Zalo

Tiêm Botox là gì? Ưu và nhược điểm

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tiêm botox là những mũi tiêm sử dụng độc tố để ngăn cơ bắp di chuyển trong một thời gian giới hạn. Những mũi tiêm này thường được sử dụng để làm mịn các nếp nhăn trên khuôn mặt hoặc điều trị một số bệnh lý khác.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Nguyễn Thị Thanh Huyền - Bác sĩ Da liễu Thẩm mỹ

1. Tiêm botox là gì?

Vi khuẩn Clostridium botulinum là loại vi khuẩn có khả năng tạo ra các chất độc thần kinh, các chuyên gia y tế đã lợi dụng chất độc này trong Botox. Độc tố botulinum này có thể xuất hiện tự nhiên trong đất và thực phẩm bị ô nhiễm. Nếu chúng ta tiêu thụ một lượng lớn độc tố botulinum hoặc bị vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, cơ thể có thể bị ngộ độc dẫn đến rối loạn hệ thần kinh nghiêm trọng và ảnh hưởng đến hơi thở. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả tối ưu, Botox được sản xuất trong phòng thí nghiệm đã được các kỹ thuật viên pha loãng và khử trùng độc tố botulinum để chúng không gây ngộ độc.

Bạn có thể được tiêm độc tố botulinum vì lý do thẩm mỹ hoặc y tế. Bác sĩ sẽ tiêm một lượng nhỏ Botox vào các cơ, cụ thể để làm mờ nếp nhăn, ngăn ngừa chứng đau nửa đầu và điều trị nhiều tình trạng sức khỏe khác.

Botox hoạt động bằng cách ngăn chặn tín hiệu thần kinh đến cơ bắp. Do đó, các cơ được tiêm không thể co lại. Những hiệu ứng này luôn là tạm thời, thường có thể kéo dài trong vài tháng. 

tiêm botox là gì
Botox® là một trong những thương hiệu tiêm độc tố botulinum được biết đến rộng rãi nhất

2. Mục đích tiêm botox có tác dụng gì?

Tác dụng của tiêm botox giúp ngăn chặn một số tín hiệu hóa học từ dây thần kinh khiến cơ co lại. Công dụng phổ biến nhất của những mũi tiêm này là làm thư giãn các cơ mặt gây ra các nếp nhăn và xử lý các nếp nhăn khác trên khuôn mặt.

Tiêm botox cũng được sử dụng để giảm bớt các triệu chứng của một số tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên đây không phải là thuốc chữa bệnh. Một số các tình trạng y tế có thể được điều trị bằng cách tiêm Botox bao gồm:

  • Co thắt cổ: Tình trạng này gây đau đớn do co thắt một cách không kiểm soát. Điều này khiến đầu của bệnh nhân bị xoắn hoặc chuyển sang một vị trí không thoải mái, hay còn được gọi là chứng loạn trương lực cơ cổ.
  • Co thắt cơ khác: Bại não và các tình trạng khác của hệ thần kinh có thể khiến các chi bị kéo về phía trung tâm cơ thể. Co thắt cơ cũng có thể gây co giật mắt.
  • Mắt lười: Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng mắt lười là sự mất cân bằng trong các cơ được sử dụng để di chuyển mắt. Mắt lười còn được gọi là mắt lé hoặc mắt lệch.
  • Đổ mồ hôi: Botox có thể được sử dụng cho tình trạng đổ mồ hôi nhiều, ngay cả khi họ không nóng. 
  • Đau nửa đầu: Tiêm botox có thể giúp giảm tần suất bạn bị đau nửa đầu. Phương pháp điều trị này được sử dụng chủ yếu cho những người bị đau đầu từ 15 ngày trở lên mỗi tháng. Khi bạn thường xuyên bị đau đầu nghiêm trọng, tình trạng này được gọi là chứng đau nửa đầu mãn tính. Điều trị botox có thể cần thiết, nên duy trì khoảng ba tháng một lần để đạt được lợi ích.
  • Các vấn đề về bàng quang: Tiêm botox cũng có thể giúp giảm tiểu không tự chủ do bàng quang hoạt động quá mức.
  • Tiêm thẩm mỹ Botox được sử dụng để giải quyết các dấu hiệu lão hóa. Phương pháp điều trị này có thể làm phẳng các đường nhăn và nếp nhăn ở một số vùng trên khuôn mặt của bạn, bao gồm:
    • Lông mày.
    • Trán.
    • Mũi.
    • Mắt (vết chân chim).
    • Môi.
    • Cằm.
    • Quai hàm.
    • Cổ.
tiêm botox là gì
Tiêm botox thường an toàn nếu bạn lựa chọn đúng dịch vụ chăm sóc sức khỏe uy tín

