cạnh những cách thay đổi trong chế độ ăn và sinh hoạt, người bệnh đau dạ dày cũng có thể tham khảo thêm phương pháp Truyền giảm đau dạ dày. Với phương pháp này người bệnh đau dạ dày sẽ được truyền vào cơ thể dung dịch bao gồm: hỗn hợp chất lỏng, chất điện giải, vitamin và thuốc để giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi các triệu chứng của bệnh một cách nhanh nhất. Phương pháp truyền giảm đau dạ dày cũng có hiệu quả trong việc giúp làm dịu cơn đau bụng, giảm co thắt bao tử, giảm buồn nôn, trào ngược dịch vị, chống lại sự mệt mỏi, stress vì đau bao tử kéo dài. Theo khuyến cáo của các bác sĩ thì tình trạng đau dạ dày sẽ không quá nghiêm trọng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, khi có những dấu hiệu của bệnh, nên đến khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán về tình trạng sức khỏe và có hướng xử trí hiệu quả.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Viêm loét dạ dày nặng có nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày nặng có nguy hiểm không?

Cảnh giác đau dạ dày buồn nôn

Cảnh giác đau dạ dày buồn nôn

Viêm đau dạ dày mãn tính có nguy hiểm?

Viêm đau dạ dày mãn tính có nguy hiểm?

Người bị đau dạ dày có nên chạy bộ không?

Người bị đau dạ dày có nên chạy bộ không?

Đau dạ dày xuyên qua lưng, vì sao?

Đau dạ dày xuyên qua lưng, vì sao?

25

Bài viết hữu ích?