Tóm lại trường hợp nào có thể được điều trị bằng Botox:

  • Lác mắt
  • Co thắt cơ quá mức (dystonia).
  • Đổ mồ hôi quá nhiều (hyperhidrosis).
  • Co giật mí mắt.
  • Chứng đau nửa đầu mãn tính.
  • Bàng quang hoạt động quá mức.
  • Trẻ co cứng chi trên.
  • Người lớn bị co cứng .
  • Co thắt mi.
  • Dystonia cổ.

3. Tác dụng phụ tiêm botox?

Sau khi điều trị bằng Botox, hầu hết mọi người nhận thấy tác dụng mong muốn vào khoảng ngày thứ 3 - 4. Kết quả đầy đủ sẽ biểu hiện trong vòng 10 - 14 ngày. Trong vòng 3 đến 6 tháng sau khi điều trị bằng Botox, độc tố sẽ biến mất và cơ bắp sẽ cử động trở lại. Kết quả là các nếp nhăn quay trở lại và các vấn đề như đau nửa đầu và đổ mồ hôi có thể tiếp diễn. Để duy trì kết quả, bạn có thể chọn tiêm thêm Botox. Tuy nhiên điều này cần có sự chỉ định của các bác sĩ.

Tiêm botox thường an toàn khi bạn lựa chọn tiêm bởi một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có tay nghề và được cấp phép. Tuy nhiên quy trình này có thể dẫn đến kết quả không mong muốn hoặc thậm chí gây hại nếu thực hiện không chính xác. Các tác dụng phụ tiêm botox có thể xảy ra bao gồm:

  • Đau, sưng hoặc bầm tím tại chỗ tiêm.
  • Nhức đầu hoặc các triệu chứng giống như cúm.
  • Mí mắt rủ xuống hoặc lông mày vẹo.
  • Một nụ cười méo mó hoặc chảy nước dãi.
  • Chảy nước mắt hoặc khô mắt.
  • Nhiễm trùng tại chỗ tiêm.

Tốt nhất bạn cần thông báo với các bác sĩ nếu cơ thể xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào sau:

  • Yếu cơ.
  • Các vấn đề về tầm nhìn.
  • Khó nói hoặc nuốt.
  • Các vấn đề về hô hấp.
  • Dị ứng.
  • Mất kiểm soát bàng quang.

Không khuyên dùng Botox nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú. Mặc dù tiêm botox tương đối an toàn, tuy nhiên bạn không nên điều trị bằng phương pháp này nếu đang mang thai, cho con bú hoặc đang có:

  • Bệnh thần kinh cơ.
  • Sụp mí mắt (ptosis).
  • Cơ mặt yếu.

Có thể thấy tiêm botox là một phương pháp mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp, tuy nhiên trong điều kiện phải được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn cao. Do đó, khi có nhu cầu tiêm botox bạn nên tới các cơ sở y tế để kiểm tra và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Có nên tiêm xoá nhăn cau mày không?

Có nên tiêm xoá nhăn cau mày không?

Da trán bị nhăn phải làm sao?

Da trán bị nhăn phải làm sao?

Cách điều trị, che phủ và ngăn ngừa vết chân chim ở mắt

Cách điều trị, che phủ và ngăn ngừa vết chân chim ở mắt

Các nếp nhăn ở cổ: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Các nếp nhăn ở cổ: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Cách chăm sóc sau khi tiêm Botox

Cách chăm sóc sau khi tiêm Botox

91

Bài viết hữu ích?